Người
đặt tên
cho thành phố
https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1630425
Cách đặt tên đường ở Sài Gòn– Gia Định của chính quyền
VNCH rất khoa học, chúng được đặt theo từng cụm, đặt theo các nhân vật hay sự
kiện gần gũi nhau mang nhiều ý nghĩa lịch sử và mang tính giáo dục cao...!
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên
cho đường phố ở Sài Gòn– Gia Định– Chợ Lớn.
Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử
này đã được hoàn thành bởi một công chức...!
Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh– Sài
Gòn.
sinh ngày 16/10/1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....!
Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao
chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô
Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên
Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nhiệm vụ này được giao cho Phòng Hoạ Đồ.
Sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông Ngô Văn Phát đã đệ
trình lên Hội Đồng Đô Thành toàn bộ danh sách tên các con đường và đã được chấp
thuận trong sự nể phục...!
Các con đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp
lang, mạch lạc với sự cân nhắc, đánh giá, bao gồm cả công trạng từng anh hùng,
phù hợp với địa thế và các dinh thự đã có sẵn từ trước... Tác giả đã cố gắng đem
cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa có tình vừa có lý,
đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Phải là một con
người có tâm, có tầm mới nghĩ ra và đặt tên cho hay, ý nghĩa, phù hợp với lòng
người...!
– Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng mơ ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
– Đường đi ngang qua Bộ Y Tế (xưa) thì có tên nào xứng
hơn là Hồng Thập Tự.
– Đường De Lattre De Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn
Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, vì đi ngang qua Pháp Đình.
(Toà án xưa).
– Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ
Toà Đô Chánh (ủy ban Nhân dân Thành phố nay) đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng
cho vị Anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại
Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của Ngài– Nguyễn Huệ.
– Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
– Đường Phan Thanh Giản nằm gần đường Phan Liêm, Phan
Ngữ là hai người con Ông, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh
Giản tuẩn tiết...!
– Ông Cao Thắng một chuyên gia làm súng chống Tây thì «được» ở gần 2 Nhà kháng chiến: Nguyễn
Thiện Thuật và Phan Đình Phùng.
– Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng
Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương
xứng với công trạng dựng nước, giữ nước của các Ngài.
– Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho vua
Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn, được nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi. Như Quân và Thần
xưa kia...!
– Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số
người dân là người Hoa cư ngụ nên gắn liền với họ.
– Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn, đặt cho các
tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, để ghi nhớ những chiến
công, các trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà
Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
– Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn
Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Đó là Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có
lý vì cả ba đều là văn thi sĩ nổi danh...
● Năm 1957, ông Ngô Văn Phát có bài đăng trên bộ Tự điển
Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về
thành phố Sài Gòn. ● Năm 1964 với chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí
Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn).
● Cùng năm này ở Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông
cũng có chuyên đề «Nguyễn Du et La
Métrique Populaire» (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề:
Mélanges sur Nguyên Du (Tạp luận về Nguyễn Du).
● Những năm 1970, ông được mời thỉnh giảng môn Văn học
dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.
Ngoài ra, hầu hết những con đường khác ở Sài Gòn– Gia Định–
Chợ Lớn đều do Ông và đồng sự đặt ra...
Tên những con đường ở Sài Gòn– Gia Định và
Chợ Lớn trước năm 1975....
Cách đặt tên đường rất hay, rất có dụng ý và ý nghĩa. Đi
từ cửa ngõ ngoại ô vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu để ý bạn sẽ thấy cả một chiều
dài lịch sử 4000 năm của Việt
Khởi đầu từ bến xe miền Tây sẽ có Hồng Bàng, An Dương
Vương, Triệu Đà, Bà Triệu... rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục..., tiếp đến
là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh... Lý Chiêu Hoàng.
Với Nhà Trần thì có Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và
các tướng quây quần như: Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư...
– Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử, Chương Dương...
Bến Cảng lớn nhất thì đặt tên là Bạch Đằng...!
– Cứ thế càng vào gần Trung tâm thì càng tiệm cận đến
hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi... rồi đến nhà Nguyễn lại càng gần
trung tâm hơn nữa như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng lãnh như
Võ Tánh, Lê Văn Duyệt...
– Qua phía Bắc khu trung tâm có triều Tây Sơn và các
nhà văn, nhà thơ, học sĩ như Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... cùng với các
tướng võ Tây Sơn Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu...
– Tân Định thì nhà Trần Cát cứ.
● Hay nhất là sau dòng chảy 4000 năm lịch sử, thì tất
cả đều tập trung vào một Đại lộ mang tên Thống Nhất, đẹp và rộng với quảng trường
bao la dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó Dinh Độc Lập.
Con đường nhỏ một chiều, chạy ngang Tòa án và cổng
Dinh mang tên Công Lý (mà nói đến chữ Công lý: thì không thể nào hai chiều được).
– Hai con đường song song với Đại lộ Thống Nhất được
mang tên của hai danh nhân đã tạo ra chữ viết của Việt
*** Ông mất vào năm 1983 tại Sài Gòn hưởng thọ 73
tuổi...!
Một con người uyên bác, trí thông, học thức như ông
vừa có Tâm, có Tầm, có Tài, có Đức đáng được người sau ngưỡng mộ và tri ân...!
Tên đường cũ bị đổi sau 1975 như sau:
● Bùi Chu > Tôn Thất Tùng.
● Chi Lăng
> Phan Đăng Lưu.
● Công Lý
>
● Cộng Hòa
> Nguyễn Văn Cừ.
● Cường Để
> Tôn Đức Thắng.
● Duy Tân
> Phạm Ngọc Thạch.
● Đoàn Thị Điểm
> Trương Định (cả Đoàn thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
● Đỗ Thành
Nhân > Đoàn Văn Bơ.
● Đồn Đất
> Thái Văn Lung.
● Đồng
Khánh > Trần Hưng Đạo B.
● Gia Long
> Lý Tự Trọng.
● Hiền Vương
> Võ Thị Sáu.
● Hồng Thập
Tự > trước là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nay là Nguyễn Thị Minh Khai.
● Huỳnh
Quang Tiên > Hồ Hảo Hớn.
● Lê Văn
Duyệt (Gia Định) > Đinh Tiên Hoàng.
● Lê Văn
Duyệt (Sài Gòn) > Cách Mạng Tháng 8.
● Minh Mạng
> Ngô Gia Tự.
● Ngô Tùng
Châu > Nguyễn Văn Đậu.
● Ngô Tùng
Châu (Sài Gòn) > Lê thị Riêng.
● Nguyễn Đình
Chiểu > Trần Quốc Toản.
● Nguyễn
Hoàng > Trần Phú.
● Nguyễn
Huệ (Phú Nhuận) > Thích Quảng Đức.
● Nguyễn
Huỳnh Đức > Huỳnh Văn Bánh.
● Nguyễn
Minh Chiếu > Nguyễn Trọng Tuyển.
● Nguyễn
Phi > Lê Anh Xuân.
● Nguyễn Văn Học > Nơ Trang Long.
● Nguyễn Văn Thinh > Mạc Thị Bưởi
● Nguyễn Văn Thoại > Lý Thường Kiệt.
● Pétrus Ký > Lê Hồng Phong.
● Phạm Đăng Hưng > Mai Thị Lựu.
● Phan Đình Phùng > Nguyễn Đình Chiểu.
● Phan
Thanh Giản > Điện Biên Phủ.
● Phan Văn
Hùm > Nguyễn thị Nghĩa
● Phát Diệm
> Trần Đình Xu.
● Sương
Nguyệt Ánh > Sương Nguyệt Anh.
● Tạ Thu
Thâu > Lưu Văn Lang.
● Thái Lập
Thành (Phú Nhuận) > Phan Xích Long.
● Thái Lập
Thành (Q1) > Đông Du.
● Thành
Thái > An Dương Vương.
● Thiệu Trị
> Nguyễn Văn Luông.
● Thoại
Ngọc Hầu > Phạm Văn Hai.
● Thống
Nhất > Lê Duẩn.
● Tổng Đốc
Phương > Châu Văn Liêm.
● Trần
Hoàng Quân > Nguyễn Chí Thanh.
● Trần Quốc
Toản > 3 Tháng 2.
● Trần Quý
Cáp > Võ Văn Tần
● Triệu Đà
> Ngô Quyền.
● Trịnh
Minh Thế > Nguyễn Tất Thành.
● Trương
Công Định > Trương Định (cả Đoàn Thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành
Trương Định).
● Trương
Tấn Bửu > Trần Huy Liệu
● Trương
Minh Ký > Lê Văn Sĩ.
● Trương
Minh Giảng > Trần Quốc Thảo.
● Tự Đức
> Nguyễn Văn Thủ.
● Tự Do
> Đồng Khởi.
● Võ Di
Nguy (Phú Nhuận) > Phân thành 2 đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm.
● Võ Di
Nguy (Sài Gòn) > Hồ Tùng Mậu.
● Võ Tánh
(Phú Nhuận) > Hoàng Văn Thụ.
● Võ Tánh
(Sài Gòn) > 1 phần của Nguyễn Trãi, khúc giao với Cống Quỳnh.
● Yên Đổ
> Lý Chính Thắng.
No comments:
Post a Comment