Ngoại
giao Trung Quốc ngạo mạn vì những tham vọng quá cỡ
của Tập Cận Bình
của Tập Cận Bình
Minh
Anh
Xưa kia nổi tiếng là khiêm tốn và nhã nhặn, các nhà
ngoại giao Trung Quốc nay bỗng trở nên hung hăng và đôi khi thô lỗ. Vì sao
ngành ngoại giao Trung Quốc lại có những thay đổi đột ngột như thế? Le Figaro
đặt câu hỏi: Phải chăng thái độ ngạo mạn đó của nền ngoại giao Trung Quốc phản
ảnh rõ những tham vọng quá cỡ của ông Tập Cận Bình?
Pháp triệu mời đại sứ Trung Quốc ở Paris để bày tỏ bất bình về những phát biểu
gây tranh cãi. Washington , Luân Đôn rồi đến Paris lần lượt lên tiếng
nghi ngờ và đòi điều tra về nguồn gốc dịch bệnh virus corona. Ấn Độ đòi Trung
Quốc bồi thường hàng ngàn tỷ đô la. Bắc Kinh bị tố cáo che giấu thông tin và
thao túng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO khiến dịch bệnh lan rộng và thế giới không
kịp phản ứng gây thiệt hại to lớn về nhân mạng và kinh tế ...
Trung Quốc bị chỉ trích dồn dập từ tứ phía. Chuyện gì
đã xảy ra? Bà Marie Holzman, nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng tất cả những
sự việc này cho thấy rõ có một sự thay đổi cứng rắn, thô bạo trong chính sách
đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt có liên quan đến đường lối chính sách do Tập
Cận Bình đề ra.
Nhà Trung Quốc học nhắc lại, về mặt nguyên tắc, một
nhà ngoại giao chuyên nghiệp thì phải biết cách nói chuyện với mọi người, luôn
cởi mở, ưu tiên đối thoại, thảo luận và nếu có thể thì giải quyết các xung đột.
Những đức tính này của một nhà ngoại giao đã được những bậc cha ông của chủ
tịch Tập Cận Bình áp dụng một cách khôn khéo.
Thế nên, thế giới mới biết đến một Chu Ân Lai, cố thủ
tướng và cũng là ngoại trưởng thời Mao Trạch Đông, người đã kiến tạo nền ngoại
giao “bóng bàn” cho phép Hoa Kỳ và Trung Quốc nối lại bang giao ngay giữa lòng
chiến tranh lạnh. Hay Đặng Tiểu Bình, người đưa đất nước đi lên nhưng tránh mọi
sự ngạo mạn. Những chính khách uyên thâm này hiểu rằng vị thế và sự rộng lớn
của đất nước, thế mạnh mà Trung Quốc có thể tác động trên quy mô toàn cầu có
nguy cơ gây lo ngại cho những người cùng thời, gần hay xa.
Chỉ có điều những lời khuyên dạy này của các bậc tiền
bối đã bị ông Tập Cận Bình nhanh chóng bỏ rơi. Khá kín tiếng khi mới lên cầm
quyền, lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đã nhanh chóng để rớt mặt nạ và tỏ rõ tham
vọng toàn cầu mà dự án Con Đường Tơ Lụa Mới là một ví dụ điển hình.
Hơn thế nữa, Bắc Kinh không cần che giấu hình ảnh về
cách thức chiếm đoạt nguồn tài nguyên thiên theo kiểu thực dân mới. Những nỗ
lực «quyền lực mềm» của người tiền
nhiệm Hồ Cẩm Đào để thế giới chấp nhận văn hóa, điện ảnh, thư pháp (nghệ thuật
viết chữ), khí công và nhiều giá trị văn hóa khác của Trung Quốc cũng bị bỏ
rơi.
Giờ đây, thay cho những lời nói khiêm tốn và nhã nhặn
cần phải có, các nhà ngoại giao Trung Quốc trở nên hung hăng và không ngần ngại
có những lời chỉ trích dối trá ngay khi được chính phủ bật đèn xanh. Nội dung,
giọng điệu, thời điểm, tất cả đều được chỉ đạo từ xa, từ thượng tầng lãnh đạo
mà ông Tập Cận Bình là người chủ trì.
Thói ngạo mạn này của ngành ngoại giao Trung Quốc
cũng có nguồn gốc từ thái độ hai mặt của ông Tập Cận Bình: Lời lẽ hòa dịu khi
công du nước ngoài, nhưng khi ở trong nước thì lại cứng rắn và dữ dội không
giới hạn.
Chỉ có điều, ngòi lửa đã được châm khắp nơi và giờ
đây ngành ngoại giao Trung Quốc phải ra sức dập tắt, không chỉ ở Paris và một số nước
phương Tây, mà cả ở những nước châu Phi đối tác quan trọng!
Minh
Anh
No comments:
Post a Comment