Chủ
nhân thực sự
của đền Angkor Wat, là ai?
https://www.youtube.com/watch?v=qsFu_xshgSA
Rất nhiều người đã từng sửng sốt trước sự vĩ đại và
bí ẩn của Angkor Wat khi tham quan ngôi đền này ở Campuchia. Những nghiên cứu
khảo cổ gần đây cho thấy Angkor Wat không thuộc về nền văn minh của nhân loại
lần này, mà rất có thể từ một nền văn minh viễn cổ có công nghệ cao hơn.
Điều kỳ lạ là Angkor Wat có các hoa văn điêu khắc mô
tả những con thú đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước, còn có hình chạm khắc
chiếc kính viễn vọng và hệ Mặt Trời - lại là hình ảnh của tương lai. Làm sao mà
những người thợ điêu khắc ngôi đền này có thể biết những sự việc của quá khứ
hàng triệu năm trước, và cả chuyện của hàng trăm năm sau? Ai mới là người thật
sự xây dựng ngôi đền huyền bí này?
Giáo sĩ người Bồ Đào Nha António da Madalena – người
đến thăm ngôi đền vào năm 1586, đã kinh ngạc trước vẻ đẹp và sự vĩ đại của
Angkor Wat và viết rằng: «Đó là công
trình xây dựng đặc biệt đến mức không thể miêu tả nó bằng bút mực, đặc biệt là
vì nó không giống bất cứ công trình xây dựng nào trên thế giới. Nó có các tòa
tháp, các họa tiết và các đường nét tinh tế mà chỉ những thiên tài mới có thể
thực hiện được».
Angkor Wat được UNESCO đánh giá là công trình tôn
giáo lớn nhất thế giới. Biểu tượng của nó được in trên lá cờ của đất nước
Campuchia xinh đẹp.
Đền
Angkor ở phía Tây Bắc Biển Hồ, thuộc tỉnh Xiêm Riệp,
Campuchia, với hơn 1.000 ngôi đền có quy mô khác nhau; bao gồm 2 cụm quần thể
cách nhau 1,7km là Angkor Wat và Angkor Thom.
Theo nghĩa hiện đại, Angkor Wat, nghĩa là «Thành phố của những ngôi Đền», có diện
tích lên đến 1,6 triệu m2. Đền Angkor Wat được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài
hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các
tượng Thần được trang hoàng trên tường đá.
Tháp trung tâm của Angkor Wat cao đến 65m, cao hơn
bất cứ một tháp chuông nhà thờ nào ở châu Âu được xây dựng trước thế kỷ XV.
Sau khi đế chế Khmer lụi tàn, Angkor Wat dần bị quên
lãng. Vào năm 1860, Angkor Wat được nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người
Pháp Henri Mouhot phát hiện ra.
Ông cảm thấy chấn động và viết: «Một trong những ngôi đền này có thể chiếm một vị trí danh dự bên cạnh
những tòa nhà đẹp nhất của chúng ta. Nó vĩ đại hơn bất cứ thứ gì mà Hy Lạp hay
La Mã để lại cho chúng ta».
Một trong những giả thiết nổi bật nhất về Angkor Wat
là công trình này không phải được xây dựng bởi người Campuchia vào thế kỷ XII,
mà được xây dựng bởi một nền văn minh tiền sử - dựa trên các ghi chép và phát
hiện của các nhà khảo cổ học.
Phải chăng đây là công trình của người
tiền sử?
1.
Trình độ kỹ thuật.
Những phát hiện gần đây của ông Praveen Mohan, một
Vlogger và là nhà khảo cổ học nghiệp dư người Ấn Độ, đã mang đến những bằng
chứng rất thuyết phục rằng: Với công nghệ 900 năm trước, Angkor Wat khó có thể
được xây dựng bởi người Campuchia.
Ông Praveen Mohan tính toán rằng để xây dựng Angkor
Wat có diện tích 1,6 triệu m2, phải sử dụng ít nhất 10 triệu m3 đá.
Giả thiết vua Suryavarman II là người đã xây dựng
Angkor Wat trong 37 năm, và rằng những người công nhân đã liên tục làm việc 12
đồng hồ/ngày, thì tổng thời gian xây dựng trong 37 năm sẽ là 9.723.600 phút.
Vậy khối lượng đá cần khai thác sẽ tương đương với 1 tấn trong 1 phút.
Mỏ đá tại Phnom Kulen cách Angkor Wat 80km được coi
là nơi cung cấp đá chính cho công trình này. Nhưng có thể dễ dàng nhận ra rằng
việc khai thác, vận chuyển 1 tấn đá qua quãng đường 80km, rồi sau đó gia công,
gọt, đẽo, lắp ghép… tất cả diễn ra trong vòng 1 phút là điều không thể làm
được, thậm chí kể cả với công nghệ hiện nay.
Giả sử vua Suryavarman II huy động được 1.000 nhóm
thợ để làm việc, thì khả năng hoàn thành tất cả các công đoạn trên để lắp ghép
1 tấn đá trong vòng 1000 phút, tương đương 17 giờ - cũng không khả thi với
trình độ công nghệ thô sơ của Campuchia 900 năm trước.
Cũng cần lưu ý rằng, để xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc
Kinh có diện tích chưa đến một nửa so với Angkor Wat, người Trung Quốc vào thế
kỷ XV cần sử dụng đến 1 triệu công nhân, với hơn 100 ngàn thợ thủ công xây dựng
liên tục trong 14 năm. Rất khó có thể hình dung rằng trong thế kỷ XII, người
Khmer lại có tiềm lực ngang bằng hoặc hơn so với Trung Quốc ở thế kỷ XV, để có
thể xây dựng được đền Angkor Wat vĩ đại.
2.
Trình độ chế tác khác nhau.
Một điều rất dễ nhận ra là hình tượng Thần được tạc
trên các cột đá từ thời vua Suryavarman II rất đẹp, nhẵn nhụi; khớp nối giữa
các khối đá được làm rất khéo và tỉ mỉ. Trong khi các bức tượng Phật được tạc
thời vua Jayavarman VII sau này lại vô cùng gồ ghề và xộc xệch. Vì sao công
nghệ chế tác giữa 2 thế hệ cách nhau chỉ vài chục năm lại khác nhau một trời
một vực như vậy
Ông Praveen Mohan còn phát hiện trong quần thể Angkor
Wat có một tòa tháp nhỏ bằng đá được xây dựng rất xấu - tương phản hoàn toàn về
kích thước, công nghệ, kỹ thuật chế tác, độ bền và mức độ thẩm mỹ so với các
công trình khác ở Angkor Wat.
So với Angkor Wat, Angkor Thom bị đổ nát khá nhiều và
trình độ kiến trúc cũng thua kém xa. Ông Mohan cho rằng những công trình xấu xí
và kém bền vững này mới chính là sản phẩm mà người Campuchia 900 năm trước tạo
ra. Còn đại công trình Angkor Wat thì có lẽ không phải là di sản của người
Campuchia thời đó.
Mặc dù người ta tìm thấy bức phù điêu khắc hình vua
Suryavarman II với Angkor Wat trong quần thể di tích này, nhưng, so với sự vĩ
đại, tinh xảo, phức tạp của Angkor Wat thì bức phù điêu về đức vua lại quá đơn
giản, nhỏ bé và mờ nhạt; khiến chúng ta tự hỏi làm thế nào mà người đã sáng tạo
ra một công trình vĩ đại lại có thể được lưu danh theo hình thức này?
3.
Nằm trên một đường thẳng chạy vòng quanh trái đất.
Vài chục năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện
rằng: Nhiều công trình cổ đại nổi tiếng trên thế giới đều nằm trên một đường
thẳng (còn gọi là đường ley) chạy vòng quanh trái đất.
Một trong những đường như vậy có lộ trình chạy qua:
Đảo Phục Sinh - Kim tự tháp Ai Cập - Các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru -
Angkor Wat - Kinh đô Persepolis của Đế quốc Ba Tư cổ đại - Thành phố cổ
Mohenjo-Daro - Đền thờ thần Ammon trên ốc đảo Siwa - Thành phố bị thất lạc
Petra - Thành phố Ur của nền văn minh Sumer cổ đại - Vùng Biển Chết ở gần Địa
Trung Hải - Dãy núi Himalaya - Sông Tiền Đường ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc
- Khu di tích lục địa Atlantis trong huyền thoại…
Như vậy, Angkor Wat cũng nằm trên đường ley này. Ngày
nay, nhiều người gọi những đường ley này là kinh mạch của trái đất, vì nó chạy
qua những công trình cổ đại có kiến trúc phi thường, và vô cùng bí ẩn; thậm chí
có trình độ khoa học kỹ thuật vượt xa nền văn minh nhân loại ngày nay.
(Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)
4.
Dùng kính viễn vọng để quan sát vào 900 năm trước?
Tại một công trình ở Angkor Wat, có chạm khắc cuộc
chiến giữa Thần Vishnu và Thần Indra, ông Praveen Mohan phát hiện ra một chi
tiết mô tả một người phía Thần Indra sử dụng một vật kỳ lạ để quan sát Thần
Vishnu. Vật thể đó được xác định là một ống kính viễn vọng.
Lịch sử khoa học hiện đại ghi nhận rằng kính viễn
vọng được Hans Lippershey phát hiện ra vào năm 1608, cách đây 400 năm. Vậy làm
sao người Campuchia có thể sử dụng chiếc kính này vào 900 năm trước?
Một điều kỳ lạ tương tự, ông Praveen Mohan cũng phát
hiện tại ngôi đền Hoysaleswara ở Ấn Độ - được cho là xây dựng từ thế kỷ XII -
có hình chạm khắc một trận chiến giữa 2 vị Thần, trong đó cũng có một người sử
dụng kính viễn vọng để quan sát; còn có hình chạm khắc của những thứ như tên
lửa chiến đấu.
Hai ngôi đền trên đều bằng đá, có kiến trúc cực kỳ
phức tạp, được cho là xây dựng trong cùng một thế kỷ, ở 2 đất nước khác nhau;
và cùng mô tả kính viễn vọng - một vật thể được coi là phi hiện thực tại thời
điểm xây dựng. Điều này mang lại câu hỏi lớn cho giới khoa học hiện nay.
Nhưng đây chưa phải là điều kỳ lạ nhất…
5.
Những hình thú đã tuyệt chủng.
Trên bức tường đá tại Angkor Wat, ông Praveen Mohan
đã phát hiện ra hình chạm khắc một con voi 4 sừng. Đây là loài thú có thật
trong lịch sử và đã bị tuyệt chủng 2 triệu năm trước. Một bộ xương hóa thạch
của loài thú này được tìm thấy ở
Ở một trụ đá tròn, ông Praveen phát hiện ra hình chạm
khắc của một con thú khác với cái đuôi lúc nào cũng nằm ngang và cái đầu kỳ dị,
gọi «linh cẩu răng» (Hyaenodon). Theo
các nhà khoa học, thì những con linh cẩu này đã tuyệt chủng 26 triệu năm trước.
Vậy, vào 900 năm trước - khi ngành khảo cổ học còn
chưa phát triển - làm thế nào mà những người thợ điêu khắc có thể nghĩ ra được
những con thú đã tuyệt chủng này?
6.
Những bí ẩn về thiên văn học.
Hàng năm, cứ vào 2 ngày điểm phân (Equinox), tức
khoảng ngày 20/3 và 20/9, các du khách có thể chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú
duy nhất trong năm: cảnh mặt trời lên (lúc sáng ngày 20/3) hoặc xuống (lúc
chiều ngày 20/9) vào đúng vị trí đỉnh tháp cao nhất của Angkor Wat - khi nhìn
từ phía cổng vào của ngôi đền. Chỉ vào 2 ngày này mặt trời mới có thể đi vào
đúng vị trí đó.
Làm sao mà những người Campuchia 900 năm trước có thể
xác định được hiện tượng điểm phân và xây dựng Angkor Wat chính xác đến mức độ
như thế?
Tại một công trình khác có khắc bức tranh, trong đó
Thần Mặt Trời của đạo Hindu ngồi ở giữa và 9 người đang ngồi dưới chắp tay nhìn
lên ông. Điều này mô tả hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời và 9 hành tinh lớn đang xoay
quanh. Nhưng cần lưu ý rằng sao Hải vương mới được phát hiện gần 400 năm trước
bởi nhà thiên văn học Galileo; còn sao Diêm vương thậm chí mới được phát hiện
vào năm 1930. Cả 2 ngôi sao này không thể được nhìn thấy bằng mắt thường nếu
không có kính viễn vọng.
Vậy, vì sao mà những người thợ điêu khắc 900 năm
trước ở Campuchia lại có thể có được những kiến thức thiên văn chuẩn xác; và có
cả kính viễn vọng để quan sát được 2 hành tinh mới trong hệ Mặt Trời này?
(Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)
7.
Trung tâm của một thành phố tiền công nghiệp lớn nhất thế giới.
Vào năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã
sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác - kết luận rằng quần thể
Thành phố này có một hệ thống cơ sở hạ tầng phức tạp
- kết nối một khu đô thị rộng từ 1.000 đến 3.000km2, tới những ngôi đền nổi
tiếng ở trung tâm của thành phố. Đây được coi là một «thành phố thủy lực» vì có một mạng lưới quản lý nước phức tạp, được
sử dụng để ổn định, lưu trữ và phân tán nước một cách có hệ thống nhằm phục vụ sản
xuất và sinh sống của lượng dân số từ 750.000 đến 1 triệu người.
Nếu thành phố này thực sự tồn tại vào những năm 1100,
thì khi đó, chắc chắn Khmer là một nước hùng cường nhất thế giới, và văn minh
của họ hẳn sẽ được lưu truyền đến ngày nay. Nhưng rõ ràng không phải thế.
Như vậy, chỉ có thể nghi vấn rằng thành phố «tiền công nghiệp» có chứa Angkor Wat là
một thành phố tiền sử - được xây dựng bởi những người xuất hiện trước nền văn
minh 5.000 năm lần này của chúng ta.
Vậy, ai là chủ nhân thực sự của Angkor Wat vẫn còn là
câu hỏi bí ẩn?
Lịch sử nhân loại chứa đựng bao điều bí ẩn và hoàn
toàn vượt xa khỏi trí tưởng tượng của con người hiện đại. Có lẽ chúng ta cần
thoát khỏi lối tư duy cố hữu, những định kiến, có như vậy, ta mới có thể nhận
thức và lý giải một cách rõ ràng và minh xác về nguồn gốc thực sự của những
công trình bí ẩn như Angkor Wat.
Phương Lam
Theo DVC
No comments:
Post a Comment