Friday, May 22, 2020

Vì sao chế độ cộng sản Việt Nam suy mà chưa sụp?

Vì sao chế độ cộng sản Việt Nam
suy mà chưa sụp?
      Thiện Ý
Như quý đọc giả đã biết, sau khi đế quốc đỏ Liên Xô sụp đổ kéo theo sự sụp đổ tàn tành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, nhiều người dự đóan rằng, cái gọi là chế độ «Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam» tức chế độ nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa, chắc chắn không thể tồn tại bao lâu nữa, sớm muộn cũng sẽ bị sụp đổ rất nhanh. Bởi vì, chỗ dựa lý luận là chủ nghĩa Mác- Lê và chỗ dựa thực tiễn là Liên Xô « Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa» và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu đã không còn.Trong khi đó, vào thời điểm này tình hình trong nước thì suy đồi tòan diện, do hậu quả của sự thất bại thảm hại sau 20 năm xây dựng thử nghiệm mô hình XHCN, dù đã cố gắng thực hiện «Đổi mới» theo gương Liên Xô. Thế nhưng vẫn không cứu vãn được. Nhiều người lạc quan suy đoán rằng, LX là nước đầu tiên đã xây dựng XHCH 74 năm (1917-1991) mà còn tiêu vong, kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống các nước XHCN Đông Âu, thì một nước XHCNVN èo uốt làm sao tồn tại được.  Hơn nữa, vào thời điểm này, nhà cầm quyền của chế độ CHXHCNVN, cũng như nội bộ đảng Cộng sản Việt nam thì phân hóa cùng cực, chế độ thì mất lòng dân, kinh tế chỉ huy tập trung bao cấp thì đi từ thất bại này đến thất bại khác, đưa đất nước vào hàng ngũ năm nước nghèo đói nhất thế giới. Trong khi đó, về mặt đối ngọai thì bị Hoa Kỳ và các nước đồng minh cấm vận; bị bao vây cô lập trên trường quốc tế vì chế độ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng….
Thế nhưng sau đó, đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ độc tài tòan trị «Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam» vẫn tồn tại. Người ta tự hỏi: Vì sao Đảng và chế độ độc tài tòan trị  cộng sản Việt Nam đã từng có lúc suy yếu đến tột cùng như thế mà không bị sụp đổ?
Theo nhận định của chúng tôi một cách tổng quát, Cộng đảng và chế độ độc tài tòan trị cộng sản Việt Nam, gọi tắt là Việt cộng đã suy tàn mà chưa sụp đổ là vì  ba lý do chủ yếu:
   1/- Tương quan lực lượng giữa Việt cộng và các lực lượng chống cộng gọi chung là Việt quốc, không cân sức, ưu thế vẫn luôn nghiêng về phía Việt Cộng.
   2/- Vì yêu cầu của thế chiến lược tòan cầu mới, hậu Chiến tranh lạnh, không chủ trương dùng bạo lực lật đổ, triệt tiêu các chế độ CS, trong đó có chế độ CSV N, mà bằng sự chuyển hóa một cách hòa bình, tịnh tiến qua một quá trình thời gian thích hợp.
   3/- Vì Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh muốn cải tạo Việt cộng trong môi trường «Mật ngọt kinh tế thị trường» từng bước biến Việt Cộng thành công cụ  chiến lược mới tại khu vực, để gián chỉ tham vọng bành trướng bá quyền của Trung Quốc.
Vì thế Hoa Kỳ và đồng minh không có chủ trương lật đổ Việt Cộng để thay thế bằng Việt Quốc, đã coi Việt cộng là «Đối tác», không còn là «đối phương»; nên đã không hổ trợ cho các hoạt động lật đổ, mà chỉ coi và dùng Việt quốc như một lực lượng áp lực Việt cộng khi cần thành đạt lợi ích nào đó.
   4/- Vì Trung cộng vẫn cột chặt Việt cộng trong «vòng Kimco Đỏ», «4Tốt,16 chữ vàng». Do đó dù đa số đảng viên đảng CSVN «phản tỉnh» công khai hay dấu mặt, có muốn thoát ra để chuyển đổi chế độ theo đòi hỏi của dân cũng khó.
Thật vậy, chẳng cần nói ra thì ai cũng thấy tương quan lực lượng không cân sức, giữa một bên là Việt cộng có ưu thế vì có lãnh thổ, chính quyền, quân đội và uy thế quốc tế với tư cách là một quốc gia, thành viên của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức trong cộng đồng thế giới. Việt cộng dù đã áp đặt một chế độ độc tài tòan trị sắt máu, trái với ý nguyện của tòan dân, dùng bạo  lực trấn áp nhân dân và tước đọat các quyền tự do dân chủ, nhân quyền,,,Thế nhưng dưới sự thống trị độc quyền sắt máu của đảng Cộng sản Việt Nam, họ đã trấn áp được mọi sức phản khảng của nhân dân bằng bạo lực, ngay cả vào thời điểm chế độ Việt cộng suy yếu đến cùng cực.
Trong khi đó bên chống cộng chủ yếu  là Việt quốc đã thất thế kể từ sau khi Việt cộng cưỡng chiếm được Miền Nam vào ngày 30-4-1975, không còn lãnh thổ, chính quyền, quân đội, mất tư thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Thế nhưng,  vì vẫn còn ý chí chống cộng và niềm tin tất thắng vào chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ đối với ngụy nghĩa cộng sản phản quốc, phi dân tộc,phản dân chủ, nên vẫn tập hợp lại tại hải ngọai cũng như trong nước để tiếp tục công cuộc chống cộng cho đến hôm nay. Như vậy, chính niềm tin tất thắng vào chính nghĩa Quốc gia Dân tộc Dân chủ đã là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng người Việt Quốc gia tiếp tục chống cộng, để thành đạt mục tiêu tối hậu: làm tiêu vong chế độ độc tài tòan trị cộng sản, dân chủ hóa đất nước, dù phải đấu tranh trong điều kiện tương quan lực lượng không tương xứng.Đây là sự chọn lựa đúng đắn,hữu ích và cần thiết  cho tương lai Đất nước và Dân tộc Việt Nam.
Trên thực tế, sỡ dĩ Việt quốc đã mất cơ hội nhận chìm chế độ Việt cộng vào những thời điểm bị sa lầy trong những vũng lầy của những khó khăn chồng chất, tòan diện  và sự phân hóa nội bô Cộng đảng đến cùng cực, là vì lúc đó và cho đến bây giờ, phía chống cộng vẫn chưa kết hợp được trong một tổ chức chống cộng duy nhất, đòan kết thống nhất tại hải ngọai cũng như trong nước, để cùng thực hiện đấu tranh chống cộng theo một sách luợc chung có hiệu quả và hiệu quả có thể kiểm chứng được theo từng thời gian. Vì thế, vào những thời khoảng suy yếu cùng cực của đối phương, các lực lượng chống cộng đã không hội đủ sức nặng thừa đủ của tổ chức và sức mạnh áp đảo của quần chúng nhân dân để nhận chìm được Việt cộng trong vũng lầy của những khó khăn chồng chất. Nhờ đó Việt cộng đã tự cứu, thoát hiểm bằng thủ thuật «mềm nắn, dắn buông», «lùi một bước siết hai bước».
Thành ra, theo nhận định của chúng tôi thì mọi cao trào đấu tranh của quần chúng nhân dân bao lâu nay, mới chỉ là điều kiện cần mà vẫn thiếu điều kiện đủ. Điều kiện cần là lòng dân căm ghét chế độ đã biểu lộ ở cường độ cao và mức độ lan rộng trên cả nước. Nhưng chỉ là tự phát, chỉ là số đông ô hợp, thiếu điều kiện đủ là tính tổ chức và vai trò lãnh đạo của một hay nhiều tổ chức kết hợp để đẩy lên thành cao trào toàn dân chống chế độ, tạo ra được điều mà Vladimir Lenine lãnh tụ cộng đảng Bolsevick Nga nói là «Tình thế cách mạng chín muồi» như ở  Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tiền sụp đổ vào các năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Điều kiện đủ này chưa có được ở Việt Nam vì nội bộ đảng CSVN dù đa số đảng viên đã «phản tỉnh» muốn trở thành nhân tố lãnh đạo cao trào chống chế độ của nhân dân để chuyển đổi chế độ theo ý dân. Thế nhưng  thiểu số cầm quyền phe Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại được sự hậu thuẫn vững chắc và mạnh mẽ của Trung cộng; trong khi phe đa số «phản tỉnh» thì chưa kết hợp được với các tổ chức chống cộng bên ngoài cũng như trong nước; nhất là chưa tìm được chỗ dựa ngoại bang nào vững chắc hơn Tàu cộng. Tỷ như Hoa Kỳ như nhiều người nghĩ đến và hy vọng như một cứu tinh. Thế nhưng hiện tại thì chưa có và mới chỉ có những dấu hiệu trong thời gian gần đây, do những hành động của Trung Quốc «bắt nạt Việt Nam» trắng trợn, đã đẩy Vie5t cộng đến gần với Hoa Kỳ, để mong được bảo vệ, nhưng vẫn còn nhiều dè dặt. Hoa Kỳ thĩ tỏ ra sẵn sàng, dơ tay ra cho Việt Cộng bám lấy.Nhưng ngày nào Việt Cộng vẫn còn nuối tiếc chính sách đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, thì Việt Nam vẫn chưa hết nguy cơ Tàu cộng.
Nền tảng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bao lâu nay vẫn là không can thiệp vào nội bộ các nước, trừ khi vì quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ. Thành ra, phe Ông Tổng Trọng, được Bắc Kinh hổ trợ, đã và đang tìm cách đối phó với cao trào xuống đường biểu tình của nhân dân bằng các thủ đoạn quen thuộc «lùi một bước» đối với nhân dân để thoát hiểm.Sau đó «tấn nhân dân» quyết liệt và tàn bạo hơn để trấn áp, trừng trị, tiêu diệt ý chí phản kháng của nhân dân. Tất nhiên, mọi nỗ lực này sẽ thất bại, vẫn không thể tiêu diệt được ý chí đấu tranh giành lại quyền làm chủ của nhân dân. Tất cả nỗ lực này chỉ có hiệu quả nhất thời, kéo dài thêm «tuổi thọ cho chế độ», song «tử vong của chế độ đã là một tất yếu». Vấn để chỉ còn là thời gian đến sớm hay muộn mà thôi. Vậy thì…

Thiện Ý

No comments:

Post a Comment