Friday, July 1, 2022

Những sai lầm của nhiều tác giả viết về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 

Những sai lầm của nhiều tác giả viết về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

https://bacaytruc.com/index.php/11390-gs-nguy-n-ly-t-ng-t-ng-th-ky-h-i-s-h-c-vi-t-nam-len-ti-ng-v-nh-ng-di-m-sai-l-m-c-a-nhi-u-tac-gi-g-n-day-vi-t-v-cu-c-d-i-c-a-c-t-ng-th-ng-ngo-dinh-di-m-tac-gi-gs-nguy-n-ly-t-ng

GS Nguyễn Lý Tưởng  

Lời Giới Thiệu Hội Sử Học Việt Nam:

Trước hết, xin giới thiệu tóm lược về Hội Sử Học Việt Nam... Hội nầy do Giáo Sư Nguyễn Phương, Trưởng Ban Sử của Đại Học Huế thành lập vào năm 1965... Điều kiện gia nhập Hội phải là Giáo Sư tốt nghiệp Đại Học Sư Pham Huế hay Saigon (ngành Sử Địa) - có cử nhân giáo khoa Sử học - có công trình nghiên cứu giá trị (tác phẩm) về lịch sử... Khi mới thành lập 10/1965, Hội có khoảng 20 hội viên có đủ điều kiện nêu trên. Tổng Thư Ký cũng là Hội viên đồng sáng lập đầu tiên là Giáo sư Trần Vinh Anh, tốt nghiệp Thủ Khoa Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm Huế, khóa 1962-1965, cử nhân Sử học với huy chương danh dự bằng bạc. Ngày 15/7/1967, Giáo Sư Trần Vinh Anh bị tử nạn trong lúc đang là Phó Chủ Khảo Hội Đồng Thi Tú Tài tại Nha Trang... Sau đó, các Hội viên đồng sáng lập đã bỏ phiếu chọn Giáo Sư Nguyễn Lý-Tưởng, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế (ban Sử Địa) làm Tổng Thư Ký Hội Sử Học Việt Nam theo đề nghị của Giáo Sư Nguyễn Phương, Chủ Tịch Hội Sử Học. Hội đã được Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng Hòa cấp giấy phép hoạt động chính thức vào cuối năm 1967, có chữ ký và khuôn dấu của Trung Tướng Linh Quang Viên, Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Nguyễn Cao Kỳ (lúc đó, ông Nguyễn Cao Kỳ được gọi là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức Thủ Tướng Chính Phủ VNCH)...

Trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa (tức Miền Nam Việt Nam) chỉ có một Hội Sử Học duy nhất có giấy phép hoạt động. Các tổ chức khác không gọi là Hội Sử Học và chỉ là «Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa» mà thôi. Hội Sử Học Việt Nam có xuất bản một đặc san nghiên cứu lịch sử làm diễn đàn nội bộ của Hội, đăng tải các bài nghiên cứu của các Hội viên. Giáo Sư Nguyễn Phương (Hội Trưởng Hội Sử Học Việt Nam) và Giáo Sư Nguyễn Lý-Tưởng (Tổng Thư Ký) đã từng được Ông Hoàng Quý Lục (Chi Lou Hoang) Quản Trưởng Quốc Sử Quan kiêm Hội Trưởng Hội Sử Học Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) mời tham dự Hội nghị về Sử học các nước vùng Đông Nam Á (sử dụng tài liệu lịch sử viết bằng chữ Hán) họp tại Đài Loan 7/1969...

Sau ngày 30/4/1975, Cộng Sản Việt Nam đã giải tán Hội và tịch thu các sách báo do Hội xuất bản trước 1975.

Giáo Sư Nguyễn Lý-Tưởng lên tiếng trả lời về những điểm sai lầm của một số tác giả về Tiểu sử của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

- Về năm sinh và nơi sinh: Theo sổ Rửa Tôi hiện còn lưu trữ tại nhà thờ Phủ Cam (giáo xứ Phủ Cam) tức làng Phước Quả, xã Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên... ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901... Sau 07 ngày thì cha mẹ đưa đến nhà thờ xin làm lễ Rửa Tội (gọi là Bí Tích Thánh Tẫy - tiếng Pháp gọi là Baptême - Baptism... ) Trong sổ nầy có ghi tên cha mẹ, (Ông Ngô Đình Khả và Bà Phạm Thị Thân) người đỡ đầu (Ông Gioan Baotixita Hường Thuyền) và Linh Mục cử hành nghi thức Rừa Tôi (Linh mục phó xứ Phủ Cam lúc đó là Giuse Nguyễn văn Linh [1868-1941]) Đây là bằng chứng về ngày sinh và nơi sinh của ông Ngô Đình Diệm... Nhưng khi đi học, đi thi thì ông khai thêm tuổi để đủ tuổi nộp đơn thi vào trường Hậu Bổ... Bên Việt Nam mới gởi cho NLT bản chụp hình sổ Rửa Tôi của ông Ngô Đình Diệm (nguyên bản bằng tiếng La-Tinh) ghi rõ sinh ngày 3 tháng 01 năm 1901... đưa đến nhà thờ chịu phép Rửa Tội ngày 10 tháng 01 năm 1901... Linh Mục cử hành nghi thức Rửa Tôi là cha phó xứ Phủ Cam, người Việt Nam tên Nguyễn văn Linh.

Theo Passport mang số 00603 do Thủ Tướng Trần Văn Hữu ký ngày 22/10/1949 cấp cho ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1/1895 tại Quảng Bình Việt Nam được đi hành hương năm Thánh 1950 tại Roma. Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn (United States Consul at Saigon) cấp chiếu khán du lịch ngày 10/7/1950 được vào Mỹ theo diện khách mới (Temporary Visitor) có ghi giá trị trong vòng 12 tháng. Ông Ngô Đình Diệm từ Saigon qua Mỹ ngày 1 tháng 9 năm 1950, sau đó đến Italia và Pháp ngày 31/10/1950. Ngày 9 tháng 11/1950, tòa Đại Sử Mỹ tại Roma đã gia hạn cho ông trở lại Mỹ và ông đã đến New York ngày 19/12/1950 với tư cách khách mời (giấy phép số T.1600162 do Immigration Service cấp). Cơ quan Immigration at New York gia hạn cho ông từ 8 tháng 5, 1952 đến 17/11/1952.

Xin lưu ý quý vị độc giả: Những chi tiết trên đây đã được Nguyễn Lý-Tưởng công bố lần đầu tiên qua bài «Hoạt động ngoại giao của ông Ngô Đình Diệm tại Hoa Kỳ trước khi về nước lập Chính Phủ 7/7/1954»... đăng trên Báo Xuân Thời Luận (2011) xuất bản tại Los Angeles do ông Đỗ Tiến Đức làm Chủ Nhiệm. Tài liệu nầy do Cô Nguyễn Thị Thủy Tiên (em ruột Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) cung cấp cho GS Nguyễn Lý-Tưởng... Trước Nguyễn Lý-Tưởng, chưa có một ông Tiến sĩ hay bất cứ một tác giả nào viết về ông Ngô Đình Diệm biết được những chi tiết nầy. (Mời đọc «Thác Lũ Mưa Nguồn» Hồi ký Quyển II (1975-1995) tác giả Nguyễn Lý-Tưởng xuất bản lần đầu 31/8/2021, từ trang 343... )

Trước đây nhiều người đã cho rằng ông Ngô Đình Diệm xin phép đi hành hương năm Thánh 1950 tại Roma (Italia) và nhờ Đức Giám Mục Ngô Đình Thục giới thiệu với Đức Hồng Y Spellman (New York) nên ông Diệm được Đức Hồng Y đem qua Mỹ nghĩa là Ông Ngô Đình Diệm đến Roma trước rồi qua Mỹ sau. Sau 1975, tôi nằm bên cạnh ông Trần Trung Dung tại Trại tù Cải Tạo Long Thành (52 NV) thuộc tỉnh Đồng Nai, tôi cũng được nghe ông Trần Trung Dung nói như vậy. Nhưng sau khi Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời, cô Nguyễn Thị Thủy Tiên qua Pháp tìm vị Linh Mục già ở trong Tu viện mà Ông Ngô Đình Diệm tạm trú trước khi gặp Quốc Trưởng Bảo Đại (1954), ông Diệm đã gởi cho vị Linh Mục người Pháp một cái va-li (valise) trong đó có các giấy tờ và thư từ giao dịch của ông với các nhân vật bên Mỹ, Pháp... Ông Diệm nhận Sắc Lệnh bổ nhiệm của Quốc Trưởng Bảo Đại, và từ Pháp về Việt Nam lập Tân Chính Phủ (7/7/1954) từ đó ông không có cơ hội trở lại Pháp... Trước khi qua đời, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận có nói về cái va-li nầy cho cô Nguyễn Thị Thủy Tiên biết và cô đã gặp được vị Linh Mục già kia... Những gì có trong valise đó, chỉ có cô Thủy Tiên biết và cô quyết định trao các tài liệu nầy cho GS Nguyễn Lý-Tưởng...

Xin nhắc lại tuổi thật của ông Ngô Đình Diệm căn cứ vào sổ Rửa Tội hiện còn lưu trữ tại nhà Linh Mục chánh xứ Phủ Cam là ngày 3 tháng 1 năm 1901 nhưng trên giấy tờ khi đi thi bằng Thành Chung (Diplôme Complémentaire) và thi vô Trường Hậu Bổ Huế là 3 tháng 1, 1895... Theo Hồi Ký «Khúc Tiêu Đồng» của Cụ Hà Ngại, sinh năm 1890, đậu cử nhân Hán học khoa Canh Tý (1912) lúc 22 tuổi, sau khi đậu Cử nhân, cụ tìm thầy học chuyên tiếng Pháp, nhưng không vô được trường Hậu Bổ vì tiếng Pháp còn kém. Cụ phải học thêm mấy năm tiếng Pháp, tháng 6/1916 cụ thi đậu vào trường Hậu Bổ , bạn học cùng lớp với ông Ngô Đình Diệm từ tháng 6/1916 đến năm 1919, sau 03 năm học mới thi tốt nghiệp, ra trường đi tập sự tại tỉnh Bình Định. ( Xem «Khúc Tiêu Đồng» Hồi Ký của Hà Ngại - từ trang 163... nhà xuất bản Trẻ - TP/HCM 2014) Cụ Hà Ngại là Thầy dạy Hán Văn tại Viện Hán học Huế - Nguyễn Lý-Tưởng là cựu Sinh viên Hán Học từ 1959-1962, sau đó, NLT bỏ Hán Học thi vô Đại Học Sư Phạm (ban Sử Địa Huế 1962...)

Sổ Rửa Tội cũng như Sổ Bộ Khai Sinh về mặt Hành Chánh... Đối với người theo đạo Công Giáo thì đây là nghi thức đầu tiên chứng minh mình là người tín hữu đạo Cộng Giáo... Trong cuộc đời của người Công Giáo, giấy chứng nhận Rửa Tội rất quan trọng vì sau nầy khi lớn lên, bất cứ việc gì quan trọng đều phái có giấy Chứng Nhận Rửa Tội - như xưng tội và Rước Lễ lần đầu , lãnh nhận phép thêm sức,, phép hôn phối, xin vào tu học tại Tiểu chủng viện, chịu chức Linh Mục... đều phải trình cho Giáo quyền giấy «Chứng nhận Rửa Tội»... .

-Về các chức vụ mà ông Ngô Đình Diệm đã phụ trách sau khi tốt nghiệp trường Hậu Bổ Huế. Trước hết, chúng tôi xin xác nhận ông Ngô Đình Diệm chỉ học ở Huế cho đến khi tốt nghiệp Trường Hậu Bổ (Trường đào tại nhân viên Hành Chánh của Nam Triều) Theo một số tác giả gần đây (sách, báo) viết Ông Diệm đã từng học Trường Luật hay Trường Hành Chánh tại Hà Nội là không đúng. Theo tài liệu của tác giả Henri Le Grauclaude, được Triều đình Huế dịch ra chữ Quốc Ngữ với tựa đề «Những thời kỳ trọng đại của nước Việt Nam trong lúc hồi Xuân» Edition de la Presse Populaire de L' Empire d'Annam, Hue, Hanoi, Saigon, trang 227, mục «Quan Lại Bộ Thương Thư Ngô Đình Diệm» ghi như sau:

- Tháng 7 năm Khải Định thứ tư (9/1919) tạm phái Phủ Thừa Thiên

- Tháng 8 năm Khải Định thứ sáu (9/1921) quyền Tri Huyện Hương Trà

- Tháng 11 năm Khải Định thứ sáu (12/1921) quyền Tri Huyện Hương Thủy

- Tháng 2 năm Khải Định thứ bảy (3/1922) bổ lãnh Tri Huyện Quảng Điền

- Tháng 3 năm Bảo Đại thứ nhất (4/1926) bổ Tri Phủ Hải Lăng

- Tháng 3 năm Bảo Đại thứ năm (4/1930) thăng bổ Quản Đạo Ninh Thuận

- Tháng 11 năm Bảo Đại thứ năm (12/1930) thăng bổ Tuần Vũ Bình Thuận

- Tháng 4 năm Bảo Đại thứ tám (5/1933) thăng Thượng Thư Bộ Lại, sung Cơ Mật Viện Đại Thần.

Khoảng 2 tháng sau ông từ chức Thượng Thư (ghi chú: Ông Ngô Đình Diệm lên làm Thượng Thư Bộ Lại ngày 2 tháng 5/1933 và từ chức ngày 22/7/1933 chưa được 03 tháng)... Chi tiết nầy ngoài tác giả Nguyễn Lý-Tưởng, các tác giả khác không biết, kể các tác giả có học vị tiến sĩ... Có thể các tác giả đó chưa hề tham khảo tài liệu nói trên. Bà Minh Đức Hoài Trinh là cháu nội cụ Võ Liêm (Tiến sĩ Hán học, Thượng Thư Bộ Lễ dưới triều vua Khải Định - Bảo Đại) đã cho NLT mượn tài liệu này để tham khảo. Ngoài ra tôi cũng được gia đình cụ Thái Văn Toản, người thay thế ông Ngô Đình Diệm trong chức vụ Thượng Thư Bộ Lại ngày 22 tháng 7 năm 1933 gởi cho tôi «Tài liệu của Pháp viết về ông Thái Văn Toản» hiện còn lưu trữ trong văn khố của Pháp tại Paris ... trích một đoạn «Le 22 Juillet, 1933, il fut appelé à diriger le ministère de l'Intérieur qu'il n'a pas quitté depuis». (ngày 11 tháng 7, 1933, ông được mời giữ chức Thượng Thư Bộ Lại... )

Sách «Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu» tác giả Nguyễn Lý-Tưởng do tác giả tự xuất bản năm 2001, trang 410, có hình Nội Các Ngô Đình Diệm ngày 2 tháng 5/1933 từ trái sang phải: Ông Hồ Đắc Khải, ông Phạm Quỳnh, ông Thái Văn Toản, ông Ngô Đình Diệm, ông Bùi Bằng Đoàn. Hình nầy do gia đình cụ Thái Văn Toản cho phép Nguyễn Lý-Tưởng sử dụng độc quyền. Ngoài gia đình cụ Thái Văn Toản , không ai có, kể cả gia đình ông Ngô Đình Diệm, cũng không có hình nầy.

 

5 vị Thượng thư từ trái qua phải: Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn

NLT đã viết rõ trong sách... nhưng vẫn có người trộm hình nầy trong sách của NLT để đăng lên báo của họ mà không có sự đồng ý của NLT.

Ông Lữ Giang (bút hiệu của nhà báo Nguyễn Cần hay Tú Gàn) đã viết rằng «Sau khi ông Ngô Đình Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại thì ông Phạm Quỳnh thay thế ông Diệm...» Lúc đó tôi đã lên tiếng nhắc nhở ông Lữ Giang (Nguyễn Cần hay Tú Gàn) «không phải ông Phạm Quỳnh mà là Ông Thái Văn Toản làm Thượng Thư Bộ Lại từ ngày 22/7/1933 đến cuối 1942 xin về hưu sau đó, ông Phạm Quỳnh, Thượng Thư Bộ Học mới lên thay ông Thái Văn Toản làm Thượng Thư Bộ Lại, chưa được 02 năm thì Chính Phủ Trần Trọng Kim ra đời sau khi Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương)... Thời ông Nguyễn Hữu Bài làm Thượng Thư Bộ Lại thì ông Thái Văn Toản từ Tổng Đốc Thanh Hóa thăng Thượng Thư Bộ Hộ ngày 18.12.1929 và ngày 2 th 5, 1933 ông Thái Văn Toản tham gia Nội Các của ông Ngô Đình Diệm với chức vụ: Thượng Thư Bộ Công kiêm Bộ Lễ và Bộ Mỹ Thuật.»

Ông Thái Văn Toản là người duy nhất của Nội các Nguyễn Hữu Bài vẫn còn giữ chức Thượng Thư khi có cuộc cải tổ Nội Các ngày 2 tháng 5/1933: ông Ngô Đình Diệm lên làm Thượng Thư Bộ Lai thay thế ông Nguyễn Hữu Bài (Bài thơ «Năm cụ khi không rớt cái ình» là các cụ Nguyễn Hữu Bài (Bộ Lại), Tôn Thất Đàn (Bộ Hình), Phạm Liệu (Bộ Binh), Võ Liêm (Bộ Lễ) và Vương Tứ Đại (Bộ Công)... không có tên ông Thái Văn Toản, Thượng Thư Bộ Hộ... )...

Mấy năm trước, ông Lê Xuân Nhuận đã nêu thắc mắc về chi tiết nầy? Ông viết «Ông Nguyễn Lý-Tưởng nói ông Ngô Đình Diệm làm Thượng Thư Bộ Lại hơn 02 tháng» trong khi mấy ông khác (chẳng hạn ông Tiến Sĩ... viết ông Diệm làm Thượng Thư Bộ Lại 7 tháng, Vua Bảo Đại viết 9 tháng... Tôi đã trả lời: «Hơn 02 tháng có nghĩa là dưới 03 tháng... Từ ngày 2 tháng 5/1933 ông Ngô Đình Diệm lên làm Thượng Thư Bộ Lại đến ngày 22/7/1933 ông Thái Văn Toản lên làm Thương Thư Bộ Lại hơn 02 tháng và chưa được 03 tháng. Tôi nói đúng. Tôi đã chứng minh rõ ràng. Những người khác kể cả vua Bảo Đại không đúng vì không nhớ rõ ngày tháng các sự kiện đã xảy ra. Ông Lữ Giang (tức Nguyễn Cần hay Tú Gàn...) chỉ căn cứ vào lời kể của Bà Ngô Thị Hiệp (mẹ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) kể lại... có nhiều chi tiết sai khi đối chiếu với tài liệu lịch sử... Tôi nói Bà Ngô Thị Hiệp (không phải Ngô Đình Thị Hiệp) vì căn cứ vào tài liệu gốc (như Sổ Rửa Tội, Sổ Hôn Phối, danh sách Linh Mục Giáo Phận Huế, về lý lịch của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: cha là Nguyễn Văn Ấm, mẹ là Ngô Thị Hiệp... )» - Ông Lê Xuân Nhuận thắc mắc : «Tại sao NLT viết ông Ngô Đình Diệm là Tuần Vũ Bình Thuận»... Đó là NLT căn cứ vào tài liệu của Pháp được dịch ra tiếng Việt... Miền Bắc gọi là Tuần Vũ thay vì Tuần Phủ... Người dịch là người nói giọng Bắc nên họ viết Tuần Vũ (quan đứng đầu một tỉnh, tương đương với chức Tỉnh Trưởng thời VNCH trước 1975) nhưng Miền Trung thì gọi là quan Tuần Phủ... Tôi trích lại theo nguyên bản nên phải để nguyên văn như vậy?

- Mới đây, có người viết «Sau khi bị cách chức Thượng Thư thời vua Thành Thái, ông Ngô Đình Khả bị đuổi về quê quán của ông là Quảng Bình» - NLT xin nói rõ «Chi tiết nầy sai»... Ông Ngô Đình Khả bị mất chức Thượng Thư năm 1907, vẫn ở tại nhà của ông ta, gần đường xe lửa, trước mặt nhà thờ Phủ Cam, Huế. Ông qua đời ngày 18/2/1923, an táng tại Phủ Cam, di tích ngôi mộ như mọi người đã biết. Gia đình ông canh tác một số ruộng tại cánh đồng làng An Cựu Huế và nuôi heo...

Gia cảnh vẫn nghèo, Ông Khả vẫn lo làm ruộng, nuôi heo, dạy cho con học: chữ Pháp, chữ Hán... Sau khi ông chết, anh chị em trong nhà vẫn dạy cho nhau học... cho đến đời ông Ngô Đình Cẩn vẫn canh tác ruộng đó và nuôi heo để sống...

Khi ông Ngô Đình Khả bị cách chức 1907, các con của ông chưa thành đạt... lúc đó ông Ngô Đình Khôi đang học trường Quốc Tử Giám, 03 năm sau mới tốt nghiệp (1910) bắt đầu đi làm việc ở Bộ Binh dưới quyền ông Nguyễn Hữu Bài (lúc đó là Thương Thư Bộ Binh) sau khi ông Ngô Đình Khả chết rồi (1923) mãi đến 1930, ông Ngô Đình Khôi mới lên làm Tổng Đốc Nam- Ngãi và Tổng Kinh Lược các xứ Nam Trung Kỳ (1933) Khi ông Ngô Đình Khả còn sống, ông Ngô Đình Thục chưa chịu chức Linh Mục... Hai người con gái là Ngô Thị Hiệp (mẹ Đức Hống Y Thuận) và Ngô Thị Hoàng (Bà Cả Lễ) cũng chưa có chồng (sau nầy mới lấy chồng giàu có) ... Ông Ngô ĐìnhKhả sống ở Phủ Cam, chết ở Phủ Cam... Các con của ông sinh ở Phủ Cảm, chịu phép Rửa Tội vào đạo Công Giáo ở Phủ Cam. Tất cả mọi người đều nói giọng Huế, không có ai sinh ở Quảng Bình và nói giọng Quảng Bình. Đó là sự thật. Quảng Bình (làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy) chỉ là quê cha đất tổ của ông Ngô Đình Khả và dòng họ Ngô Đình... Trên giấy tờ, ông Ngô Đình Diệm khai sinh quán tại Quảng Bình sự thực ông Diệm và anh chị em của ông là người Huế 100%, nói giọng Huế 100%... Ông Lê Xuân Nhuận còn nghi ngờ gì nữa.

Như đã nói,trên giấy tờ, ông Diệm khai sinh ngày 3 tháng 1 năm 1895 tại Quảng Bình nhưng sổ Rửa Tội ghi rõ ràng ông Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 th 1 năm 1901 tại Phủ Cam Huế.

- Trước khi Nhật đảo chánh Pháp tại Huế, Nhật có tiếp xúc với ông Ngô Đình Diệm tại trụ sở Hội Bắc Việt Tương Tế bên cạnh Cầu Kho Rèn (Huế) ông Tráng Liệt con trai của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm Thông dịch... Sau đó, Nhật cho ông Diệm biết tin Pháp sắp bắt ông Diệm vì ông Diệm liên lạc với Nhật, ủng hộ Cường Để chống Pháp. Hiến binh Nhật đưa ông Diệm vô Saigon cho ở trong một biệt thư tại Chợ Lớn, có Hiến Binh Nhật bảo vệ... Ông Diệm hoàn toàn mất liên lạc với bên ngoài. Khi Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương, Đại diện vua Nhật gặp vua Bảo Đại tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Bảo Đại tuyên bố tham gia Khối Đại Đông Á của Nhật và tuyên bố xé bỏ các hiệp ước bất bình đẳng mà Triều đình Huế đã ký với Pháp. Bảo Đại không biết Nhật đã thay đổi chủ trương tại Đông Dương, đã bỏ rơi lá bài Cường Để mà chọn giải pháp mới là giữ lại Bảo Đại... Vì thế, Bảo Đại mới yêu cầu Nhật tìm ông Ngô Đình Diệm đưa về Huế để lập Tân Chính Phú... Nhưng Nhật đưa ông Trần Trọng Kim về Huế ra mắt vua Bảo Đại... Lúc đó, Bảo Đại mới hiểu Ông Ngô Đình Diệm không cón là người được Nhật ủng hộ nữa. Khi Nhật đầu hàng đồng minh (Mỹ thả 02 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki), Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội rồi mà ông Ngô Đình Diệm vẫn chưa biết tin tức đó. Mãi đến khi không còn thấy Hiến Binh Nhật «bảo vệ» cho ông nữa, ông mới một mình đi ra khỏi biết thự kia và trở về Huế. Khi đến Phan Thiết, ông Diệm bị Việt Minh bắt, nhờ dân Phan Thiết làm đơn phản đối... nên ông Diệm được trả tự do... Ông tiếp tục đi đến Tuy Hòa thì bị bắt, giải ra giam ở Quảng Ngãi và có lệnh đem ra Bắc, giam tại biên giới Hoa Việt. Năm 1945, Giám Mục Lê Hữu Từ lập khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm, Hồ Chí Minh mời Đức Cha Lê làm Cố Vấn Tôi Cao của Hồ Chủ Tịch... Với danh nghĩa đó, Đức Cha Lê Hữu Từ đến gặp HCM can thiệp cho ông Ngô Đình Diệm được tự do. Việt Minh đưa ông Diệm từ vùng biên giới Bắc Việt về bệnh viện Saint Paul Hà Nội... Đức GM Lê Hữu Từ cử LM Malachias Dương Văn Minh, Dòng Xi-tô Châu Sơn Ninh Bình đến Bệnh viện đem ông Ngô Đình Diệm về ở tại nhà in Roma, Phố Hàng Bông Hà Nội để săn sóc (lúc đó ông Ngô Đình Diệm bị sốt rét và ghẻ ruồi)... Cha Malachias Dương Văn Minh là cậu ruột của Nguyễn Lý-Tưởng, năm 1935 từ Dòng Xi-tô Phước Sơn, Quảng Trị đi theo Cố Thuận (LM Denis người Pháp) ra lập Dòng mới gọi là Dòng Xi-tô Thánh Mẫu Châu Sơn, Phủ Nho Quan tỉnh Ninh Bình; trong đoàn người này có Linh Mục Anselmô Ta-đê-ô Lê Hữu Từ... Sau nầy là Bề trên Dòng Xi-tô Châu Sơn và 1945 làm Giám Mục Phát Diệm.

Có một Linh Mục DCCT trong bài giảng nhân lễ giổ của Cố TT Ngô Đình Diệm tổ chức tại Cali, nói rằng «Năm 1945, sau khi bị Việt Minh bắt, Ông Ngô Đình Diệm đã từng ở tại Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà Hà Nội» ... chi tiết nầy hoàn toàn sai... Thời gian đó, ông Ngô Đình Diệm ở tại Nhà in Roma, Phố Hàng Bông Hà Nội, nhiều người biết và làm chứng sự thật (như các ông Trần Trung Dung, Đỗ Sinh Tứ, Mai Bắc Đẩu, Phạm Đình Khiêm, Nguyễn Bảo Trị, Phạm Văn Thuần... ) Năm 1949, 1950 Pháp trả độc lập cho Việt Nam... Quốc Trưởng Bảo Đại đặt thủ đô tại Saigon... Cha Malachias đã nhờ ông Trần Văn Đôn (Trung Úy Sĩ quan Tùy viên của Thủ Tướng Trần Văn Hữu) trình hồ sơ của ông Ngô Đình Diệm xin cho ông Diệm đi Hành Hương năm Thánh (1950) tại Roma... (... xem sách «Thác Lũ Mưa Nguồn» quyển II mới xuất bản 2021 - tác giả Nguyễn Lý-Tưởng tr. 343... «hoạt động Ngoại giao của ông Ngô Đình Diệm tại Hoa Kỳ 1950-1954.» và ..trang 389 «Linh Mục Dương Văn Minh - 1904 - 1993» ... )

Ngày 5 tháng 11/2021

GS Nguyễn Lý-Tưởng
Tổng thư ký Hội Sử Học Việt Nam (1967 - 1975)

No comments:

Post a Comment