Vì
sao TT Trump phải đối mặt với quá nhiều thù trong giặc ngoài?
Tổng thống Donald Trump là một hiện tượng chính trị
lạ lùng chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông chưa từng kinh qua bất cứ một
chức vụ nào, cho dù là chức vụ nhỏ bé trong sự nghiệp của một chính trị gia.
Ông là một nhà tài phiệt với hồ sơ «chính trị» là con số 0 tròn trĩnh, lại
thẳng tiến một mạch vào Nhà Trắng, bỏ sau lưng những đối thủ chính trị sừng sỏ
như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton hay Thượng nghị sĩ lừng danh John McCain.
Giới chính trị, học thuật và truyền thông «tiên
đoán» rằng, với một vị Tổng thống «không
biết gì về chính trị», Donald Trump sẽ làm nước Mỹ tan nát và khiến thế
giới lanh tanh bành.
Nhưng sau hơn ba năm «cầm lái» nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump không những không làm
nước Mỹ tan nát mà lại trở nên hùng cường với những kỳ tích, như sự bùng nổ
việc làm đáng kinh ngạc (tạo ra 7 triệu việc làm), thị trường chứng khoán liên
tục tăng ở các mốc kỷ lục, chỉ số Nasdaq lần đầu tiên vượt mốc 9.000 điểm – ghi
nhận đỉnh cao kỷ lục mọi thời đại, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hơn nửa thế
kỷ qua…
Tổng thống Trump cũng xây dựng lại quân đội hùng
mạnh, thiết lập một lực lượng thẩm phán tài ba, cải cách tư pháp hình sự, cắt
giảm thuế mang tính lịch sử, loại bỏ bảo hiểm y tế cá nhân bắt buộc; thành lập
binh chủng mới trong Quân đội Hoa Kỳ kể từ năm 1947 – Lực lượng Không gian Hoa
Kỳ và đưa nước Mỹ trở thành Nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới.
Có thử thách nào tệ hại hơn đối với một Tổng thống Mỹ
khi phải đối mặt với thủ tục bị luận tội và truất phế. Sau hơn 2 tháng điều tra
với khoảng 12 cuộc điều trần công khai và 15 cuộc điều trần kín, với bản báo
cáo dài hơn 300 trang của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, cùng cuộc «tổng tấn công» của hàng loạt báo chí
truyền thông cánh tả, người ta lo ngại Tổng thống Trump sẽ bị «rối trí» mà «gục ngã».
Tuy nhiên, với một con người từng trải qua nhiều năm
thăng trầm với «đế chế» TRUMP, thủ
tục luận tội chỉ là «cú thôi sơn»
trong một chuỗi những cáo buộc mà ông phải hứng chịu từ các đối thủ chính trị
kể từ khi ông trở thành ông chủ Nhà Trắng. Như một võ sĩ kiên cường so găng
trên «võ đài» chính trị khắc nghiệt
tại Washington, trận đấu càng gay cấn thì càng khiến Tổng thống Trump trở nên
mạnh mẽ.
Có thể nói Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên
dám đối đầu toàn diện với những nỗ lực của ĐCSTQ hòng thống trị thế kỷ 21 thông
qua những hành động «côn đồ» cả về
quân sự, kinh tế lẫn ngoại giao.
Bất chấp mọi khó khăn khi bị Đảng Dân chủ bủa vây,
quấy phá liên tục trong suốt hơn 3 năm tại vị, Tổng thống Trump vẫn điều hành
đất nước một cách tài tình, đưa nền kinh tế Mỹ vươn lên mạnh mẽ trong thế rồng
bay, đại bàng cất cánh.
Bên cạnh đó, ông nhấn chìm nền kinh tế Tàu Cộng – vốn
tích góp được hàng nghìn tỷ đôla từ thặng dư và «trộm cắp» trong suốt hơn 30 năm hưởng lợi từ thời 4 vị Tổng thống
tiền nhiệm – vào tình thế ngày càng lún sâu trong cảnh khốn khó của nợ nần, phá
sản và suy thoái.
Từ thái độ ngông nghênh, coi thường mọi quốc gia trên
thế giới, rải tiền nuôi Giấc mộng Trung Hoa cho các nước chư hầu dễ bảo và sẵn
sàng trừng phạt, «nghỉ chơi» với các
nước «cứng đầu», Tàu Cộng từng liểng
xiểng trước uy lực của ông Trump, phải nhân nhượng ký vào bản thỏa thuận thương
mại giai đoạn 1 với Mỹ – một bước hụt hơi của ĐCSTQ trong cuộc đọ sức dài hơi
với Tổng thống Trump.
Không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm luôn lo
ngại và né tránh Tàu Cộng, Tổng thống Trump không ngần ngại nhiều lần chỉ ra
rằng, ông coi mối quan hệ giữa Mỹ và Tàu Cộng giống như một phép cộng có tổng
bằng 0, mà phần thua thiệt nặng nghiêng về đất nước ông.
Ông trừng phạt Tàu Cộng bằng các đòn thuế quan lên
tới hàng trăm tỷ đôla, ra lệnh các công ty lớn của Mỹ rút khỏi TQ, cổ vũ đồng
minh ngừng làm ăn với đất nước này, đồng thời trừng phạt và cho vào danh sách
đen hàng loạt các «ông lớn» của Tàu
Cộng như ZTE, Huawei, yêu cầu Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính của Huawei,
quản thúc tại gia…
Tổng thống Trump cũng gây áp lực lên các Chương trình
Trao đổi Văn hóa và Ngôn ngữ do ĐCSTQ tài trợ cho các trường ĐH Hoa Kỳ núp dưới
bóng các Viện Khổng Tử, buộc nhiều trường ĐH Mỹ liên tiếp phải đóng cửa các
Viện này – mà thực chất là cánh tay nối dài của mạng lưới tuyên truyền của
ĐCSTQ.
Ông «cấm cửa»
không cho Tàu Cộng tham gia cuộc tập trận quân sự quốc tế RIMPAC để «trừng phạt» nước này về tội quân sự hóa
biển Đông. Tổng thống Trump ra lệnh cho các chiến hạm Mỹ (mang theo vũ khí
nguyên tử) «vần vũ» liên tục trên
biển Đông suốt năm 2019, và đi qua eo biển Đài Loan tới 9 lần (lần cuối cùng
vào ngày 12/11/2019). Đây không khác gì là lời cảnh cáo gửi tới chính quyền Bắc
Kinh, đồng thời gửi thông điệp ủng hộ mạnh mẽ của nước Mỹ tới Đài Loan, trong
bối cảnh vùng lãnh thổ này bị Tàu Cộng nhăm nhe đe dọa bạo lực nhiều năm hòng
thu hồi Đài Loan về một mối.
Cũng chưa có đời tổng thống Mỹ nào lại «đủ» can đảm ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ như
Tổng thống Trump. Ông điện thoại chúc mừng bà Tổng thống Thái Anh Văn – được
coi là cuộc điện thoại trực tiếp đầu tiên của một vị đứng đầu nước Mỹ kể từ năm
1979, khi quan hệ chính thức giữa Mỹ và Đài Loan bị cắt đứt. Tổng thống Trump
ra các tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ bà Thái Anh Văn, và phê duyệt thương vụ vũ khí
lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua đối với hòn đảo này, ban hành Đạo Luật Bảo vệ
Đài Loan (TAIPEI Act).
Bất chấp mọi đe dọa của Tàu Cộng – từng khiến nhiều
vị tổng thống tiền nhiệm chùn bước, ông Trump phá vỡ mọi giao thức, vô hiệu hóa
các lời đe dọa của Tàu Cộng, ký ban hành đạo luật Dân chủ và Nhân quyền bảo vệ
Hồng Kông (11/2019).
Tổng thống Trump không những không làm thế giới tanh
bành mà lại khiến nó trở nên trật tự, công bằng hơn. Chính quyền Trump đã đánh
bại Nhà nước Hồi giáo Caliph và tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố số 1 thế giới
Baghdadi; tiêu diệt Tướng Qassem Soleimani – Tư lệnh Lực lượng Quds tại Iraq
trực thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran; rút khỏi thỏa thuận hạt nhân khủng
khiếp với Iran; hủy bỏ Thỏa thuận khí hậu Paris không công bằng và tốn kém; ký
kết lại Hiệp định thương mại USMCA giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada thay thế cho
Hiệp định thương mại tự do NAFTA cũ; đạt được các hiệp định thương mại mới với
Nhật Bản và Hàn Quốc; rút khỏi hiệp định TPP – vốn gây bất lợi cho nước Mỹ .
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump đe dọa «xóa sổ» Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) mà ông coi chỉ làm lợi cho TQ, cũng như rút Mỹ ra khỏi Hội đồng Nhân
Quyền Liên Hợp Quốc khi ông cáo buộc tổ chức này cho phép các nước có hồ sơ vi
phạm nhân quyền như Tàu Cộng, Iran, Nga… trở thành thành viên.
Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược chính sách của
Hoa Kỳ kéo dài hàng thập kỷ khi ông mạnh mẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của
Israel, mở đại sứ quán Hoa Kỳ tại đây và công nhận chủ quyền của Israel đối với
Cao nguyên Golan – một quyết định táo bạo và liều lĩnh mà những vị tiền nhiệm
của ông đều tìm mọi cách trì hoãn.
Tổng thống Donald Trump phát biểu: «Trong vài thập kỷ qua, mọi Tổng thống trước
đó đều hứa sẽ chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ đến Jerusalem . Và họ không bao giờ hành động, họ
không bao giờ làm điều đó. Họ không bao giờ có ý định làm điều đó».
Ông không ngại va chạm, đối đầu – từ đối thủ cho tới
đồng minh, từ các liên minh quân sự cho đến các nước bất hảo. Ông buộc NATO
cũng như các đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản phải đóng thêm kinh phí cho
quân đội Mỹ; làm suy yếu trục Nga – Trung; tiếp tục cấm vận các quốc gia độc
tài như Nga, Cuba, Venezuela, Iran và Bắc Triều Tiên; vô hiệu hóa tính hung
hăng của Kim Jong Un; bảo vệ nền dân chủ Hồng Kong và tăng cường hỗ trợ cho Đài
Loan. Những vấn đề ông động chạm đến đều là những «hồ sơ» gai góc mà không một vị tổng thống Mỹ nào trước đó dám giải
quyết triệt để.
Người xưa có câu: «Quân tử bất vọng động, động tất hữu đạo», hàm ý rằng người quân tử
không hành động mù quáng, hành sự đều chiếu theo đạo lý. Khổng Tử từng nói: «Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã» (Thấy việc
nghĩa không làm thì không phải kẻ dũng). Người quân tử có dũng khí lớn bởi họ
luôn làm việc nghĩa, luôn «giữa đường
thấy chuyện bất bình chẳng tha».
Có thể nói, Tổng thống Donald Trump được người dân
thế giới – đặc biệt những người đang phải chịu sống dưới sự kìm kẹp của các chế
độ độc tài – kính trọng ông nhiều nhất bởi chữ «NGHĨA» này.
Tổng thống Donald Trump «xô ngã» mọi tiêu chí thông thường xưa nay trên chính trường nước
Mỹ, phá vỡ mọi «chuẩn mực» phát ngôn
kín kẽ thường thấy ở các đời tổng thống trước. Ông thường Tweet hoặc chỉ trích,
mắng mỏ trực tiếp đối thủ, không ngần ngại, né tránh mà chỉ rõ thẳng vấn đề.
Người yêu quý ông thì gọi ông là «Người khác biệt». Họ yêu thích sự thẳng
thắn trong con người ông, bởi ông dám nói những điều mà người khác không dám
nói trong bầu không khí xã hội của «sự
đúng đắn chính trị». Họ yêu mến lòng can đảm của ông, bởi sự mạnh mẽ của
ông mới có khả năng «rút cạn đầm lầy»
Washington
vốn đầy hiểm ác và cạm bẫy.
Họ thích cái cách ái quốc của ông, như cách ông ôm
hôn quốc kỳ Mỹ, cách ông quyết liệt đem công ăn việc làm về cho nước Mỹ, tăng
thu nhập cho những gia đình nghèo và trung lưu, hỗ trợ những nông dân Mỹ phải
hứng chịu tổn thất trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Họ phấn khích ngay
cả trong từng lời nói hành động của ông: «Những
gì không có lợi cho nước Mỹ thì tôi sẽ không ký, không làm».
Họ thấy ông ăn nói bạt mạng một cách hấp dẫn, và có
trái tim bằng vàng qua những hành động rất tình người, như khi ông động lòng
trắc ẩn với người lính của mình trong chuyến thăm Afghanistan vào Lễ Tạ Ơn
2019, đã âm thầm thanh toán toàn bộ tiền nhà, tiền khám bệnh cho con của người
lính. Và đây không phải là lần đầu tiên ông làm những việc nghĩa ấy. Nhiều thập
kỷ trước, Donald Trump đã nổi tiếng là một trong số những tỷ phú hào phóng nhất
thế giới có trái tim nhân hậu.
Nước Mỹ còn được gọi là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và có
người cho rằng, đó là nơi đến của những con người không yêu đất nước mình nhưng
lại yêu nước Mỹ. Ở Mỹ, người Mỹ chân chính yêu nước hơn yêu tổng thống của họ.
Họ chỉ vinh danh Tổ quốc chứ không vinh danh người đứng đầu Hành pháp. Nhưng
trường hợp Tổng thống Donald Trump thì ngoại lệ, vì họ thấy ông ái quốc giống
như họ, nên họ đồng hóa lòng yêu nước với sự mến mộ ông.
Kể từ cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016, nhiều người không
bầu cho ông nay lại yêu mến ông và trở thành những fan hâm mộ cuồng nhiệt của ông.
Họ tự in mũ, cờ và biển hiệu với dòng chữ «TRUMP»
để ủng hộ Tổng thống. Các buổi mít-tinh có ông Trump tham dự luôn đông đúc, với
hàng chục ngàn người Mỹ yêu nước đến xếp hàng, chờ đợi để được nghe ông diễn
thuyết. Mỗi khi Tổng thống Trump dừng lại ngắt câu, cả hội trường chứa hàng
chục ngàn người vang dội tiếng reo hò.
Fan hâm mộ ông thuộc mọi thành phần, lứa tuổi, từ
người già cho đến trẻ em. Là cô bé 11 tuổi, vốn không quan tâm đến chính trị,
chỉ vì ông Trump ra ứng cử mà bắt đầu để tâm theo dõi đời sống chính trị sát
sao. Là cụ già 95 tuổi người TQ để có thể được đi bỏ phiếu cho ông, được thực
hiện quyền bỏ phiếu, đã học tập chăm chỉ để vượt qua kỳ thi quốc tịch Mỹ. Ngay
cả Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cũng từng tuyên bố, ông bổ nhiệm một người hâm
mộ Tổng thống Mỹ Donald Trump làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính quyền mới
của mình.
Những người chống đối Tổng thống Trump thì ghét cay
ghét đắng ông, trong đó giới truyền thông cánh tả thường «tô vẽ» ông như là «một kẻ»
có tác phong «ngông nghênh», phát
biểu «điên rồ», khinh khi tư pháp, kỳ
thị màu da, xem thường phụ nữ, khiêu khích phóng viên, và ra các quyết định
chính trị «thiếu xuyên suốt». Thế
nhưng trong hơn 3 năm cầm quyền, uy tín của ông chủ Nhà Trắng không những không
bị sứt mẻ, mà thậm chí cử tri của ông nay còn lập thành những «câu lạc bộ người ái mộ» .
Donald Trump tiêu biểu cho hạng người vô cùng hiếm
trong xã hội Mỹ: Không cờ bạc, rượu chè, hút sách, lại còn giáo dục các con
thành tài và cũng giống như ông, nói KHÔNG với các tệ nạn.
Khi lên làm Tổng thống Mỹ, ông nhận mức lương tượng
trưng 1 đôla/400.000 đôla/hằng năm và quyên góp toàn bộ tiền lương của mình cho
các cơ quan chính phủ và tổ chức như Bộ Cựu Chiến binh, Bộ Giao thông, Cục Công
viên Quốc gia, Bộ Giáo dục, Bộ An ninh nội địa, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh
Mỹ. Gần đây nhất, Tổng thống Trump đã góp toàn bộ tiền lương quý IV/2019 cho Bộ
Y tế Mỹ nhằm chống dịch virus Trung Quốc đang bùng phát dữ dội tại đất nước của
ông.
Theo tiết lộ của các quan chức chính quyền, một phần
lương của Tổng thống cũng đã được dùng cho mục đích chống lại tình trạng nghiện
thuốc, thúc đẩy phát triển sinh viên theo đuổi các ngành khoa học và khôi phục
các di tích lịch sử.
Trong 3 năm làm ông chủ Nhà Trắng, tài sản của Tổng
thống Trump đã sụt giảm vài tỷ đôla, nhưng ông không hề phiền muộn vì điều ấy
và phát biểu rẳng: «Dù tôi có mất đi 2
đến 5 tỷ đôla hay ít hơn nữa thì cũng có gì khác biệt. Tôi không quan tâm đến
vấn đề này. Tôi làm tổng thống là vì đất nước. Tôi làm tổng thống là vì nhân
dân».
Rất lâu trước khi Donald Trump chính thức ra tranh cử
Tổng thống vào năm 2016, «bà hoàng»
truyền thông Oprah Winfrey đã hỏi ông trùm kinh doanh bất động sản về niềm đam
mê chính trị trong talkshow «The Oprah
Winfrey Show» vào năm 1988, rằng ông có muốn tranh cử tổng thống không. Ông
Donald Trump khi ấy đã trả lời: «Nếu tình
hình trở nên tồi tệ, tôi sẽ không bao giờ muốn loại trừ hoàn toàn ý định đó,
bởi vì tôi thực sự mệt mỏi khi nhìn thấy những gì đang xảy ra với đất nước này».
Người ta vẫn đang không ngừng tranh cãi rằng, mục
đích của ông Donald Trump khi lên làm Tổng thống Mỹ là để giúp nước Mỹ và Thế
giới trở nên tốt đẹp hơn, hay mục đích là để đánh sập các nước theo chế độ độc
tài tàn bạo, đặc biệt là ĐCSTQ, cũng như làm tan rã hệ thống ngầm của các nhóm
lợi ích xuyên quốc gia.
Có lẽ tính đến thời điểm này, thì dường như cả hai
mục đích trên đều đúng.
Nguồn: FB Y.nghia.24h.mot.ngay
No comments:
Post a Comment