Friday, August 16, 2024

Thằng Cu Cái Đĩ

 

Thằng Cu Cái Đĩ

https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2024/08/16/thang-cu-ci-di/

Thằng Cu cái Đĩ là hai từ nôm, là hai từ thuần Việt mà không một người Việt nào sinh ra ở thôn quê không nghe nói tới. Đã có nhiều tác giả viết giải thích về hai từ này nhưng tôi tìm mãi chưa thấy ai viết tới tận cội nguồn của từ và nghĩa hai từ này.

Bài viết này xin đưa ra một khám phá về từ nguyên nghĩa ngữ của Cu và Đĩ.

CU

Cu có nhiều nghĩa. Nghĩa thay đổi theo tuổi, theo hoạt tình, dâm tính của phía dương, nam.

1. Thời Sơ sinh.

Lúc chào đời Cu có nghĩa  bộ phận sinh dục nam.

Một bé sơ sinh lúc chào đời có ‘cu’ là một con trai. Bộ phận sinh dục nam gọi là con cu. Ngay khi đó người mẹ được gọi là mẹ cu và bố được gọi là bố cu.

Cu lớn lên, còn bé gọi là cu con, cu tí, cu tì, cu tèo.

Biểu tượng bộ phận sinh dục nam Cu có nghĩa là gì?

Như đã biết qua bài Ý Nghĩa Những Từ Thô Tục Trong Việt Ngữ tổng quát bộ phận sinh dục nam có nghĩa là vật nhọn, cọc nhọn, nọc nhọn, Nõ (Tiếng Việt Huyền Diệu). Như thế với nghĩa bộ phận sinh dục nam cu phải có nghĩa Nõ như vậy.

Ta thấy ngay cu:

~ cò: loài chim có mỏ như cây cọc dài và nhọn có một nghĩa bộ phận sinh dục nam.

clip_image002

Cò trên trống Ngọc Lũ I có mỏ cường điệu như cọc nhọn dài bằng cả thân người mang dương tính: nõ.

Cò chỉ cu, cọc, cặc thấy qua câu:

Con cò mà mổ con trai,

U ơi, u lấy vợ hai cho thầy.

Hay

Con cò trắng bạch như vôi,
Có ai lấy lẽ chú tôi thì về,
Thím tôi chẳng đánh, chẳng chê,
Thím tôi mổ bụng móc mề, moi gan.

~ cừ: cọc đóng ở bờ nước, mang âm tính có một nghĩa chỉ phái nam dòng tộc Nước, mặt trời nước, như Chử Đồng Tử là cậu con trai họ Chử, dòng tộc nước, dân chài đánh cá (Chử với h câm = Cử ~ Cừ) ở làng Chử Xá (làng ven bờ nước), con ông Chử Vân (ông Vân, ông Mây, tạo ra mưa, nước). Cừ là cọc nước là cặc, cu ngành Nước.

~ kè: cùng nghĩa với cừ (đóng cừ = đóng kè) cũng có một nghĩa là cọc, cột như cây kè (palm) là loài cây thân như cây cột không có cành nhánh. Ta có câu ‘Cò kè bớt một thêm hai’ có cò là cọc mang dương tính (cò có mỏ dài mang dương tính) và kè là cọc nước mang âm tính. Người xưa trong mua bán dùng que cò dương và que cừ âm có mầu khác nhau (như mầu đỏ thái dương có trị số gia tăng và mầu đen thái âm có trị số giảm bớt) và các que này có khắc dấu mang trị giá tiền bạc khác nhau. Dùng que cò và que kè để mà cả, để cò kè bớt một thêm hai với nhau.

~ kì: cây, cọc, trụ.

Tương tự ta cũng có từ đôi đồng nghĩa kì kèo với → ki = kèo (cọc nhỏ). Kì biến âm với ki có một nghĩa là cây. Nhật Bản ngữ Kanji ki 木 là cây, chính là Hán ngữ

mộc, cây. Rõ ràng kì kèo cùng nghĩa với cò kè.

Ta có cò kè = kì kèo nên cò = kì, thấy qua câu:

Cái cò là cái cò kì,

Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô…

~ cồ: đực: gà cồ. Cồ có một nghĩa là cu thấy qua hai từ ‘sửng cồ’: tức giận, nổi nóng, nổi đóa (dương tính, hùng tính dâng lên ngùn ngụt), hùng hổ, có nghĩa đen là ‘cứng cu’ lên (sửng ~ cứng, cồ = cu).

Tóm lại Cu có nghĩa gốc là cọc, cặc, cược, cò, kè, ki, kì, kèo, cồ: bộ phận sinh dục nam.

2. Thời kỳ dậy thì bắt đầu có hoạt tình, dục tính, có dâm tính:

Cu ăn, cu lớn, cu gù, cu đi.

3. Thời trưởng thành

-Với tính dục, hoạt tình nam tới đỉnh cao cu trở thành anh cu, chồng cu, bố cu.

Mù u ba lá mù u, Vợ chồng cãi lộn, con cu giải hòa’.

-Với dương tính dục bất thường, siêu dương nam: cu trở thành cu dê cụ, cu râu xanh, “cu đâm da’ (‘cu đa dâm’) với da có một nghĩa là nang, túi bọc thân người, Thái ngữ nang là da. Nang là nường). Cu đâm da là cu săn tìm đi đâm nang, đâm nàng, đâm nường.

Nếu có mục đích trục lợi, kiếm tiền, bán dâm thì trở thành cu điếm đàng, điếm đực, ngày này dùng cả từ đĩ nữa: đĩ đực (xem dưới).

Tóm lại:

Khi mới lọt lòng ra có cu cọc, cu cặc là thằng cu, lớn lên vị thành niên là anh cu, lấy vợ là chồng cu, sinh con thành bố cu và dùng cu trục lợi, tiến thân, làm tiền là đồ đĩ cu.

Cu mang ý nghĩ biểu tượng liên hệ với vật tổ Việt.

Trước hết xin trấn an những ai giật mình hay nổi giận cho rằng tôi dám nói Cu và Đĩ mang ý nghĩa vật tổ Việt. Nói như thế là xấc xược, xúc phạm tới Tổ Việt. Xin thưa ngay là không. Đây là sự thật. Cốt lõi văn hóa Việt là Chim-Rắn, Tiên Rồng dựa trên hai nguyên lý căn bản nọc nòng (dương âm), Nõ Nường. Nguyên khởi chúng ta thờ Nõ Nường hiển nhiên thờ Cu (Nõ, Chim) và Đĩ (Nòng, Rắn) là chuyện tự nhiên.

Bằng chứng thấy rõ nhất là người Hawaii, một thứ Lạc Việt Đa Đảo họ có hai vị thần Ku và Lon trong nhóm các vị thần sáng thế của họ (xem Người Hawaii Là Đồng Bào của Người Việt).

Thật vậy, chúng ta là Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Việt có một nghĩa là Rìu. Người Việt Rìu có cốt lõi văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng, Hồng Lạc nên ngành dương Chim, Hồng có vật tổ tối cao tối thượng là một loài chim Việt, chim Rìu còn gọi là chim Cắt, Hồng hoàng, nôm na gọi là chim Bổ Cu: Cu Rìu (Bổ là búa, là Rìu) thấy qua bài đồng dao:

Bổ cu, bổ cắt,

Tha rác lên cây,

Gió đánh lung lay,

Là ông Cao Tổ…

Chim Bổ Cu tha rác lên ngọn cây cao làm tổ, chơi chữ gọi là ‘Cao tổ’.

Về nghĩa biểu tượng Cao Tổ có hai nghĩa: hiểu theo cổ sử Trung Hoa là ông Cao Tổ nhà Hán. Hiểu theo Bổ Cu, chim Rìu, vật tổ tối cao Bách Việt thì Cao Tổ là ông tổ tối cao của Bách Việt. Bài hát có ngầm ý nói là Hán tộc liên hệ với hay có gốc là dân Bách Việt.

Chim Bổ Cu, Bổ Cắt Anh ngữ là Hornbill, Mỏ Sừng. Horn là sừng (cọc nhọn) là corn, có một nghĩa là sừng (cornea: màng sừng, giác mạc), là cọc (Bầu Cua Cá Cọc: Cọc là con Sừng con hươu đực).

Chim tổ Rìu Bổ Cu là chim tổ tối cao của Bách Việt còn thấy trên trống đồng Đông Sơn.

Tộc Âu Long (Âu Lạc) Ao Naga ở Assam, vùng cực Tây Vân Nam hiện nay còn thờ vật tổ Chim Bổ Cu.

Lưu ý

Cần phân biệt bổ cu là chim cu rìu ngành dương thái dương với bồ cu là chim cái và phân biệt bổ cu với các loại chim cu khác gọi theo tiếng gáy, tiếng gọi, tiếng gù gái như cu gáy, cu cườm, cu cu và câu (bồ câu, đôi khi nói lộn là bồ cu). Bồ câu Pháp ngữ cổ pijon, Latin pipio, tiếng chim kêu, hót, pipere, hót, gù, kêu chíp chip liên hệ với pipe, tiếng chim, sinh ra từ pigeon, chim bồ câu.

Các từ ruột thịt, họ hàng với cu:

.củ cặc

Tiếng văng tục: củ cặc tao đây này! Có thể hiểu theo hai cách: 1. là do cu cặc nói văng tục nhấn mạnh thành củ cặc. 2. củ cặc có củ là phần gốc của cặc như một thứ củ tức phần có bìu chứa hai hòn dái.

CÁI ĐĨ

Tổng quát đĩ có nghĩa đối nghịch với cu, không cần nói dài dòng văn tự nhiều.

-ĐĨ

Nghĩa từ đĩ dĩ nhiên cũng thay đổi theo tuổi, theo hoạt tình, dâm tính của phía âm, nữ.

1. Mới sinh ra

-bộ phận sinh dục nữ.

Tương tự như cu, đĩ chỉ bộ phận sinh dục nữ: một bé sơ sinh lúc chào đời có ‘đĩ’ là một con gái: bé đĩ, con gái đĩ. Lúc này bé đĩ như một con búp bê nữ với tính dục chưa có và người mẹ là mẹ đĩ và bố là bố đĩ.

Năm 1975 khi Miền Nam Việt Nam sup đổ, tôi di tản được sang Hoa Kỳ. Lúc ấy lòng tràn đầy uất hận chính phủ Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam, trong lúc đi làm “ anh cu” đi bỏ báo (newspaper boy) để làm lại cuộc đời, tôi làm bài thơ ‘chửi… Bố Mỹ’, có mấy câu:

Mình ơi!

Gì?

Chiều anh tí đi,

May được con cái đĩ,

Lớn lên gả cho Mỹ,

Chúng mình thiên hạ gọi:

“Bố Mẹ thằng Hoa Kỳ!

(xem truyện ngắn Bố Mỹ).

Với nghĩa bộ phận sinh dục nữ Đĩ có nghĩa là gì? Như đã biết qua bài Ý Nghĩa Những Từ Thô Tục Trong Việt Ngữ tổng quát bộ phận sinh dục nữ có nghĩa là túi, bao, nang, Nường. Nàng có nang có nường (Tiếng Việt Huyền Diệu). Như thế với nghĩa bộ phận sinh dục nữ, đĩ phải có nghĩa là nang túi Nường như vậy.

Ta thấy ngay đĩ:

đẫy: túi, bao (theo i = ay như ý = ấy, ta có đĩ = đẫy). Có một loài cò sếu có một cái bìu, cái túi đựng thức ăn rất lớn ở cổ gọi là con già đẫy. Loài lớn còn gọi là cò sói. Cò này trông lụ khụ như một cụ già.

clip_image003

Chim già đẫy lớn tại Thảo Cầm Viên Saigon (nguồn: Wikipedia).

clip_image005

Chim già đẫy lớn ở Assam (nguồn: Wikipedia).

Đẫy còn nói là nải (tay nải) (theo đ = n như đây = này, ta có đẫy = nải). Rõ ràng đĩ là túi nang, nường. Anh ngữ vagina, lồn, âm đạo có vag- = ví = bag, túi bao (v = b).

đì

Có hai loại đì

-đì 1.

Đì có một nghĩa là là túi bao như sa đì là chứng ruột sa vào túi, bao, bìu dái (scrotal hernia) (1).

Như đã biết túi nang là nường như thế đĩ liên hệ với đì (túi nang) thì hiển nhiên liên hệ với đì (với nghĩa đẫy túi bao).

Vì thế nhiều khi dùng từ đì chỉ âm hộ, lồn.

-đì 2.

là đít, trôn, khu như thấy qua câu:

Lì lì như đì hàng thịt.

Dân hàng thịt tay đầy mỡ sờ đít, trôn, khu nên những thứ này trơn lì.

Đánh bài bị “đì” là bị chọc vào đít, vào khu, bị đá đít, chèn ép.

Đì với nghĩa đáy, khu, trôn cũng hàm nghĩa chỉ cả bộ phận sinh dục nữ thấy qua câu ‘bán trôn nuôi miệng’. Đì khu trôn nơi có đì túi nang nường nên dùng chồng nghĩa với nhau.

Cần phân biệt đì là túi, bìu dái với đì đít trôn.

đó

Đĩ biến âm mẹ con với đó, có một nghĩa là một thứ dụng cụ bắt cá: đơm đó, có hình như cái rọ, cái lồng, cái túi.

clip_image007

Vì vậy Đó có một nghĩa là lồn, âm đạo, thấy rõ qua câu “đó rách ngáng chỗ”.

Đây là tình cảnh một ông có hai vợ. Vợ lớn, vợ già có ‘cái đó đã rách’ nằm giữa ngáng chỗ cô vợ bé, trẻ có ‘cái đó’ còn thanh xuân nằm phía xa chồng.

Rõ hơn, đó còn gọi là cái Lờ, có người cho rằng lờ là chữ L (lờ) viết tắt của từ Lồng, Lồn.

Đĩ, đó biến âm mẹ con với đấy: chỗ đó = chỗ đấy. Đấy biến âm với ấy (với đ câm: đấy = ấy). Cái ấy có một nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nữ (cái ấy = cái đấy = cái đó).

Ta thấy Đó là đơm đó có một nghĩa bộ phận sinh dục nữ và Đó là đấy là Ấy cũng có một nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nữ.

Đây là một nghệ thuật chơi chữ tuyệt chiêu trong văn chương Việt Nam.

~ đí

Đí biến âm mẹ con với đấy: cái đí = cái đấy = cái đó = cái ấy.

Đĩ biến âm với đí, đó, đấy, ấy có một nghĩa bộ phận sinh dục nữ.

í = ấy (với đ câm đĩ = ĩ, í = ấy). Như đã nói ở trên ấy có một nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nữ.

đoi

Đoi: bộ phận sinh dục nữ (Alexandre de Rhode, Từ Điển Việt Bồ La) (theo i = oi như thì = thời, ta có đĩ = đoi).

-bé đĩ gái.

Khi lớn lên nhưng chưa tới tuổi dậy thì, dậy tình là một cô gái nhỏ.

Tuổi dậy thì.

Thời kỳ bé gái đĩ bắt đầu có hoạt tình, dục tính, có dâm tính: gái xuân. Đĩ có nghĩa thay đổi.

Đĩ dùng như một tĩnh từ nhiều khi có nghĩa khen ngợi: con mắt rất đĩ: hiểu theo nghĩa tích cực là đôi mắt gợi tình, diễm tình, đa tình. Còn hiểu theo nghĩa tiêu cực là đôi mắt lẳng lơ, đâm đãng, chài tình.

Thời trưởng thành

-Với tính dục thường tình: bé gái đĩ trở thành cô đĩ, bà đĩ, mẹ đĩ (vợ).

-Với tính dục bất thường, siêu âm nữ, dâm đãng trở thành con đĩ, đĩ thõa, đĩ ngựa.

Nếu có mục đích trục lợi, kiếm tiền, bán dâm thì trở thành con đĩ, đĩ điếm, làm đĩ, đánh đĩ, thổ đĩ…: “dậy đĩ vén xống” (xống là váy liên hệ với sarong, xà rông).

Đĩ bán dâm liên hệ với Chàm ngữ dri, đĩ bán dâm.

Tóm lại: mới lọt lòng ra có đĩ đẫy, đĩ đì (túi, nang, nường) là cái đĩ, lớn lên vị thành niên là gái đĩ, lấy chồng là vợ đĩ, sinh con thành mẹ đĩ và dùng đĩ đẫy trục lợi, tiến thân, làm tiền là con đĩ, đĩ điếm.

Đĩ mang ý nghĩa biểu tượng liên hệ với vật tổ Việt.

Cu có một khuôn mặt biểu tượng tổ Việt ngành nọc dương Chim, Hồng Việt thì đối ngược lại Đĩ cũng có một khuôn mặt biểu tượng tổ Việt ngành nòng âm.Rắn, Lạc Việt. Bắt buộc.

Ta thấy Đĩ biến âm với đãiđai (dây), dải. Cổ Việt dải là loài rắn, trăn nước khổng lồ (anaconda). Miệng con dải này có khớp hàm di động có thể mở ra rất lớn nuốt được cả một con cá sấu nên có câu “mồm loa mép dải”. Vậy Đĩ liên hệ với con dải, rắn nước, vật tổ ngành Việt Lạc.

Kiểm chứng lại với Tổ Lạc Long Quân của Lạc Việt: từ Lạc viết với bộ trãi có một nghĩa là ‘con sâu không chân’.

Rắn trông giống loài sâu không chân, thấy rõ qua trong nhiều ngôn ngữ Ấn-Âu từ worm, sâu cũng có nghĩa là rắn. Sâu và rắn là những con uốn éo thấy qua worm có wor- = uor- = uốn. Sâu không chân là những con rắn tí hon. Sâu không chân và rắn (xà) đều là loài bò sát liên hệ với Phạn ngữ sarp, trườn, lăn, bò.

Trãi biến âm với dải (tr = d như trúng = đúng). Lạc Long Quân với Lạc viết với bộ trãi là Lạc Dải Rắn Nước.

Như vậy ngành âm Rắn, Lạc có vật tổ tối cao tối thượng là một loài Rắn nước có sừng (sừng mang tính Việt), gọi là Rắn Lạc Việt. Lạc rắn liên hệ với Việt ngữ nạ, náp (loài thủy quái), với Phạn ngữ nak (rắn nước), naga (rắn, rồng), với Anh ngữ snake (rắn)…

Rắn tổ Lạc Việt còn thấy trên trống đồng Đông Sơn (Giải Đọc Trống Đồng Đông Sơn).

Các từ ruột thịt, họ hàng với đĩ:

-điếm

Trung Nam dùng từ điếm có một nghĩa như từ đĩ (bám dâm): ổ điếm Vườn Lài, điếm Tây, điếm Mỹ.

-đượi.

biến âm với đĩ: con đĩ, con đượi.

-đĩ đánh bồng.

Hội xuân làng Triều Khúc ở ngoại thành Hà Nội có điệu múa mang tên “Con đĩ đánh bồng”, trai làng ăn mặc giả gái, tô son trát phấn ôm trống nhẩy tưng tưng, uốn éo, lả lơi, khiêu gợi, buông tình. Bồng là tiếng trống bông bông, bồng bồng: ‘Tình bằng có cái trống cơm,
khen ai khéo vỗ ớ mấy bông mà lên bông, ớ mấy bông mà lên bông (bài hát Trống Cơm). Tiếng trống cũng dùng chỉ trống. Đánh bồng là đánh trống.

-khu đĩ lồn mèo.

Khu đĩ là phần hình tam giác ở đầu hồi mái nhà.

Có rất nhiều giải thích theo văn chương bác học (Hán Việt) và dân gian.

Theo Paulus Của (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị): khu đĩ là “Thu Kĩ”, ấy là chỗ cùng hai đầu nóc nhà (tiếng nói trại).

Tác giả khác cho rằng khu đĩ là tiếng nói trại của ‘cu đẻ’. Khu đĩ là chỗ chim cu làm tổ đẻ trứng! (vì cu biến âm với khu).

Hãy duyệt xem nghĩa của khu và đĩ.

a. Khu: đít, trôn, đáy, bàn tọa: chổng khu lên trời, lỗ khu, khu chén, khu bát, khu ốc.

Mường ngữ khu, Khmer ngữ khut, khu, đít, trôn, tè khut, đánh vào khu (Nguyễn Hy Vọng, TĐ Nguồn Gốc Tiếng Việt).

Đối chiếu với Phạn ngữ, khu ở đây ruột thịt với Phạn ngữ guda: anus, hậu môn, lỗ khu (kh = g: khỏ = gõ).

Như đã nói ở trên ở phái nữ khu cũng hàm nghĩa bộ phận sinh dục nữ: ‘bán trôn (khu) nuôi miệng’ (tức làm đĩ, bán dâm). Khu là đì (đít trôn) hiểu theo nghĩa là (chỗ có) đì (có nường).

b. Đĩ

Như đã nói ở trên đĩ có nghĩa gốc là nường và về sau có nghĩa bán dâm cũng nhờ vào nường.

Như vậy khu đĩ nên hiểu theo nôm na là trôn, đít (khu), chỗ có đĩ (đẫy, túi, nang, nường, lồn), thoải mái hơn là hiểu theo nghĩa bác học “Thu Kĩ” hay suy diễn “Cu Đẻ”.

Hơn thế nữa, khu đĩ còn nói là ‘lồn mèo’.

Theo Lê Văn Đức lồn mèo là đầu hồi, góc giụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau: Dán bùa lồn mèo.

Từ ghép tư ‘khu đĩ lồn mèo’ cho thấy khu đĩ có nghĩa tương đương với lồn mèo. ‘Lồn mèo’ bổ nghĩa thêm và xác thực nghĩa của khu đĩ là nường.

Tóm lại khu đĩ với nghĩa lồn mèo nên hiểu nghiêng nhiều về nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nữ có hình tam giác ở đầu hồi mái nhà.

-đĩ đực.

Ngày nay đĩ bán dâm dùng rộng ra áp dụng cho cả phái nam: đĩ đực. Mới nghe qua như có vẻ tréo cẳng ngỗng vì đàn ông đâu có đĩ nường nhưng nghĩ kỹ thì đĩ đực phải hiểu đĩ biến âm với đì có nghĩa là đít, khu ruột thịt với Phạn ngữ guda, anus, hậu môn.

Đối Chiếu Với Anh/Ấn-Âu ngữ.

Tôi khám phá ra có sự liên mật thiết giữ Việt ngữ và Anh/Ấn-Âu ngữ. Việt ngữ càng nôm na (càng mách qué), càng thuần Việt càng ruột thịt với Anh/Ấn-Âu ngữ và Phạn ngữ. Hiển nhiên Cu và Đĩ cũng vậy (xem tác Phẩm Sự Liên Hệ Giữa Việt và Ấn Âu Ngữ).

a. Cu.

Cu:

~ Anh ngữ cock, Pháp ngữ coq, gà trống, gà qué, gà que và có một nghĩa bộ phận sinh dục nam. Coc(k) là cọc, cặc, cu.

~ Pháp ngữ cigogne, cò có cig = ki, kì, kèo, cọc, cặc.

~ heron, cò có her- = ke (que, bộ phận sinh dục nam) = kẹc, cặc = hạc,

b. Đĩ

~ doll, búp bê. Đây là đĩ thời còn là bé thơ.

~ dona: đàn bà, con gái, tình nhân.

~ doxy: đĩ mang tính điếm, gái giang hồ. Có tác giả cho rằng có lẽ phát gốc từ Low German dokke “doll,” rồi nghĩa bị suy thoái thành ‘sweetheart’ (tình nhân), rồi thành ‘wench’ (1. thiếu nữ, cô gái, cô nường, 2. gái đĩ điếm) và cuối cùng thành ‘whore‘ (đĩ điếm, gái bán dâm).

~ dell, “a wench”.

Dell có một nghĩa là thung lũng nhỏ.

Với nghĩa bóng lũng nhỏ, chỗ trũng chỉ bộ phận sinh dục nữ.

Đối Chiếu Với Phạn ngữ.

a. Cu

~ Phạn ngữ:

1. çûla (cf ço): a pike, cọc, nọc nhọn, thương, giáo, a dart, phi tiêu, a weapon, khí giới (vật nhọn như thương, giáo, lao), biểu tượng của cu.

2. çiçna, the penis, con cu. Pháp ngữ cigogne, cò liên hệ với çiçna, the penis này: con cu = con ci- = con ki = con cò.

3. çvi, çiçu (láy của çvi): a. a boy, ‘thằng bòi, thằng buồi’, b. a child, bé con (cu con).

Thằng cu çiçu có çûla, vật nhọn, có çiçna, penis là thằng cò, thằng cồ.

5. çiva, liên hệ với Shiva, có một

khuôn mặt biểu tượng là linga, nõ,

dương vật (çi-, Shi- = Ki, Kì = Cọc, Cặc).

Thần Shiva có Ki, có Cu, có Linga.

6. kukuta, gà trống có một khuôn mặt biểu tượng dương vật. Con kukuta có ku- = cu.

b. Đĩ

~ Phạn ngữ: 1. स्त्री (strī), woman, đàn bà, lady, cô gái, thiếu nữ, bà, phụ nữ, nàng, cô nương, feminine gender, giống cái [theo tr = đ như trúng = đúng, ta có (s)trĩ = đĩ (với nghĩa tổng quát chỉ woman)], 2. स्त्रीभग: stribhaga, cunt, the female organ, bộ phận sinh dục nữ.

(Bhaga có một nghĩa là thần hôn nhân của Ấn giáo đi với strĩ, woman có một nghĩa là bộ phận sinh dục nữ).

Lưu ý :

Có một điểm đặc biệt cần nói tới là Chàm ngữ dri, đĩ bán dâm ruột thịt với Phạn ngữ (s)trĩ với nghĩa tổng quát chỉ woman = Việt ngữ đĩ với nghĩa bộ phận sinh dục nữ, chỉ tổng quát phái nữ và cả đĩ bán dâm. Ta thấy Chàm ngữ ruột thịt với Phạn ngữ vì qua Ấn giáo.

Ta thấy rõ Đĩ cùng âm ĩ với Phạn ngữ Strĩ trong khi các Ấn-Âu ngữ có âm không giống, điểm này chứng tỏ Việt ngữ ruột thịt với Phạn ngữ hơn. Nói một cách khác Việt ngữ trên vai về Ấn-Âu ngữ trong cây ngôn ngữ loài người.

Tóm Lược

Cu và Đĩ hai từ nôm na, thuần Việt có nghĩa gốc chỉ bộ phận sinh dục nam và nữ. Cu là cò, cồ, cừ, ki, kì, kèo, cọc, cược, cặc : Nõ. Đĩ là đẫy (túi, nang), là Đì (bìu, túi, nang): Nường.

Nghĩa gốc này thay đổi theo tuổi, theo hoạt tình, dâm tính của mỗi phía, nhất là ở phái nữ.

Về phía Cu thì khi mới lọt lòng ra có cu cọc, cu cặc là thằng cu, lớn lên vị thành niên là anh cu, lấy vợ là chồng cu, sinh con thành bố cu và dùng cu trục lợi, tiến thân, làm tiền là đồ đĩ cu.

Về phía Đĩ thì khi mới lọt lòng ra có đĩ đẫy, đĩ đì (nang, nường) là cái đĩ, lớn lên vị thành niên là nàng đĩ, lấy chồng là vợ đĩ, sinh con thành mẹ đĩ và dùng đĩ đẫy trục lợi, tiến thân, làm tiền là con đĩ, đĩ điếm.

Một lần nữa Cu và Đĩ hai từ nôm na, thuần Việt xác thực sự liên hệ mật thiết với giữa Việt ngữ Phạn ngữ và Anh/Ấn-Âu ngữ.

_____

Ghi Chú

(1). Sa đì:

Khi còn ở trong bụng mẹ, hai trứng dái của một thai nhi trai còn nằm trong bụng, khi gần ra đời mới tụt xuống bìu dái. Lúc đó miệng túi đóng chặt lại. Vì bẩm sinh hay thụ đắc túi không đóng kín ruột sa từ háng chui xuống bìu dái thành sa đì (scrotal hernia: scrotum là bao túi, hernia là phình, phòi, lòi, sa xuống).

clip_image009

Sa đì bẩm sinh.

Khi một bé trai ra đời bác sĩ sản khoa (và cả mẹ cu) phải xem hai hòn trứng dái đã tụt xuống bìu dái chưa? Nếu chưa thì phải giải phẫu đem xuống, còn không hai hòn trứng ở lâu trong bụng có nhiệt độ cao hơn ở ngoài bìu dái dễ bị ung thư.

No comments:

Post a Comment