Phá
Thai Diệt Chủng
và Vụ Án Roe vs. Wade
https://vanhoimoi.org/?p=13717
Sơn Hà
(Mar. 2022)
Luật phá thai là vấn đề rất phức tạp trong xã hội Hoa
Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới. Nó không chỉ là vấn đề đạo đức và luân lý
mà còn gây ảnh hưởng lên tất cả các lãnh vực khác của con người trong thế gian.
Thông Cáo Báo Chí của Center for Reproductive Rights,
đề ngày Dec.1.2021, cho biết Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã nghe các tranh luận
trong vụ kiện có tên là Dobbs v. Jackson Women’s Health Organization. Dobbs
kiện Jackson (Jackson Women’s Health Organization – Tổ Chức Y Tế Phụ Nữ
Jackson) — một vụ án sẽ làm thay đổi quyền phá thai ở Hoa Kỳ.
Trong vụ án này, tiểu bang
Trong phòng xử án, người phụ trách pháp lý của Center
for Reproductive Rights (Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Sinh Sản), bà Julie Rikelman đã
tranh luận với các thẩm phán rằng không thể duy trì luật cấm của Mississippi.
Bởi vì nó sẽ đi đến việc lật ngược vụ án Roe, đã là án lệ hơn 40 năm qua. Nó
bảo vệ quyền phá thai. Bà cho rằng các lập luận của tiểu bang
Bà nói: «Trong
gần 50 năm, Tối Cao Pháp Viện đã công nhận và bảo vệ quyền phá thai. Hôm nay,
chúng tôi kêu gọi các thẩm phán giữ nguyên kết quả bản án đã trở thành án lệ.
Đã có hai thế hệ kể từ khi có vụ án Roe; họ đã định hình cuộc sống và tương lai
của họ. Những tiến bộ mà phụ nữ đã đạt được trong quyền bình đẳng sẽ bị đẩy
ngược trở lại, nếu họ không thể kiểm soát cơ thể, cuộc sống và tương lai của
chính mình».
Lời phát biểu này có thể lung lạc một số người trong
xã hội hôm nay. Sợ rằng, cấm phá thai sẽ dẫn đến việc cướp lại quyền tự do của
phụ nữ và đẩy nền văn minh đi lùi trở lại 50 năm(?).
Bấy lâu nay, khối thiên tả cho rằng, phải giải phóng
phụ nữ và phụ nữ phải là thành tố quan trọng trong xã hội, lãnh đạo công cuộc «remake the world» (tái tạo thế giới). Họ
dán nhãn cho người phụ nữ là người đi cứu rỗi nhân loại bởi vì thế giới bị băng
hoại, cần phụ nữ xây dựng lại. Họ giật dây phụ nữ nổi dậy mà điều đầu tiên là
đòi quyền phá thai như một quyền của phụ nữ, quyền riêng tư, quyền làm chủ thân
thể, xem thai nhi là một phần thân thể có thể cắt bỏ đi, rồi gọi đó là quyền
chọn lựa (Pro-Choice). Một thứ «phụ nữ
nổi loạn». Họ là ai? Là những người nhân danh «cấp tiến», cùng với giới báo chí nhân danh «đệ tứ quyền», tôn thờ chủ nghĩa xã hội. Họ là những người thiên tả.
Tái Tạo Thế Giới – Viết Lại Hiến Pháp
Cuốn sách nhan đề «Dark Agenda» (Nghị Trình Trong Bóng Tối) với tựa nhỏ «The War to Destroy Christian America»
của David Horowitz xuất bản năm 2018, gồm 12 chương, đang gióng lên những tiếng
chuông cảnh tỉnh nhân loại. Xin trích vài ý niệm ở chương 7 và 8 để diễn giải
về âm mưu của bọn thiên tả đang lợi dụng «nữ
quyền», «quyền phá thai», «quyền lựa chọn»,… để dần dần sẽ đánh
chiếm mục tiêu là xoá Hiến Pháp Hoa Kỳ rồi biến Hoa Kỳ thành một nước xã hội
chủ nghĩa, chối bỏ Thượng Đế.
David Horowitz mở đầu chương 7 bằng một lời phát biểu
của nhà vật lý học Archimedes: «Cho tôi
một đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa, tôi sẽ di chuyển quả địa cầu». Nguyên
tắc đòn bẩy gồm 3 yếu tố. Một là vật sẽ được di chuyển, hai là điểm tựa và ba
là đòn bẩy. Trong câu nói này, cần phải có một đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa
chắc chắn thì người ta có thể di chuyển một vật nặng như trái đất.
Tác giả Horowitz cảnh báo rằng, trong giới lãnh đạo
và chính trị gia Hoa Kỳ có quá nhiều người thiên tả, càng ngày nó càng lớn,
đang trở thành phương tiện tốt cho bọn thiên tả dùng làm đòn bẩy. Nếu xã hội
rơi vào giai đoạn Tối Cao Pháp Viện có đa số thẩm phán thiên tả thì chính cái
Tối Cao Pháp Viện trở thành điểm tựa chắc chắn cho đòn bẩy để bọn thiên tả bứng
cái Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Năm ấy 1962, sau khi giành chiến thắng về việc loại
bỏ thể thức cầu nguyện trong trường học, chúng nó biết rằng, đang có cơ hội tốt
nhất là Tối Cao Pháp Viện có đa số thiên tả. Cho nên, thừa thắng tiến lên,
phong trào thiên tả dùng đòn bẩy để đẩy thêm, và mục tiêu sau cùng bứng bỏ
nguyên cái Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Tối Cao Pháp Viện đã giải quyết các vụ án bằng nguyên
tắc giải thích luật, theo kiểu sự việc rơi vào vùng «tranh tối tranh sáng». Có khi chẳng tìm thấy chỗ nào trong Hiến
Pháp có nói đến. Nhưng, đa số thiên tả đã thắng thiểu số.
Quyền Riêng Tư Không Có Trong Hiến Pháp
Dùng chiêu bài đòi «tự do sinh sản», «bình đẳng
giới tính», «giải phóng phụ nữ»,…
phe thiên tả phát động trong quần chúng các phong trào tranh đấu, dùng làm «đòn bẩy», và lợi dụng khi nào có lợi thế
đa số thiên tả trong Tối Cao Pháp Viện, dùng làm điểm tựa chắc chắn, và đẩy
mạnh. Chúng đã đạt được: «right to
privacy» (quyền riêng tư). Thật sự trong Hiến Pháp không có chỗ nào ghi như
thế.
Vào năm 1965, Tối Cao Pháp Viện đang có đa số thẩm
phán thiên tả, lợi thế cho phe tả giành được thắng lợi «quyền riêng tư» từ vụ án Griswold kiện Connecticut. Hai thẩm phán
Hugo Black và Potter Stewart đã phản đối rằng, ‘quyền riêng tư’ không có trong
Hiến Pháp, nhưng hai ông thuộc thiểu số trong Tối Cao Pháp Viện nên không làm
được gì. «Justices Hugo Black and Potter
Stewart dissented from this tortured construction. Black emphasized the fact
that the right to privacy was not in the Constitution, and he specifically
criticized
Nhiều vụ án sau đó, dựa vào «quyền riêng tư», vốn không có trong Hiếp Pháp đã trở thành quyền
hiến định, dùng làm án lệ. Nó đặt nền tảng cho vụ án Roe v. Wade (1973), bảo vệ
quyền phá thai của phụ nữ. Tức là, nếu không giành được thắng lợi «quyền riêng tư», thì đã không có Roe vs
Wade. «Quyền riêng tư» cũng là nền
tảng cho vụ
Tổng thống Reagan than thở rằng cả đời ông chỉ mong
mỏi: «…one thing that I do seek are
judges that will interpret the law and not write the law». (…thẩm phán giải
thích luật chứ không phải viết luật).
Con Người Đòi Làm Thượng Đế?
Lời phán của hiền triết Kahlil Gibran, về Con Cái,
trong sách The Prophet, nói rằng, «They
come through you but not from you, And though they are with you, yet they
belong not to you…». (The Prophet – Kahlil Gibran). Nhà hiền triết Kahlil
Gibran, người
Các Ki-Tô Hữu cũng đã xác tín rằng, Thượng Đế đã dựng
nên con người, và không ai có quyền cướp đi mạng sống của bất cứ ai, được ghi
trong các điều răn của tất cả những ai tin vào Thượng Đế, là Đấng Toàn Năng.
Chính quyền tiểu bang
Những con người trong giới làm luật đã giành lấy đi
quyền của Tạo Hoá. Họ cho rằng, người mẹ được quyền chọn lựa giữ hay giết bào
thai trước khi nghe được nhịp tim đập của thai nhi. Người ta tranh cãi, đến khi
nào thì nghe được nhịp tim đập, đến khi nào thai nhi trở thành con người? Khi
nào thì có thể giết? Họ đơn giản hoá mạng sống con người!
Các bản tin có liên quan đến vấn đề phá thai, thường
nhắc đến vụ án Roe v. Wade, được dịch sang tiếng Việt là «Roe kiện Wade». Gần đây còn có các vụ án «Dobbs v. Jackson Women’s Health Organization» (Dobbs kiện Jackson
Women’s Health Organization) hay «Planned
Parenthood v. Casey» («Planned
Parenthood kiện Casey»),v.v…
Chỉ nói về vấn đề phá thai, ở đây chỉ xin trình bày
tóm tắt vụ án thường nhắc đến nhiều nhất. Đó là «Roe kiện Wade». Xem lại để thấy hành động giết người đang được từ
từ hợp thức hoá. Nó đang dần dần huỷ hoại giá trị của đời sống con người trên
thế gian này.
Bối Cảnh Dẫn Đến Vụ Án Roe vesus Wade (Roe v.
Wade – Roe Kiện Wade)
Phán quyết về vụ án Roe kiện Wade (Roe v. Wade), hơn
50 năm trước, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đưa ra một quyết định lớn trong lãnh vực
pháp lý, ban hành vào ngày 22 tháng 1 năm 1973. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hủy
bỏ đạo luật cấm phá thai của
Ngược về quá khứ, mặc dù phá thai được xem là bất hợp
pháp, nhưng vẫn có nhiều tổ chức hoặc cá nhân tiếp tay trong vụ phá thai, gây
ra nhiều trường hợp giết chết người mẹ đang mang bầu do dùng thuốc sai, hoặc do
các thầy lang băm hành nghề bừa bãi. Tình trạng buôn bán thuốc phá thai, tránh
thai tự chế; các cuộc giải phẫu, nạo, phá thai vô tội vạ không có kế hoạch,
càng ngày càng nhiều, khiến cho giới khoa học tại Hoa Kỳ phải hành động. Họ
nhân danh khoa học để cứu nguy cho các bà mẹ bằng cách giúp các bà giết thai
nhi «một cách an toàn hơn». Thật
khủng khiếp!
Vào cuối thập niên 1850, Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ, vừa
mới thành lập đã kêu gọi giới luật gia đem việc phá thai ra thảo luận trong nỗ
lực loại bỏ các hoạt động y khoa bừa bãi gây tai hại cho sinh mạng con người.
Các điều luật được soạn ra để bảo vệ bà mẹ cũng như tránh trường hợp giết thai
nhi trong tương lai. Lại có thêm giới khoa học gia và luật gia tham dự vào quá
trình đi tìm cách «giết người an toàn và
hợp lý».
Năm 1869, Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đưa ra luật cấm
phá thai, dù bào thai ở giai đoạn nào. Năm 1873, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật
Comstock, quy định việc phân phối thuốc ngừa thai và thuốc phá thai qua đường
bưu điện của Hoa Kỳ là bất hợp pháp. Vào những năm 1880’s, việc phá thai bị đặt
ngoài vòng pháp luật trên toàn quốc Hoa Kỳ.
Năm 1965, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hủy bỏ luật cấm
kiểm soát sinh sản cho các cặp vợ chồng đã kết hôn, vì cho rằng luật này vi
phạm quyền riêng tư chiếu theo Hiến Pháp Hoa Kỳ(!). Đến năm 1972, Tối Cao Pháp
Viện Hoa Kỳ ban hành quyết định nhằm thiết lập quyền của những người trưởng
thành chưa kết hôn được sử dụng biện pháp tránh thai giống như vợ chồng đã kết
hôn.
Lần theo chuỗi thời gian, quả con người đang xa dần
các ý niệm đạo đức và đang hình thành một xã hội chối bỏ Thượng Đế. Một thứ xã
hội vô thần.
Trong những năm 1960, phong trào tranh đấu cho quyền
phụ nữ, các phiên tòa liên quan đến các biện pháp ngừa thai đã đặt nền tảng để
dẫn đến vụ án «Roe kiện Wade».
Vụ Án Roe Kiện Wade Là Gì?
Hầu như các
bản tin liên quan đến luật phá thai hay luật cấm phá thai, đều nhắc đến Roe
vesus Wade.
Năm 1969,
Norma McCorvey, một phụ nữ ở Texas, 21 tuổi, tìm cách phá thai đang có trong
bụng. Lúc ấy, McCorvey đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, như trước
đây đã hai lần sinh con đều đem cho người khác nuôi. Vào thời điểm năm 1969,
McCorvey mang thai đứa con thứ ba, thì việc phá thai được cho phép ở tiểu bang
Texas nhưng chỉ với mục đích để cứu sống người mẹ. Các phụ nữ có tiền bạc thì
có thể đi ra nước ngoài, tìm đến nơi nào cho phép phá thai, hoặc trả tiền cho
một bác sĩ sẵn sàng phá thai lén lút. Những người như McCorvey không có tiền để
được chọn lựa đó.
Vì không thể
phá thai hợp pháp, McCorvey được giới thiệu với hai luật sư Linda Coffee và
Sarah Weddington của Texas, là những người sẵn sàng thách thức luật chống phá
thai. Các luật sư thay mặt cho McCorvey và các phụ nữ «đã mang thai và muốn lựa chọn phá thai», đệ đơn kiện Henry Wade, là
luật sư biện lý của Dallas County, nơi McCorvey đang sinh sống. Vì muốn giữ
quyền riêng tư, nên McCorvey mang bí danh «Jane
Roe» trong các tài liệu của vụ án. Do đó vụ án được mang tên «Roe v. Wade», hoặc ngắn hơn là «Roe».
Tháng 6 năm
1970, một tòa án khu vực, bao gồm tiểu bang Texas, đã ra phán quyết rằng, luật
cấm phá thai của tiểu bang là không hợp hiến vì nó vi phạm quyền riêng tư được
quy định trong hiến pháp. Tuy nhiên sau đó, Wade tuyên bố ông ta sẽ tiếp tục
truy tố các bác sĩ đã thực hiện những vụ phá thai.
Cuối cùng vụ
án được kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Khi đó, McCovey đã sinh con và
đứa trẻ trở thành con nuôi của một gia đình khác. Tức là McCovey (Jane Roe)
chưa bao giờ phá thai.
Vào ngày 22
tháng 1 năm 1973, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với tỷ số 7-2 đã quyết định hủy bỏ
luật cấm phá thai của tiểu bang Texas, và hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc.
Thẩm phán Harry Blackmun theo ý kiến đa số tại Tối Cao Pháp Viện, viết rằng,
quyền phá thai là quyền mặc nhiên của phụ nữ, là quyền riêng tư được Tu Chánh
Án số 14 bảo vệ. Roe thắng kiện nhờ dựa vào «quyền riêng tư».
Tòa án chia
thời kỳ của thai nhi trong bụng mẹ thành ba tam cá nguyệt (tam cá nguyệt = 3
tháng) và tuyên bố rằng, lựa chọn kết thúc thai nhi trong tam cá nguyệt đầu
tiên (trước khi nghe được nhịp tim của thai nhi) là hoàn toàn phụ thuộc vào
người phụ nữ. Trong tam cá nguyệt thứ hai, chính quyền tiểu bang có thể điều
chỉnh việc phá thai với mục đích bảo vệ sức khỏe của người mẹ. Trong tam cá
nguyệt thứ ba, chính quyền tiểu bang có thể cấm phá thai để bảo vệ thai nhi,
trừ trường hợp sức khỏe của người mẹ đang mang thai gặp nguy hiểm. Lại một lần
nữa, chúng ta chứng kiến những người làm luật đã giành lấy quyền của tạo hoá,
dần dần xây dựng ý niệm vô thần trong xã hội.
Norma
McCorvey, người từng mang bí danh Jane Roe, giữ thái độ im lặng sau khi có phán
quyết của tòa án. Tuy nhiên, vào những năm 1980, bà lại hoạt động tích cực
trong phong trào đòi quyền phá thai, bởi vì bà không kiếm được việc làm. Norma
McCorvey nhận làm nhân viên marketing cho bệnh xá chuyên cung cấp dịch vụ phá
thai.
Jane Roe Hối Cải
Đến khi bà công khai cuộc đời bà trong cuốn hồi ký «I am Roe», viết chung với Andy Meisler,
xuất bản năm 1994. Cũng năm này, bà trả lời phỏng vấn nhật báo The New York
Times, bà nói, sau này mới biết chính luật sư Sarah Weddington đã từng phá
thai. Vậy mà không chỉ cho bà chỗ đó, bởi vì «…she could have told me where to go for it. But she wouldn’t because
she needed me to be pregnant for her case… …I was too scared. It was one of the
most hideous times of my life». (…đáng lẽ nên chỉ cho tôi chỗ có thể phá
thai. Nhưng bà không giúp vì muốn tôi tiếp tục mang thai để dùng cho vụ cãi
trước toà của bà ta. Tôi quá sợ hãi. Đó là khoảng thời gian kinh tởm trong cuộc
đời tôi).
Có một văn phòng mang tên Operation Rescue, là văn
phòng của phong trào chống phá thai được mở ra ở cạnh bệnh xá phá thai. Mục sư
Benham là người đứng đầu văn phòng chống phá thai này đã làm bạn với McCorvey
(Jane Roe). Các cuộc biểu tình diễn ra hàng tuần trước bệnh xá phá thai. Trong
hồi ký thứ nhì «Won By Love» (Tình Thương
Đã Chiến Thắng) – viết chung với Gary Thomas, xuất bản năm 1997, bà McCorvey
xác nhận Benham đã cảm hoá bà.
Bà được rửa tội và theo Thiên Chúa Giáo vào năm 1995.
Năm 1998, bà theo đạo Công Giáo tại nhà thờ Saint Thomas Aquinas ở
Trong hồi ký «Won
By Love», bà cho biết, lâu nay bà là nạn nhân của phong trào đòi phá thai.
Bài đúc kết của phóng viên Joshua Prager, tác giả cuốn sách «The Family Roe – An American Story»,
xuất bản năm 2021, điều tra vụ án Roe v. Wade, cho rằng, khi Roe nộp đơn vào
năm 1970, bà Roe chỉ muốn phá thai an toàn và hợp pháp chứ không phải đòi một
phán quyết của Tối Cao Pháp Viện áp dụng cho cả nước. Lúc ấy,
Kể từ vụ án «Roe
v. Wade», chính quyền liên bang chi phối các tiểu bang về luật phá thai
nhưng chính quyền tiểu bang được quyền đặt ra các luật hạn chế việc phá thai.
Và, trong giới phụ nữ ở Hoa Kỳ có hai thái cực: ủng hộ phá thai (Pro-choice) và
chống phá thai (Pro-life), vẫn còn âm ỉ hoạt động bấy lâu nay.
Chính bà Norma McCorvey bị sử dụng để làm nên luật
phá thai và được Tối Cao Pháp Viện thông qua, rồi áp dụng cho toàn quốc Hoa Kỳ.
Ngày phán quyết vụ án, bà Roe đã xong việc sinh nở, con bà được 2 tuổi rưỡi.
Cuối cùng, vụ án «Roe
v. Wade» cho thấy con người đã đi quá xa trong quyền hạn của con người. Con
người chỉ là vật thụ tạo của Thượng Đế, nhưng họ đã đòi có quyền quyết định về
mạng sống của con người. Vụ án «Roe v.
Wade» dựa trên vụ «quyền riêng tư»,
năm 1965.
Từ vụ án Roe Kiện Wade, nó trở thành án lệ cho nhiều
các vụ án khác, như vụ án Planned Parenthood v. Casey, vụ án Dobbs v. Jackson
Women’s Health,… Các nhà tranh đấu luôn khắc khoải bao giờ mới lật bỏ vụ «Roe Kiện Wade» để phục hồi quyền sống
thiêng liêng của con người và trả lại nguyên trạng cho Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Phong trào Pro-choice lấy kết quả vụ «Roe Kiện Wade» như một thứ học thuyết về
sự sống còn của luật phá thai, để vẽ lằn ranh. Họ cho rằng, bất cứ một giới hạn
nào được đặt ra đều nhắm đến mục tiêu lật ngược vụ án Roe, rồi sẽ đi đến cấm
phá thai hoàn toàn trên tất cả các tiểu bang. Là cướp mất quyền của phụ nữ.
Ngay lúc này,
Thống kê ghi
trong báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ tổng kết của năm 2015, kể từ khi vụ án Roe
trở thành án lệ năm 1973, đã có 40 triệu trẻ em bị giết tại các trung tâm phá
thai trên toàn quốc Hoa Kỳ. Trung bình mỗi năm có gần một triệu trẻ em bị giết
trước khi ra đời, trong đó hơn 80% là da đen. Khác gì cuộc diệt chủng. Có lẽ
Hoa Kỳ vẫn còn may mắn. Nhiều tiểu bang còn có những con người biết tôn vinh
giá trị đời sống và sinh mạng con người. Họ bền bỉ tranh đấu bảo vệ sự sống.
Sự chia cắt trong xã hội do nhiều nguyên nhân. Chuyện phá thai là một. Xã hội Hoa Kỳ có sự chia hai
trong vấn đề phá thai: phe chống đối (Pro-life) và ủng hộ phá thai
(Pro-choice), vẫn âm ỉ. Đòi phá thai là giết người, là diệt chủng. Chống phá
thai là đòi quyền sống và bảo vệ sự sống.
Giết trẻ em
là tai hoạ cho con người. Tai hoạ khác cũng lớn, đáng cho người dân Hoa Kỳ quan
tâm là bản Hiến Pháp đang bị đe doạ. Rồi đây, đất nước Hoa Kỳ có thể sẽ không
còn là quốc gia của những người tôn thờ Thượng Đế như các tổ phụ đã thiết lập
từ 300 năm trước đây, một đất nước Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ với bản Hiến Pháp «We the People», của những người yêu
chuộng tự do. Nếu không có kế hoạch bảo vệ, Hiến
Bảo vệ Hiến
Pháp để bảo vệ quốc gia Hoa Kỳ; cũng là bảo vệ Tự Do và Sự Sống của Con
Người.
Sơn Hà
(Mar.2022)
No comments:
Post a Comment