Friday, April 26, 2024

Tháng Tư Đen, nhìn lại cuộc chiến

 

Tháng Tư Đen, nhìn lại cuộc chiến.

Chu Tất Tiến.

Sau biến cố đau thương 1975, một số người viết sử quốc tế và rất nhiều chứng nhân trong cuộc chiến đã ghi chép lại các nguyên nhân đưa đến sự thất bại của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Đa số đều cho rằng nguyên nhân chính là việc Mỹ phản bội miền Nam Việt Nam, rút toàn bộ quân Đồng Minh về nước, không tiếp tục viện trợ cho quân Cộng Hòa, trong khi lại cho phép quân Bắc Việt được chính thức chiếm ngụ các phần đất của miền Nam theo kế hoạch «Da Beo», một kế hoạch hoàn toàn bất công và vô lý với Việt Nam Cộng Hòa. Kế hoạch «Da Beo» cho phép các kẻ cướp đã cướp được nhà nào, thì được sở hữu các căn nhà ấy, kết quả là quân Cộng Hòa, có súng mà không đạn, làm hàng xóm với Việt Cộng được sự quân viện dồi dào của Nga Cộng và Tầu Cộng tại khắp miền đất nước. Bị buộc làm hàng xóm với Việt Cộng, súng đạn đầy mình, thì quân Việt trước sau gì cũng bị nuốt chửng. Đau hơn nữa, Mỹ đã công khai chấp nhận sự hiện diện thắng trận của Cộng Sản tại miền Nam, mà hạ giá trị của Viêt Nam Cộng Hòa như một đàn em, khi soạn Hiệp Định Thư 1973 với chữ ký của Hoa Kỳ ngang với chữ ký của Cộng Sản Bắc Việt, còn chữ ký của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa chỉ ngang với du kích Nguyễn Thị Bình, một kẻ đần độn, được Đảng đẩy ra làm bù nhìn cho cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Nguyễn Hữu Thọ, một tên bung xung khác của Đảng. (Sau 1975, các tên bung xung này bị dẹp bỏ như môt phế liệu rẻ tiền.) Như thế, Hiệp Định Paris là một Huy Chương, một Bằng Khen quốc tế do Mỹ trao tặng cho Cộng Sản Việt Nam, khuyến khích họ tiếp tục tấn công vào miền Nam để đạt thắng lợi sau cùng, nộp cho Mao Trạch Đông, người đã cùng thù tạc, yến ẩm suốt ba ngày đêm với Nixon tại Bắc Kinh năm 1971. Sự ép buộc tàn nhẫn này được sắp xếp bởi Kissinger, môt tay thủ đoạn nham hiểm, đã hăm dọa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nếu không ký vào văn kiện thì sẽ lập lại sự kiện Kenedy giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nguyễn Văn Thiệu, vì sợ bị thủ tiêu, nên nhắm mắt ký vào văn kiện này, đồng ý cho Miền Nam thất thủ.

Tuy nhiên, trên hết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Miền Nam thất thủ là vì Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Đội, đã độc tài, mà lại không có nhiều kinh nghiệm chiến trận, nên ra lệnh «triệt thoái» Tây Nguyên, bảo quân dân tháo chạy, mà không có kế hoạch hành quân, lại phải chạy qua thông lộ 17 kinh dị, đầy mìn bẫy và du kích, để mặc cho pháo địch nã vào đầu quân dân miền Trung tan nát. Những lệnh chuyển quân, điều Tướng lung tung, đến kế hoạch «Đầu to, đít teo» của Ông Tổng, đã làm cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, một đạo quân anh dũng mất tinh thần chiến đấu, trong khi phải đánh giặc với súng không đạn, máy bay và xe tăng không xăng, đưa đến sự thảm bại của toàn thể quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, một vụ án chưa chứng minh được là chính Nguyễn Văn Thiệu đã gián tiếp giết Tướng Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Tổng Thanh Tra Quân Lực VNCH. Khi Tướng Hiếu đang làm tờ trình kết luận Tướng Nguyễn Văn Toàn hối lộ, tham nhũng, thì Nguyễn Văn Thiệu lại ra lệnh cho Tướng Hiếu, người đang điều tra Tướng Toàn, dự định đưa Tướng Toàn ra trước vành móng ngựa, về làm phó cho Tướng Toàn! Kết quả dễ thấy: chỉ trong vài ngày làm việc, Tướng Toàn cho một anh lính bước vào phòng Tướng Hiếu, nã súng bắn Tướng Hiếu mấy phát chết gục xuống bàn làm việc!

Lý do nữa đưa đến việc tan hàng là có quá nhiều những kẻ «nội tuyến, gián điệp, nội thù, nằm vùng» trong hàng ngũ lãnh đạo Quân đội, trong Quốc Hội, trong giới văn nghệ sĩ, và giới tu sĩ miền Nam.

Kẻ nội tuyến quan trọng nhất trong quân đội là Dương Văn Minh, phản tướng thời chính phủ Ngô Đình Diệm, kẻ tham vọng nhưng ngu xuẩn. Dương Văn Minh có người em trai là Đại Tá bộ đội Dương Văn Nhựt. Với tình anh em ruột, Dương Văn Minh đã chuyển cho Cộng Sản nhiều tin tức quan trọng. Những ngày sau cùng, Minh còn hy vọng khi Bộ Đội Bắc Việt chiếm miền Nam, với tình anh em với Dương Văn Nhựt, ông ta vẫn được làm Tổng Thống, dù là một Tổng Thống bù nhìn. Minh cũng mong vào sự tiếp tay của tay giao liên Việt Cộng nằm vùng là Thích Trí Quang, nhờ Trí Quang xin xỏ giùm cho ông ta được tiếp tục lãnh đạo Miền Nam, nhưng khi Trí Quang cho hay là không có kết quả, Minh đã đập tay xuống máy điện thoại và kêu lên: «Thầy giết tôi rồi!» Sau đó, Minh đọc thông báo Đầu Hàng. Điều xấu hổ của một ông vị lãnh đạo quốc gia là năn nỉ bên thắng trận «Xin cho tôi không xướng danh là Tổng Thống, có được không?» nhưng bên thắng trận được chấp nhận. Những tháng ngày sau đó, Minh sống nhờ ơn huệ của phe địch, rồi được cho phép bỏ nước ra đi, sống hết đời trong nhục nhã.

Nội tuyến đáng khinh thứ hai là Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng Tham Mưu Trưởng. Tay phản bội này cũng tưởng là sẽ lập công to với Đảng khi liên tục cung cấp thông tin về các cuộc chuyển quân của «phe ta», nhưng để sau cùng, với chính sách «vắt chanh, bỏ vỏ» và «thà giết oan 100 người còn hơn để lọt một tay gián điệp», Công Sản đã bỏ rơi tay nội gián này và cuối cùng, cựu Tướng Hạnh đã kết liễu cuộc đời trong một cái lều rách dựng trong nghĩa địa.

Một tên nằm vùng khác là Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, tên này lặn sâu, trèo cao làm đến Đại tá Tuỳ Viên báo chí trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm Tuỳ viên Văn hóa tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ. Lộ tẩy, bị bắt nhiều lần nhưng đều được các linh mục bảo lãnh hoặc bỏ trốn, sau cùng, bị bắt và bị đánh chết.

Trung Tá Đinh Văn Đệ, khóa 4 Thủ Đức, từng làm Tỉnh Trưởng, sau móc nối để vào Hạ Viện, và nhờ các thế lực ngầm đưa hắn lên chiếm môt vị trí cực kỳ quan trọng: Chủ Tịch ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện, nơi chuẩn chị mọi kế hoạch chi tiêu, chuyển quân, chuyển tướng. Mọi thông tin về quân viện, quân sự của miền Nam đều được báo cáo cho Việt Cộng, do đó, nhiều chiến dịch và trận đánh lớn của quân Miền Nam đã bị Việt Cộng chuẩn bị đón đầu và làm cho quân ta thiệt hại nặng. Nhưng như số mệnh của những tên phản bội khốn nạn khác, sau 1975, Đệ chỉ được làm Hiệu Trưởng một trường học và rồi thất sủng, chết trong nhục nhã.

Tổng kết về phía Quốc Hội có nghị sĩ Hồng Sơn Đông và các dân biểu nằm vùng như: Nguyễn Văn Hàm, Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Ngô Công Đức, Kiều Mộng Thu, và Đinh Văn Đệ. Không nằm trong danh sách dân biểu, nhưng cùng hoạt động với nhóm này là Luật Sư Trần Ngọc Liễng và Tôn Nữ Thị Ninh.

Bên cạnh những tên nằm vùng trong Hạ Viện, có rất nhiều những tay hoạt động nội thành núp dưới nhãn hiệu Văn Sĩ, Thi Sĩ, Thượng Tọa, Linh Mục. Điển hình trong giới nghệ sĩ là Trịnh Công Sơn, kẻ đã từng vào bưng nhận lệnh đánh phá Tâm Lý Chiến qua các bản nhạc phản chiến, chống chiến tranh làm ủy mị tinh thần binh sĩ. Các bản nhạc «Người con gái Việt Nam, Đại bác ru đêm, Tôi Sẽ đi thăm, Ngủ đi con, Tình ca của người mất trí…» chất chứa oán hờn chế độ Cộng Hòa, cho rằng chế độ này cùng hung cực ác đã gây ra chiến tranh, hận thù, giết gái tơ, bỏ bom phá thành phố. Cùng với Trịnh Công Sơn, ngấm ngầm hoạt động cho địch là Phạm Thế Mỹ, tác giả của những bản «Những ngày xưa thân ái, Trăng Tàn trên hè phố, Thương quá Việt Nam, Hoa Vẫn nở trên đường quê hương»…viết những câu bóng gió ca tụng du kích trong rừng sâu.

Một kịch sĩ, đào thương nổi tiếng ở miền Nam với những vở «Lá Sầu Riêng, Sắc Hoa Mầu Nhớ, Dưới hai Mầu Áo» là Kim Cương, sau 1975, lộ diện là cán bộ văn nghệ thành ủy, đã tập họp toàn bộ các nghệ sĩ lại buộc họ phải làm nô lệ cho chế độ mới, nếu không thì bắt nhốt.

Về phía nhà văn, có Vũ Hạnh là tay nguy hiểm nhất, sau khi miền Nam sụp đổ, hắn đã cho truy lùng tất cả những nhân vật làm truyền thông cho chế độ, các nhà văn, thi sĩ chống Cộng để nhốt vào tù. Trước 1975, Vũ Hạnh đã bị bắt 5 lần nhưng đều được bảo lãnh ra, trong số người bảo lãnh Vũ Hạnh có Dương Nghiễm Mậu và Linh Mục Thanh Lãng. Cùng hợp tác nằm vùng với Vũ Hạnh và các nhà báo nằm vùng khác là Huỳnh Bá Thành (Họa Sĩ ớt). Nhưng nhân vật quan trọng nhất cỡ quốc tế phải là nhà báo Phạm Xuân ẩn, sau 1975, đeo lon Tướng. ẩn đóng vai báo chí, giỏi tiếng Anh nên có nhiều quan hệ với giới tình báo Mỹ để cung cấp tin cực nóng cho miền Bắc. Sau này ân hận, sống đời bệ rạc cho đến chết.

Phía Công Giáo có Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Đa Minh Thiện Cẩm, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần. Những ông linh mục tay sai Cộng Sản này đã viết bài hoan hô Công An khi Công An dàn trận phá tan tu viện Thủ Đức và bắt giữ Linh Mục Trần Đình Thủ, vị lập dòng Đồng Công Thủ Đức và trường học Công Giáo ở đây. Về Phan Khắc Từ: Quản nhiệm Giáo Xứ Vườn Xoài, người có vợ và hai con, nhưng vẫn làm linh mục. Phan Khắc Từ là một linh mục nằm vùng nguy hiểm nhất, vì giữ chức vụ trong Mặt Trận Tổ Quốc, viết báo cho tổ chức này, kích động chống phá Giáo Hội Công Giáo. Khi Vatican chuẩn bị phong Thánh cho hơn 100 vị Tử Đạo, thì Phan Khắc Từ viết báo chống đối kịch liệt với những lý do vớ vẩn.

Phía Phật Giáo thì có Ni Sư Huỳnh Liên, Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh, Thích Đôn Hậu.

Về Thích Đôn Hậu: năm 1968, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, vào chiến khu, ra Hà Nội.  Tháng 1/1968: Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam. Tháng 6/1968: ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Năm 1976, Đại biểu Quốc hội khóa VI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. ủy viên Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

(https://thuvienhoasen.org/a8173/tieu-su-hoa-thuong-thich-don-hau)

Về Thích Nhất Hạnh: Nổi tiếng với bài báo cho rằng Mỹ bỏ bom giết chết 300,000 dân Bến Tre. Năm 2005, dẫn phái đoàn hơn 200 tăng ni về Việt Nam cầu siêu, gặp Võ Nguyên Giáp và các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Vì vụ này mà Bush bỏ Việt Nam ra khỏi CPC, cho Việt Nam vào WTO, rồi vào LHQ, dẫn đến ủy Viên trong ủy Ban Nhân Quyền thế giới.

(https://tuoitre.vn/thien-su-thich-nhat-hanh-bieu-tuong-cua-doi-thoai-va-hoa-giai-20220123074751265.htm)

Về Thích Trí Quang: Theo tin của Chùa Kim Quang, thì Thích Trí Quang từng gia nhập đảng Cộng Sản, tiếp tay với những tên nằm vùng khác làm sập miền Nam.

(http://chuakimquang.com/vn/document/details/ly-lich-ca-nhan-va-nhung-hoat-dong-cong-san-cua-thich-tri-quang-9139.aspx)

Về Sinh viên các trường đại học nằm vùng có những tên như sau: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Dương Văn Đầy, Lê Thành Yến, Phùng Hữu Trân, Trần Khiêm, Đỗ Hữu ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đỗ Hữu Bút, Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Trương Thị Kim Liên, Võ Thị Tố Nga, Phan Công Trình, Tôn Thất Lập, Trần Long Ân…

Ác độc và dã man hơn hết là các tên nằm vùng ở miền Trung: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phạn, Nguyễn Đắc Xuân là ba tên Đao Phủ Huế, đã giết gần 6000 dân Huế vô tội vào Tết Mậu Thân 1968. Chính Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa các phiên tòa xử tử tất cả những người mà hắn không thích, giết cả các sinh viên bạn học. Các tên nằm vùng khác là Ngô Kha, Trần Quang Vọng, Trần Hữu Lục, Trần Duy Phiên, Lê Văn Ngân, Trần Vàng Sao, và Võ Quế.

Thật ra, danh sách trên đây là do tác giả tìm kiếm từ Internet, nên còn thiếu sót nhiều. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là sau khi biết là có quá nhiều gián điệp, các tên nội tuyến, phản quốc, nằm vùng, sẽ có câu hỏi là «tại sao Chính Phủ không biết hoặc không kiểm soát được, để đến nỗi thua trận?» Xin thưa: Đó là vì Chế Độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ Dân Chủ thực sự, đầy tính nhân bản, coi trọng giá trị của Con Người, không coi dân chúng như là những tên nô lệ, muốn bắn thì bắn, muốn nhốt tù thì nhốt tù như trong chế độ Cộng Sản độc tài, toàn trị, luôn giơ cao khẩu hiệu: Thà giết oan môt trăm người còn hơn để lọt môt tên phản bội. Ngược lại, chế độ Việt Nam Cộng Hòa luôn cân nhắc kỹ từng trường hợp trước khi kết tội, đồng thời cũng muốn cho những kẻ lầm đường, lạc lối tự giác quay về với Dân Tộc. Vì thế, có cả một Bộ Chiêu Hồi, một tổ chức cơ quan không có tại bất cứ quốc gia nào, nhất là trong các quốc gia Cộng Sản. Nhưng, vì Nhân Bản quá, Tự Do quá, mà kẻ ác đã thắng!

Chu Tất Tiến.
10 tháng 4 năm 2024

Thursday, April 18, 2024

Ông Ngô Đình Nhu, Nhà Chính Trị Đại Tài


Ông Ngô Đình Nhu,
Nhà Chính Trị Đại Tài

Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu

Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét: Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này.

Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy [1]. Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu [2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..

Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu... người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nể trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chính Đề Việt Nam .

Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả đã rất xuất sắc trong khi chuyển ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa [3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẽ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được.

Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào, với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan dến chủ đề của bài viết này... Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và nhận xét riêng tư của mình.

Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nửa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lại với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa học, thực tiển và hợp lý nhất.

Vì tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên Sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ... và cả trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chính sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta.

Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội.

Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hãi đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc… như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mạng của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.

Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:

Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên.

Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung Hoa.

Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.

Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đường thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc [4], cũng vì lý do trên.

Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên (tr. 166).

Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.

Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng

Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.

Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau:

Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc.

Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên (tr. 201).

Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.

Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.

Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được..

Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.

Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.

Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết quả nhất.

Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.

Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.

Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.

Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga (tr. 202 -204).

Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kiệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng.

Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam , hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:

Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.

Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.

Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.

Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.

Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)

Chính Sách Ngoại Giao

Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:

Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.

Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế.

Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy. Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.

Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam .

Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam .

Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.

Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.

Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.

Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.

Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.

Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt Nam . Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.

Chính sách chống ngoại xâm.

Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy. Vì sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?

Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam . So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam , và như thế, đương đầu phải là mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi. Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta. Vì thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta.

Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn. Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới hạn.

Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được. Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.

Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.

Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.

Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì được đối với kẻ xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Bởi vì, có như thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng.

Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng.

Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.

Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao. Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.

Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.

Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền.

Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm. Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm lăng. Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm.

Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó, nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân.

Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn dân.

Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam . Vì những lý do trình bày trên đây, chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.

Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái độ rất rõ rệt.

Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây:

Biện pháp ngoại giao.

Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu vực như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sồng còn đối với Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.

Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64% dân số thế giới, đang vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm, ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,

Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. « Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu». (Tr. 157)

Trong tháng 9. 2009 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn ngày xưa, chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:

Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181).

Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn, nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng. Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Duong9 và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho tài niên 2009 về Không lực và Hải quận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động, công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa chung của thế giới

Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận dộng các quốc gia Á Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa trở nên lúng túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Lodge là bạn của ông.[7]

Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta ?

Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo, còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị gian trá và xão quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc Gia Việt Nam . Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris , họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sỗ chinh phủ Sài Gòn…Với một những phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do dó, từ ngày cướp chính quyến tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các nhà lãnh đạo miền Bắc bị đuôi mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói, thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diên quốc tế, vì thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm, nên họ đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiền 2, chỉ có 6 năm, từ 1939-1945, và khốc liệt nhất ,vì số bom đạn được sử dụng trong chiến trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam .

Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao có được một viễn kiến chính tri sâu sắc, một chinh sách ngoại giao khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng

Biện Pháp Quân Sự

Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia đinh bộ đội Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ trước tới nay, nghĩa là còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam , tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Dantroon của Úc. có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là vấn đề quan trọng với họ nữa !

Biện Pháp Chính Trị

Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:

Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.

Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được.

Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để cũng cố chính quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được.

Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại Bắc Bộ Phủ, thì vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu

https://freedom-vaca.org/vaca-blog-tieng-viet-nam/

https://freedom-vaca.org/vaca-main-blog-english-articles/

Monday, April 15, 2024

Xin Đừng Bức Tử Israel


Xin Đừng Bức Tử Israel

Tôn Nữ Hoàng Hoa

Sáng nay đọc tin TT Biden đã có một cuộc điện đàm với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu cho rằng chính sách Hoa Kỳ đối với cuộc chiến ở Gaza đã thay đổi và bắt Do Thái phải triệt để tuân lệnh của Hoa Kỳ . Nếu không thì Biden sẽ thực hiện một bước đi cụ thể để giải quyết cuộc chiến này?

Đọc tin này đã làm tôi nhớ đến một quá khứ đau thương đang tìm đến, bây giờ tất cả đã khuất lấp. Thành phố đã đổi tên. Thế hệ trẻ thơ của VNCH đã bị cs giam giữ họ gần một nửa cuộc đời dưới mái trường xã hội. Ý nghĩ sinh tồn sống trong tự do đã theo năm thàng phôi pha.Cam tâm làm thân khiếp nhược.

Mỗi lần chuyện chính trị nước lớn ức hiếp nước bé như chuyện Việt Nam Cộng Hoà của đất nước tôi trong tháng tư đau thương bi thống, đã làm chúng tôi chênh vênh trên nỗi nhớ thương quê nhà.

 Cũng vào năm 1974 khi đảng Dân Chủ có lợi thế ở Quốc Hội bèn quyết định bỏ rơi VNCH sau khi TT Thiệu không chịu tuân thủ mệnh lệnh của Hoa Kỳ đã đưa đến sự sụp đổ của VNCH và biến cố Quốc Hận 30/4/75 làm mọi người mỗi khi nghĩ đến ai ai cũng ngột ngạt trong những cơn sóng hờn căm phẫn ấy.

Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu gần đây, rằng chính sách của Washington liên quan đến cuộc chiến ở Gaza về cơ bản sẽ thay đổi, nếu Israel không thực hiện một loạt bước đi cụ thể để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo và bảo vệ nhân viên cứu trợ, đồng thời nói thêm rằng Israel phải thực thi lệnh ngừng bắn ngay lập tức .

Theo thông báo của Toà Bạch ốc sau cuộc điện đàm đầu tiên và kể từ đó, Biden «đã nói rõ rằng Israel cần phải công bố và thực hiện một loạt các bước cụ thể, và có thể đo lường được để giải quyết tổn hại dân sự, đau khổ nhân đạo và sự an toàn của các nhân viên cứu trợ». Một cuộc tấn công tình cờ của Israel Defend Force vào đoàn xe của World Central Kitchen hôm thứ Hai đã giết chết 7 nhân viên cứu trợ.

«Biden còn nói thêm rằng chính sách của Mỹ đối với Gaza sẽ được xác định dựa trên sự đánh giá của Mỹ về hành động tức thời của Israel đối với những bước đi này».

Toà bạch ốc còn cảnh cáo thêm rằng cả hai cuộc tấn công gần đây của Israel nhằm vào các nhân viên cứu trợ cùng với tình hình nhân đạo nói chung ở Dải Gaza đều là điều đáng lo ngại. «không thể chấp nhận được.»

Vậy xin được hỏi ông tổng thống Hoa Kỳ Biden rằng: «Ông có hiểu nguyên nhân tại sao Israel lại phải đối đầu lại với Gaza đang chứa chấp quân khủng bố đã tấn công Israel vào đêm 7 tháng 10 năm 2023 vừa qua VÀO MIềN NAM ISRAEL, TRONG ĐÓ GầN 1.200 NGƯờI THIệT MạNG VÀ 253 NGƯờI Bị BắT LÀM CON TIN ở DảI GAZA, HƠN MộT NửA TRONG Số ĐÓ VẫN ở ĐÓ. TRONG CHIếN TRANH, 256 BINH SĨ IDF ĐÃ THIệT MạNG TRONG CHIếN DịCH TRÊN Bộ ở GAZA.?? Vậy ai đã gây ra sự tổn hại dân sự cho Israel , ai gây ra sự đau khổ nhân đạo cho Israel? Có phải quân khủng bố Hamas ở Gaza không?»

Khi được hỏi trong cuộc họp báo về những bước đi cụ thể mà Toà bạch ốc muốn thấy từ Israel, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết việc mở thêm các cửa khẩu và tăng số lượng xe tải viện trợ vào Gaza sẽ là một sự khởi đầu. Đồng thời, ông mong đợi Israel sẽ công bố những cải cách mới trong những ngày tới.

Thông tin của Hoa Kỳ không nêu chi tiết về tính cách Biden có thể thay đổi chính sách của mình liên quan đến chiến tranh ở Israel, nhưng lộ liễu nhất là càng ngày càng nhiều đảng viên của Đảng Dân chủ đã và đang thúc đẩy Biden bắt đầu điều chỉnh viện trợ của Mỹ cho Israel hoặc từ chối hoàn toàn.

Điều chỉnh viện trợ hay nói một cách khác là «Cắt viện trợ» như đảng Dân Chủ 1974 đã nhẫn tâm cắt viện trợ cho VNCH trong khi cuộc chiến đã đi vào cao điễm. Người Lính VNCH tay không chiến đấu trên chiến trường hiễm ác của Cộng Sản Quốc Tế quyết tâm nuốt trửng Nam Việt Nam. Cuối cùng VNCH bị bức tử và lịch sử VN đã phải ngậm ngùi trong biến cố QUốC HậN THƯƠNG ĐAU.

Trong khi đó, Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu không tỏ một thái độ gì? Ông tuyên bố chừng nào Hamas trả hết con tin về ông ta sẽ đình chiến.

Đất Do Thái là nơi tranh chấp của ba tôn giáo lớn: Thiên Chúa Giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Chưa ai quyết định đó là đất của ai cho đến khi TT Donald J. Trump tuyên bố Jerusalem là Thủ Đô của Do Thái

Tôi đã có cơ hội sống ở Do Thái gần 6 tháng theo sự di chuyễn công vụ của chồng tôi. Tôi đến Do Thái trong sự nhiệm mầu của Chúa qua một lời cầu nguyện

Do Thái là một nước nhỏ, nhưng sau khi lấy lại đất nước, người dân Do Thái đã được huấn luyện ngay từ nhỏ với một tinh thần GIữ NƯớC rất cao.

Harguett, một technician trong Engineering Department của chồng tôi, thường dẫn chúng tôi đi chơi cùng khắp ở vùng Trung Đông. Từ West Bank đến Jordan, Egypt đến Haifa. Trong thời gian đó Israel đang sống trong cảnh hoà bình. Nhưng mỗi đêm trai gái trên 18 tuổi phải thay phiên nhau ra biên giới giữ đất nước vì không biết kẻ thù vạn kiếp tấn công lúc nào

Israel là đất của Chúa. Là nơi Chúa sinh ra và sống cả một tuổi thơ trong Capharnaum, Town of Jesus. Chung quanh đất Do Thái toàn là kẻ cực đoan Hồi Giáo. Chúng luôn luôn có dã tâm tiêu diệt Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc Giáo. Đất Do Thái là nơi tranh chấp của ba tôn giáo lớn: Thiên Chúa Giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Chưa ai quyết định đó là đất của ai cho đến khi TT Donald J. Trump tuyên bố Jerusalem là Thủ Đô của Do Thái.

Cho đến nay, bối cảnh chính trị, kinh tế của đất nước quê hương thứ hai của người tỵ nạn cộng sản đang đi vào ngõ cụt, họ lo ngại cho một mất mát sắp tới của Do Thái, một nỗi mất mát vĩnh viễn như Việt Nam Cộng Hoà đã mất trong nỗi thương đau không biết kêu ai, gọi ai trước những ý nghĩ chơi vơi và ngõ cụt gần kề .

Còn nỗi hờn tủi nào hơn, đau xót nào hơn cho những người dân phải ra đi để tránh hiễm hoạ cộng sản?

Bây giờ họ chỉ biết mơ hồ gọi Chúa trên cao. Nhưng đất Chúa cũng đang bị bọn Iran dùng bom đạn để triệt hạ từ ngày Obama cầm quyền nước Mỹ.

Người dân đã nhìn thấy từ khi Obama làm tổng thống Hoa Kỳ, họ đã thấy cách tiếp xúc của Obama với Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố rất rụt rè. Tổng thống Obama đã đối phó với mối đe dọa của ISIS và các chiến binh thánh chiến Hồi giáo cực đoan rất là lơ lửng nhưng lại cho người dân tin tưởng là bằng cách nào đó chúng ta có thể làm giảm sức mạnh của chúng và đánh bại những kẻ man rợ này một cách hiệu quả.

Obama đã phớt lờ hoặc hạ thấp mối đe dọa của chúng, làm người dân tin tưởng là Obama đã triệt hạ chúng. Nhưng thực chất mối đe doạ càng ngày càng tăng. Lại nữa cùng với «thỏa thuận hạt nhân» của Iran đang đưa chúng ta đến ngày tận thế.

Obama là một tín đồ Hồi giáo cực đoan khi đến Iran đã ôm hôn chiếc nhẫn của Lãnh Tụ Hồi giáo.

Hơn nữa, Obama còn quyết tâm làm suy giảm sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ bằng cách gọi «sự đồng tính hóa» của Lực lượng Vũ trang của quân đội, lại còn phải chứng kiến sự suy giảm biểu hiện tôn giáo trong các tuyên úy và sĩ quan quân đội của Hoa Kỳ. Trung tướng (đã nghỉ hưu) William Boykin đã nói: «Nếu các tuyên úy và các nhân viên khác bị kiểm duyệt trong việc đưa ra niềm an ủi hoàn toàn về phúc âm, thì không có tự do tôn giáo trong quân đội.»

Ngoài ra còn có sự cắt giảm lớn về quân nhân, khiến Hoa Kỳ dễ bị tổn thương một cách nguy hiểm trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, cộng với sự thất vọng của quân đội ở mức cao nhất trong nhiều thập niên.

Dưới thời Obama, hội đồng thành phố D.C có đa số là người Hồi giáo. Obama ra lệnh các địa phương khác tham gia trong việc cấp bằng lái xe cho người nhập cư bất hợp pháp. Obama chủ trương cho nhập cư bất hợp pháp và thả tù nhân.

Cho đến nay nhập cư bất hợp pháp dưới thời Biden gần như bó tay vì đó là lệnh mở cửa cho dân nhập cư ồ ạt vào Mỹ và chúng cũng là dân Hồi giáo. Ngoài vấn đề biến Hoa Kỳ thành một nước Hồi giáo, chính Obama đã dùng dân nhập cư bất hợp pháp sẽ là những cử tri bỏ phiếu trả ơn cho họ

Hiện nay Obama đang ráo riết «kick» Biden out để Michelle Obama ra thay thế Biden. Nhưng bên cạnh Biden còn có Jill. Không biết Jill có cầm cự nỗi không khi ông cựu TT Obama vẫn cương quyết đưa vợ ra cho Obama thực thi nguyện vọng phá tan nước Mỹ. Cướp đất Thánh Chúa Jerusalem về cho Hồi Giáo ở Trung Đông.

Israel là đất của Chúa. Nơi Chúa tạo nên nền tảng Jerusalem. Nếu bọn Hồi giáo âm mưu bức tử Israel thì Chúa sẽ đi về đâu? tín đồ Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc giáo và những ai tin vào Chúa sẽ đi về đâu? khi hình ảnh Chúa đã vác cây thánh giá đi lên sườn đồi dưới ánh tà dương sắp biến đi vào đêm tối.

Tôi thầm gọi Chúa, bỗng nhiên tôi rùng mình liên tưởng đến những nỗi buồn u uất lê thê chập chờn sau những cỗ xe tang sau khi VNCH bị bức tử. Tôi như muốn tìm kiếm, muốn níu kéo một bóng dáng lờ mờ trong quá khứ. Nhưng tôi đã bất lực vì tất cả đều ở ngoài vòng tay với và trước những định luật sức mạnh quyền lực của con người, cuộc đời đã như một con nước chảy xuôi.

Lạy Chúa, xin Người cứu rỗi Israel!!!

Tôn Nữ Hoàng Hoa
Mùa Quốc Hận tháng tư-2024