Người Việt Quốc Gia Houston đi biểu tình chống quyết định 1334 của CSVN
NGƯỜI VIỆT HOUSTON THẮNG NGOẠN MỤC
► Ba khách mời danh
dự, hai MC chính rút lui trước giờ khai mạc
► Khách tham
dự khoảng và chục và các gian hàng thưa thớt
Đúng 7:30 sáng thứ Năm, 9/5/2024 đoàn
người biểu tình gồm đủ loại tuổi; cao niên, trung niên và giới trẻ, đã tề tựu
đông đủ tại bãi đậu xe của Trung tâm thương mại Hồng Kông 4 tại góc đường
Bellaire và Boon, nơi có chiếc xe bus 55 chỗ, đang đợi, chuẩn bị trực chỉ
George Brown Convention Center, trung tâm thành phố Houston để biểu tình phản
đối Hội chợ Triển lãm Conference & Expo 2024 Houston, Texas, được tổ chức
bởi VBI “ Tổ Chức
Người Việt Toàn cầu” trong hai ngày 9 & 10/5/2024 với mục đích kêu gọi
doanh nhân Hoa Kỳ và đặc biệt là người Mỹ gốc Việt về đầu tư tại Việt Nam và
doanh nhân Việt Nam tìm những nguồn hàng của Hoa Kỳ. Mọi người kiểm soát cờ,
biểu ngữ và vật dụng cá nhân trước khi xe lăn bánh.
Phía trái (đeo kính) Ông Nhân Phạm,
phía phải Nha sĩ Chu Văn Cương, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Chu Văn
Cương đang hướng dẫn chuyến xe bus chở phái đoàn biểu tình từ khu Hồng Kông 4
đến Trung tân Triển lãm George Brown Conference Center.
Biểu tình quyết liệt nhưng ôn hòa
Nha sĩ Chu Văn Cương, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt quốc gia nhắn nhủ mọi người; «Cuộc biểu tình nhằm phản đối những việc làm có lợi cho CSVN, chúng ta không chống cá nhân người tham dự, hay ban điều hành địa điểm Hội chợ, nên cuộc biểu tình này quyết liệt nhưng phải ôn hòa. Chúng ta sẽ không làm điều gì có hại cho người khác hay tài sản của họ. Xin mọi người chú ý và cảnh giác xem có người lạ nào trà trộn vào để gây rối, khiến cuộc biểu tình của chúng ta mất đi chính nghĩa…»
Sau những lời căn dặn của ông chủ tịch
trẻ đầy nhiệt huyết, các chị trong hai ban hợp ca Hồn Việt và Thiện Nguyện Hậu
Duệ Việt Nam Cộng Hòa hắt lên những bản hợp ca vang vang, để rút ngắn con đường
dài trên nửa giờ từ khu tâm thương mại người Việt vùng Tây Nam vào trung tâm
của thành phố:
«Việt
Nam, Việt Nam nghe từ vào đời, Việt Nam hai câu nói trên vành môi…»
và
«Ta
như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn, Đường dài ngút ngàn
chỉ một trận cười vang vang…»
Khi xe đến nơi, cảnh sát và ban trật tự
chỉ dẫn chỗ đậu xe. Mọi người xuống xe và đi bộ khoảng 5 phút để đến trước
trước tòa nhà triển lãm, nơi đây đã có một số người trẻ đi bằng xe riêng đang
đứng đợi. Tổng số người lên đến khoảng 80 người. Cờ vàng VNCH và Hoa kỳ, và
biểu ngữ được giăng ra. Hai biểu ngữ lớn màu vàng, chữ đỏ:
«HUMAN RIGHT FOR VIỆT NAM», và biểu ngữ thứ hai bằng hai thứ tiếng:
► «Cực lực chống lại Quyết Định 1334 của đảng CSVN»
► «We vehemently oppose “Decision 1334 by the Vietnamese
Communist Party.»
Cùng với màu vàng với 3 vạch đỏ của cờ
VNCH trên những chiếc áo dài xinh đẹp của các chị trong hai ban hợp ca đã tô
điểm con đường với những hàng cây xanh mướt mắt, tạo nên một hình ảnh nổi bật,
đẹp mắt và đầy khí thế trước khu Triển lãm.
Ngoài những viên cảnh sát của thành
phố, phần đông là những người Việt, cũng đã có mặt để giữ trật tự và bảo vệ
người biểu tình, Trung tâm Triển lãm cũng đã bổ xung thêm một số nhân viên an
ninh. gương mặt họ có vẻ căng thẳng.
Cô Như Lê, phóng viên truyền hình của
VIET TV đi vào bên trong phòng triển lãm để quay phim nhưng bị ban an ninh
của Trung tâm giữ lại. Sau khi trình thẻ báo chí và sự can thiệp khá gay go của
người biểu tình, cô cũng đã vào được bên trong.
Đoàn biểu tình trương biểu ngữ trước
Trung Tâm Hội Chợ George Brown
Tham luận viên đọc diễn văn khai mạc
rút lui vào giờ cuối
Một chiếc xe của khách dừng trước đoàn
biểu tình, người lái xe là ông Jim McIngvale thuộc công ty Mattress Mack, cũng
là người lãnh trách nhiệm đọc diễn văn khai mạc Hôi chợ, đã được Ban tổ chức
quảng bá khá ồn ào qua những bích chương, những bài viết trên website rằng ông
sẽ là một trong những người giới thiệu sản phẩm của Mỹ, đặc biệt là ngành
giường nệm, Ông McIngvale đã hỏi lý do của cuộc biểu tình, chủ tịch Chu Văn
Cương và một số anh chị em cùng giải thích. Ông đã quyết định rút lui vì ông
cho rằng không thể làm ăn với chính quyền Cộng sản độc tài, kiểm soát chặt chẽ
kinh tế của người dân. Trước khi ra về ông được người biểu tình tặng một lá cờ
vàng ba sọc đỏ của VNCH. Sau khi quay xe ông vẫy lá cờ vàng và biểu lộ sự ủng
hộ cuộc biểu tình và được đáp lại bằng những lời «thank you», cám ơn nồng ấm.
Cũng nên nhắc lại, ngày hôm trước khi
cuộc biểu tình diễn ra, hai khách danh dự và là tham luận viên chính là ông thị
trưởng Whitmire, Phó Đề Đốc Huấn Nguyễn, hai MC và một số chủ gian hàng cũng đã
rút lui sau những phản ảnh của một số đông đảo cư dân Houston.
Quá 10 giờ sáng là giờ khai mạc, nhưng
bên trong phòng triển lãm vẫn vắng tanh, chỉ có hai phụ nữ ngồi nói chuyện
trong hàng ghế sắp trước khán đài khoảng 100 ghế.
Đoàn biểu tình bên ngoài bắt đầu tuyên
bố lý do và hô khẩu hiệu:
- Nhân quyền cho Việt Nam
- Không đầu tư, họp tác với đảng
Cộng sản
- Đả đảo quyết định 1334
- Đả đảo Cộng sản …
Và tiếp tục hát:
«Trả lại cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ, độc tài, độc tôn…»
Đoàn biểu tình gặp ông Jim McIngvale,
người sẽ đọc diễn văn cho buổi khai mạc nhưng đã hủy vào giờ cuối.
Cắt băng Khai mạc tẻ nhạt, tương lai
của Hội chợ 1334 không tươi sáng
Chủ tịch Chu Văn Cương tuyên bố lý do của cuộc biểu tình.
Và cứ tiếp tục như vậy trong khi lác
đác có những chủ gian hàng và một số quan khách bắt đầu đến. Mãi cho đến khoảng
11:30 sáng khi đoàn biểu tình chuẩn bị ra về thì bên trong bắt đầu khai mạc với
khoảng trên 70 người kể cả quan khách lẫn chủ gian hàng. Con số rất khác với
những gì họ quảng bá trên website và các tài liệu gửi đi khắp nơi rằng sẽ có
200 gian hàng, 5,000 người tham dự từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều tiết mục đã
bị hủy bỏ vì các Tham luận viên đã không đến.
Một người tham dự bên trong muốn dấu
tên đã cho người viết biết: «Thực ra
hội chợ này cũng đã được tổ chức tại cùng địa điểm vào năm ngoái, nhưng họ
không quảng bá nhiều vào cơ sở thương mãi vào cộng đồng Việt Nam nên người biết
không nhiều. Số người tham dự năm ngoái không đông lắm nhưng không vắng thê
thảm như lần này. Biểu tình sẽ là cái cớ để những tay sai đổ lỗi cho việc thất
bại lần này, nhưng chắc chắn là tiền thù lao từ quỹ nhà nước CS sẽ giảm đi đáng
kể».
Theo ý kiến riêng của vị này thì tiền
đồ của Hội chợ 1334 sẽ không tươi sáng vì nó không đem lại lợi lộc thực tiễn
nào cho các công ty tham dự. Mỗi công ty từ VN qua đây sẽ phải chi ít nhất là
$10,000 Mỹ Kim tiền vé máy bay, ăn ở, phí thuê gian hàng, phí gửi hàng, gói
hàng…Trong tình hình kinh tế VN như hiện tại những công ty cỡ nhỏ và cỡ trung
sẽ không thể nào chịu đựng nổi.
Sáng thứ Sáu 10/5/2024 Hội chợ Triển
lãm này sẽ tiếp tục cho đến buổi chiều và kết thúc bằng một chương trình Gala
tại nhà hàng Kim Sơn trên đường Bellaire. Họ sẽ được nghinh đón bằng một cuộc
biểu tình đông đảo và quy mô hơn vì chiều thứ sáu, một số người có thể nghỉ làm
việc sớm và địa điểm thuận lợi ngay trong phố sầm uất Bellaire của cộng đồng
người Việt Houston.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và tường
trình tới độc giả trong những ngày tới.
Khoảng 12 giờ trưa, buổi triển lãm mới
được cắt băng khánh thành, trễ 2 giờ đồng hồ. Hình phải: Các gian hàng thưa
thớt
Nhân dịp này người viết đã thực hiện
một số cuộc phỏng vấn chớp nhoáng một số người tham dự thuộc những thành phần
tuổi tác và nghề nghiệp khác nhau, xin ghi lại đây để rộng đường dư luận.
Việt Nam đã sẵn sàng thay đổi để có nền
kinh tế thành công và bền vững chưa?
Bộ Thương Mại Hoa kỳ chưa công nhận
kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường
Người đầu tiên chúng tôi liên lạc được
là nha sĩ Chu Văn Cương, chủ tịch cộng đồng Houston khi ông vừa rời địa điểm
biểu tình với câu hỏi:
«Sau
khi bào báo của chúng tôi gửi ra hôm qua, tường trình về cuộc biểu tình hôm nay
thì rất nhiều ý kiến phản hồi, phần đông ý kiến của đồng hương tán đồng, cổ võ
và ủng hộ cuộc biểu tình, nhưng cũng có ý kiến đặt vấn đề như; đây chỉ là một
hội chợ kinh tế trong đó từ thành phần Ban Tổ chức lẫn người tham dự là những
doanh nhân tìm kiếm cơ hội làm ăn phát triển kinh tế, cộng đồng Houston rảnh
rỗi lắm sao mà tổ chức biểu tình rầm rộ trong hai ngày, kể cả ngày làm việc,
Các ông bà không muốn Việt Nam phát triển kinh tế hay sao? Xin ông cho câu trả
lời».
Nha sĩ Chu Văn Cương giải thích: «Trước hết. chúng tôi xin cám ơn những đồng
hương tán thành và ủng hộ sự hy sinh, thời gian và công sức của các bác các anh
chị đã tham dự biểu tình hôm nay. Nhìn vào thành phần những người có mặt, ngoại
trừ một số ít các bác lớn tuổi đếm trên đầu ngón tay, số còn lại là những người
đang ở tuổi làm việc, họ phải nghỉ sở làm, hoặc rời những cơ sở kinh doanh của
họ để tham gia, đây là những hy sinh mà họ phải có lý do chính đáng.
«Lý
do đó là gì? Tôi xin trả lời là vì chúng tôi thấy rằng nhà nước Việt Nam chưa
sẵn sàng thay đổi để có được một nền kinh tế thịnh vượng và vững bền như khẩu
hiệu mà họ trương lên “Sustainomics”. Họ không muốn đánh đổi việc thay đổi
cơ chế chính trị Cộng sản sang cơ chế tư bản tự do với tam quyền phân lập là
điều kiện cần và tất yếu để đi đến thành công.
«Gần
50 năm qua, bao lần họ nói họ thay đổi, thập niên 80, họ thay đổi từ kinh tế
tập trung sang xã hội chủ nghĩa sang kinh tế tư bản nhưng vẫn lấy kinh tế quốc
doanh làm chủ đạo để cứu nạn đói kinh hoàng của VN vào đầu thập niên 80. Nhưng
họ đã không thay đổi thế chế chính trị. Bốn mươi năm qua, nền kinh tế đầu voi,
đuôi chuột đã tạo ra một xã hội tràn ngập bất công, kinh doanh đi kèm với hối
lộ, thao túng cửa quyền tạo lên tầng lớp tư bản đỏ vô đạo đức, bóc lột người
dân đến xương tủy. Cái nền kinh tế quái thai này đang trên đà sụp đổ cũng không
khác gì nền kinh tế của Trung cộng, nên đảng và nhà nước Việt Nam chỉ còn biết
trông cậy vào sự đầu tư của bên ngoài.
«Đối
với những công ty lớn ngoại quốc thì việc đầu tư của họ phải có những điều kiện
bảo đảm thì họ mới bước chân vào nên dù có nhu cầu rời khỏi Trung Cộng số đông
các công ty lớn của Mỹ hay của các quốc gia tự do khác cũng rất ít công ty chọn
Việt Nam. Nên hy vọng vào nguồn này không đủ để cứu con bệnh kinh tế trầm kha
của Việt Nam. Chính bộ Thương Mại Mỹ vẫn chưa công nhận nền kinh tế tại Việt
Nam là nền kinh tế thị trường nên VN chưa thu hút được những đầu tư nhiều của
các hãng lớn. Hiện nhà nước Việt Nam đang ráo riết vận động để Bộ Thương Mại Mỹ
thay đổi việc đánh giá này nên cộng đồng người Việt Hoa Kỳ đang cố gắng giải
thích và đem chứng cứ chứng minh rằng nền kinh tế hiện tại của VN là rất bệnh
hoạn, đầy bất công, phe phái, chưa có thể đánh giá là nền kinh tế tự do với
cạnh tranh công bằng».
Nha sĩ Chu Văn Cương giải thích mục
đích của cuộc biểu tình khiến ông Jim McIngvale - được Hội chợ mời làm diễn giả thứ ba đọc diễn văn khai mạc - đã hủy không tham gia.
Nha sĩ Cương chia sẻ với người viết về
lá thư của 22 Dân biểu và Thượng Nghị sĩ gửi bộ Thương Mại Hoa Kỳ đưa những
chứng cứ rằng kinh tế VN chưa có đủ để được công nhận là nền kinh tế tự do,
người viết xin đính kèm trong attachment để chia sẻ với bạn đọc
Bây giờ, chỉ còn con đường Đảng và nhà
nước CS có thể tìm đến để cầu cứu là cộng đồng người Việt hải ngoại, một cộng
đồng non trẻ nhưng đầy tiềm lực. Họ đưa ra những lời ngon ngọt đầy tình cảm
như: “về để xây dự quê hương, đẩy kinh tế
của Việt Nam ngang tầm với thế giới, hỡi những người trẻ, bạn có yêu quê hương
Việt Nam hay không? Chiến tranh đã chấm dứt gần nửa thế kỷ qua, đã đến lúc phải
hòa hợp, hòa giải dân tộc để xây dựng quê hương…»
Nha sĩ Cương tiếp tục: «Bên cạnh những điều ngon ngọt đó, họ
không thay đổi điều gì cả.
«Chúng
tôi chống là chống cái âm mưu của Quyết định 1334 được đưa ra để chiêu dụ lớp
người trẻ trở về Việt Nam đầu tư để cứu cái nền kinh tế bệnh hoạn hiện tại của
họ đã tạo ra để họ tiếp tục được nắm quyền cai trị.
«► Chúng
tôi cực lực lên án nó vì đây là hành vi lừa đảo.
«► Chúng
tôi cũng lên án chính quyền CSVN bỏ những số tiền lớn để len lỏi
vào các cộng đồng để tổ chức những sự kiện trong các cộng đồng
nhằm chia rẽ, mất tình đoàn kết của người Việt.
«► Chúng
tôi đòi hỏi nhà nước VN phải thực thi nhân quyền, thay đổi kinh tế và
chính trị sang nền dân chủ tự do thực sự tại Việt Nam thì
mới tạo điều kiện cho cả người dân trong ước cũng như người hải
ngoại về cơ hội kinh doanh lành mạnh, bền vững và công bằng
để đất nước đi lên.
«► Chúng
tôi không chống George Brown Convention Center là nơi họ tổ chức Hội
chợ.
«► Chúng
tôi không chống nhà hàng Kim Sơn là nơi họ tổ chức tiệc Gala vào
ngày thứ Sáu
«Hy
vọng câu trả lời này của chúng tôi giúp đồng hương hiểu được đường lối và hành
động của Tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston. Chúng tôi luôn sát cánh
để hỗ trợ nguyện vọng của đồng bào trong mọi hoàn cảnh.
«Thư
của 22 Dân biểu và Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ viết cho Bộ Thương Mại khuyến cáo rằng
kinh tế Việt Nam chưa phải là nền kinh tế tự do để phát triển.
«Chia
sẻ kinh nghiệm cho giới trẻ; 1334 là bình mới, rượu cũ của nghị quyết 36.»
Ông Lê Phát Minh, cố vấn của cộng đồng
người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận, một nhân sĩ trong cộng đồng
Houston tuổi trên 80, khi được hỏi về lý do ông tham dự biểu tình, ông trầm
ngâm một lúc rồi chia sẻ:
«Thực
trong thâm tâm thì ai cũng muốn Việt Nam được phát triển để giúp đất nước mình
đi lên và người dân đỡ khổ, gần 50 năm qua đã rất nhiều người từ hải ngoại về
VN làm ăn lớn có, nhỏ có nhưng hầu hết đã không thành công và phải trở lại Mỹ
hoặc các quốc gia mà họ định cư một cách ê chề, chua chát. Tôi lấy ví dụ về
kinh nghiệm của chính những người thân quen của tôi qua việc nghe lời ngon ngọt
mà trở về đầu tư vào công ty dược phẩm Trang Hai. Trang Hai là một công ty dược
phẩm lớn nhất trong thời VNCH. Họ không chỉ bán thuốc nhập cảng mà còn bào chế
đủ mọi loại thuốc từ thông thường cảm cúm đến trụ sinh phức tạp. Năm 1975 sau
khi bị nhà nước tiếp quản từ một công ty doanh thu hàng trăm triệu hàng năm,
Trang Hai trở thành công ty thua lỗ, máy móc hư hại, cơ sở xuống cấp thảm hại
nên phải ngưng hoạt động.
«Muốn
khôi phục hoạt động của công ty, nhà nước Việt Nam cho người sang hải ngoại móc
nối,hứa hẹn rất nhiều như sẻ dễ dàng cho người đầu tư như được đặc biệt nâng đỡ
và những bánh vẽ về khoản lời bở béo vì dược phẩm là một ngành đầu tư rất nhiều
tiềm năng, Việt nam có nhu cầu cấp bách và không ai cũng có thể đầu tư vào
ngành này vì nó đòi hỏi kiến thức, vốn liếng, kinh nghiệm chuyên môn cao. Một
số người quen biết gia đình tôi nghe lời hứa hẹn đã rủ nhau đầu tư. Chỉ khoảng
chưa đầy hai năm, mọi người đã phải trở về Mỹ; vì hệ thống hành chánh, tài
chánh khó khăn, phúc tạp đầy nhiễu nhương, hầu như chỗ nào cũng phải dùng tiền
để gọi là “bôi trơn” mà thực tế là hối lộ để xin từng giấy phép cho việc xây
dựng, sinh hoạt của nhà máy, việc sản xuất… vốn thì tiếp tục phải châm vào mà
việc sản xuất kiếm lời còn quá xa vời, chưa kể đến việc những kèn cựa, nhiễu
nhương của những đối tác, khách hàng mà người đầu tư không phải đối đầu tại Mỹ.
Mọi người đã phải cay đắng rút về Mỹ theo kiểu bỏ của chạy lấy người.
«Đó
là những kinh nghiệm xương máu của người thân mà tôi muốn chia sẻ với những
người trẻ để các em không phải đi vào con đường mà cha anh đã đi qua. Họ có vẽ
rồng, vẽ rắn gì thì cũng chỉ là chuyện môi mép để chiêu dụ. Quyết định 1334 mà
nhà nước Việt Nam đưa ra mà không có sự thay đổi quan trọng để đảm bảo về tự do
đầu tư và cạnh tranh bình đẳng của nền kinh tế tư bản thì vẫn là “bình mới,
rượu cũ” của Nghị quyết 36 mà người CS áp
dụng gần 50 năm qua”, có khác là nó tinh vi hơn, nó nhắm vào giới trẻ hải ngoại
và nó được tài trợ hậu hĩnh hơn».
Nhắn với tổ chức VBI: Việt Nam chưa có
nhân quyền và bắt bớ người vô tội
Đối với ông Phạm Tố Thư, một vị cao
niên có nhiều sinh hoạt gắn bó với cộng đồng đã phát biểu:
«Chúng
tôi tham gia biểu tình với 2 mục đích:
Trước
hết Chúng tôi xác nhận không chống VBI,
không chống lại các cơ quan thương mại của người Việt Quốc Gia đang sống ở các
nước Tự Do. Chúng tôi chỉ chống lại Nghị Quyết 1334, một Nghị Quyết của CSVN
nói về việc “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục
vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” (của CSVN). Đồng thời đoàn
biểu tình chúng tôi muốn nhắc nhở tổ chức VBI hiểu rằng đảng Cộng Sản VN vẫn
luôn luôn đàn áp, bịt miệng người dân và vẫn vi phạm nhân quyền trầm trọng
trong suốt 49 năm qua. VN vẫn không có nhân quyền.
Thứ
hai: Tình trạng bắt bớ những người khác
chính kiến, những nhà hoạt động dân chủ yêu nước mỗi ngày một nhiều. Yêu
cầu đảng CSVN phải ngừng đàn áp nhân quyền và phải trả tự do ngay lập tức và vô
điều kiện cho các Tù Nhân Lương Tâm.»
Gian hàng nước mắm và booth của tổ hợp
luật sư Cao Quang Ánh
Đánh giá lầm tinh thần chống cộng giới
trẻ hải ngoại. Công dân Mỹ về VN đút lót, chính phủ Mỹ có can thiệp được không?
Nam Phan Lê, vừa tròn 50 tuổi đến Mỹ
khoảng 10 năm, là tín đồ của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại VN, một giáo
phái bị nhà nước CS đưa khỏi vòng pháp luật. Các tu sĩ thường bị quấy nhiễu, bị
bắt tù vì những lý do không rõ ràng. Có lần một sư Thầy của anh bị giết vào ban
đêm và được dàn dựng như một vụ cướp, nhưng trong chùa đã không mất một món đồ
nào.
Anh Nam đã bị bắt hai lần cùng với sư
Thầy của anh và lần thứ ba anh bị bắt cóc, may anh trốn được, sư Thầy khuyên
anh nên trốn sang Thái Lan xin tị nạn, vì nếu còn ở lại anh sẽ bị giết qua một
dàn dựng như tai nạn giao thông chẳng hạn. May mắn, anh đã trốn thoát. Sang Mỹ
không có cơ hội để đi học nhiều và hiện làm nghề tự do, sửa chữa nhà cửa, vợ
anh làm nghề móng tay. Hai người có hai đứa con cuộc sống đầy đủ, thoải mái.
Khi được hỏi vì sao anh tham gia biểu tình và anh nghĩ gì về Quyết định 1334?
Anh trả lời với gương mặt cương quyết và lời lẽ đanh thép:
«Nhà
nước CSVN đã đánh giá tinh thần chống Cộng của Cộng đồng Việt hải ngoại đã bị
suy yếu. Thế hệ lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm đau thương với CS nay đã mất đi,
hoặc già yếu, thế hệ một rưỡi, và thế hệ thứ hai thì ít hay không có kinh
nghiệm nên việc chống Cộng không còn hăng hái như trước đây nên họ đưa ra một
chiến dịch mới qua quyết định 1334. Nhưng đối với tôi, suy luận này có thể đúng
với một số trường hợp, nhưng chứng kiến cuộc biểu tình hôm nay thấy đông đảo
người trẻ, tuổi gần 60 và trẻ hơn; họ là những dược sĩ, bác sĩ, luật sư, chủ
nhân các công ty nhiều ngành nghề, với tinh thần chống Cộng của họ thật cao,
phương cách chống cộng của họ khônngoan và có kết quả, thì tôi nghĩ nhà nước CS
đã lầm. Một khi CS còn theo đuổi chánh sách hà hiếp người dân, không cho họ có
quyền tự do đóng góp vào việc điều hành đất nước và cấm cản việc thực thi nhân
quyền, dân quyền trong nước VN thì tinh thần chống CS vẫn còn nguyên vẹn, chỉ khác
đi phương cách cho hợp với thời đại.
«Riêng
với những người trẻ đang suy nghĩ có nên về VN đầu tư? Tôi chỉ muốn chia sẻ
rằng: vốn liếng của chúng ta có được hôm nay, không chỉ từ sự tài giỏi hay chịu
khó của mỗi người chúng ta, mà còn từ một lý do rất quan trọng, đó là những
chính sách nâng đỡ, tạo những điều kiện tốt và công bằng cho tất cả moi người
của chính phủ Hoa Kỳ. Nếu chúng ta còn ở lại VN dù có đi học, bằng cấp đầy
người chúng ta đang phải chạy xe ôm, xe Grab đi giao hàng như hàng ngàn những người
trẻ trí thức trong nước. Vậy lý do gì chúng ta phải đem vốn về để đầu tư tại
VN, nơi mà tất cả mọi công việc cần phải có đồng tiền đi cửa sau chạy chọt,
cạnh tranh thiếu công bằng các công ty quốc doanh hay là những sân sau của quan
chức nhiều ưu tiên, thì xin hỏi yếu tố thành công nào là của chúng ta?
«Đầu
tư như vậy thì có bao nhiêu phần trăm thành công; chưa kể đến việc đút lót với
luật VN hay Hoa Kỳ đều là phạm pháp. Hành động này chúng ta đã tự đặt cổ vào
thòng lọng, chính những kẻ ăn tiền của chúng ta sẽ có ngày không vui sẽ tố cáo
chúng ta như biết bao doanh nhân trong nước bị tố cáo, truy tố, bỏ tù còn có
khi bị mất mạng như trường hợp của bà Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát. Bà Lan
không thể làm tất cả những việc bà đã làm nếu bà không đút lót, nhưng hôm nay
đây có biết bao nhiêu quan chức từng ăn tiền của bà vẫn còn ung dung ngoài pháp
luật? Anh chị có thể nói; mình là người có quốc tịch Mỹ thì chính phủ Mỹ can
thiệp. Nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn đã lầm lớn vì tội đút lót dù bạn vi phạm
tại VN, luật Hoa Kỳ không thể can thiệp được, chưa kể đến khi về đến Mỹ còn
phải chịu hình phạt của Hoa Kỳ”.
«Do
đó, nếu bạn thích phiêu lưu mà đi vào con đường đầu tư đầy rủi ro như tôi vừa
kề, nó còn mang trách nhiệm tinh thần là việc làm này còn có ý nghĩa là phản
bội lại lý tưởng tự do của cha ông mình đã phải hy sinh xương máu để đem lại
cho chúng ta, và phản bội lại người dân Hoa kỳ, những người đã cưu mang chúng
ta.
«Chúc
các bạn sáng suốt và nhiều may mắn».
Vui quá! Thành công tốt đẹp!
Chị Hiền Trương, chim đầu đàn của Ban
hợp ca Hồn Việt, cùng với một số các chị thuộc ban Hợp ca Thiện Nguyện Hậu Duệ
VNCH là hai tổ chức luôn sát cánh với sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Quốc
Gia Houston, các chị luôn xuất hiện với những chiếc áo dài xinh đẹp, màu sắc
còn tùy ý nghĩa của mỗi sự kiện. Hôm nay các chị mặc áo dài màu vàng với 3 vạch
đỏ, màu của cờ VNCH. Các chị đã tạo sắc màu và vẻ đẹp cao sang cho cuộc biểu
tình. Chị Chia sẻ:
«Vui
quá chị! Thành công tốt đẹp. Em phải nhờ người giúp công việc nhà để tham dự,
không chỉ biểu tình hôm nay mà còn chiều mai trước nhà hàng Kim Sơn. Chúng em
vui quá, cuộc biểu tình rất thành công nhờ mọi người giữ trật tự, ôn hòa và rất
đẹp. Chúng em hô khẩu hiệu để chống âm mưu chia rẽ cộng đồng, để lên án CSVN.
Chúng em đem lời ca tiếng hát để đòi hỏi nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam.
«Mọi
việc diễn ra ôn hòa, tốt đẹp chỉ có một chút không hay là có hai cô từ trong
phòng triển lãm ra; một cô mặc đầm màu xanh mạ, một cô bận áo đen, quần tây
xanh nhạt, quay hình đoàn biểu tình. Có những lúc hai cô tiến sát lấy rõ mặt
từng người, một hành động bất lịch sự, như dọa nạt, thật khó coi.
«Chỉ
một chút đó thôi, còn lại là sự thành công, rất thành công, rất đẹp, rất ngoạn
mục khiến anh chị em trong đoàn thật vui với ý nghĩ: thì giờ mình bỏ ra không bị
uổng phí và mình đã gửi thông điệp cho nhà nước CSVN rằng chúng tôi là những
người Mỹ Gốc Việt, các ông bà không thể làm luật để bắt chúng tôi phải tuân
theo và Houston không phải Sài Gòn hay Hà Nội mà các ông bà muốn làm gì cũng
được».
https://www.youtube.com/watch?v=thjYevA7SNA
Triều Giang
No comments:
Post a Comment