Friday, March 18, 2022

Trung Cộng có thể giúp gì Nga về quân sự?

Trung Cộng có thể giúp gì Nga về quân sự?

https://tredeponline.com/2022/03/nga-chuan-bi-cho-su-that-bai-tai-ukraine/

Phạm Quang Chiểu
18/3/2022


1- Ngày 25/03/2015, Mỹ giao 10 chiếc Humvees bọc thép đầu tiên cho quân đội Ukraina

Chiến tranh Ukraina : Mỹ đẩy châu Âu lên tuyến đầu đối phó Nga?

Ảnh tư liệu: Ngày 25/03/2015, Mỹ giao 10 chiếc Humvees bọc thép đầu tiên cho quân đội Ukraina. AP - Efrem Lukatsky

Cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga tiến hành thúc đẩy một NATO trong «trạng thái chết não» như tuyên bố của tổng thống Pháp năm 2019, trở nên đoàn kết hơn bao giờ hết. Liên Hiệp Châu Âu với 27 nước thành viên, tạm gác một bên mọi bất đồng, cùng phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn. Nhưng trước cuộc chiến hao mòn này của Nga tại Ukraina, NATO vẫn chỉ là «khán giả». Với Hoa Kỳ, châu Âu vừa trên tuyến đầu đối phó với Nga, vừa là một thị trường vũ khí quan trọng.

2- NATO – Bí thế chiến lược ngậm ngùi làm «khán giả»?

Được thành lập từ năm 1949, ngay giữa lòng Chiến Tranh Lạnh, với mục tiêu bảo vệ các nước Tây Âu đối phó với khối Xô Viết, Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO, dường như đang quay trở lại với nhiệm vụ khởi thủy ban đầu. Mối đe dọa Nga xua tan những bất đồng, chưa có lúc nào NATO lại đoàn kết, hợp nhất, và liên đới như lúc này.

Lần đầu tiên trong lịch sử, khối liên minh quân sự lớn nhất hành tinh đã kích hoạt «Lực lượng phản ứng nhanh», được thành lập trong những năm 2000. Tuy chưa huy động hết toàn bộ số 40 ngàn quân nhân, nhưng từ khi chiến sự bùng nổ ở Ukraina, hàng ngàn binh sĩ đã được triển khai tại các nước thành viên, láng giềng sát cạnh với Ukraina, trong khuôn khổ điều khoản thứ 5 của hiệp ước.

Nhưng tất cả những điều đó không che giấu được «thế bí» chiến lược của NATO trước hành động leo thang quân sự của Nga. Nhà chính trị học Alexandra de Hoop Scheffer, giám đốc chi nhánh Paris German Marshall Fund, chuyên nghiên cứu về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và NATO, trên đài RFI ngày 11/3/2022, lưu ý, vì Ukraina không là thành viên của cả khối NATO lẫn Liên Hiệp Châu Âu, nên nước này gần như nằm trong một «vùng xám». Do vậy, theo bà, đây chính là cái cớ để NATO và Liên Âu không can dự trực tiếp vào cuộc xung đột.

«Quả thật người ta bị hạn chế trong khuôn khổ của NATO liên quan đến việc phòng thủ chung trên lãnh thổ các nước thành viên nên khối này không muốn can dự nhiều hơn thế. Trong câu chuyện này, điều quan trọng hơn hết chính là lập trường của Mỹ. Nếu tổng thống Biden nói rằng sẽ không có «boots on the ground», có nghĩa là sẽ không có các lực lượng của NATO hay Mỹ tại Ukraina, cũng như là không có chiến đấu cơ của NATO trên không phận Ukraina. Liên minh quân sự này sẽ không thể can dự nhiều hơn được.»

Thái độ này «thận trọng» này của NATO còn thể hiện rõ qua những phản ứng của Mỹ trước những đòi hỏi lập vùng cấm bay, và giao chiến đấu cơ cũ Mig-29 cho Ukraina. Vụ việc cho thấy một trạng thái «tê liệt» nào đó của NATO trước hành động leo thang quân sự của Nga tại Ukraina, theo như nhận định của chuyên gia về quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

«Từ nhiều ngày qua, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố công khai là ông ấy đang tích cực thảo luận với người đồng cấp Ba Lan, nỗ lực tìm kiếm đồng thuận để giao các tiêm kích Mig-29 thời Xô Viết nhằm kềm hãm đà leo thang quân sự của Nga. Rồi người ta lại bất ngờ trước đề xuất của Ba Lan cho gởi các chiếc Mig-29 mà nước này đang có về căn cứ không quân Ramstein ở Đức khi yêu cầu Mỹ, theo kiểu, «đúng ra chính quý vị phải gởi những chiếc chiến đấu cơ này. Tại sao Ba Lan phải đơn độc cung cấp chúng? Đây chẳng phải là một vấn đề của NATO? Điều đó chẳng phải nên thực hiện trong khuôn khổ NATO?»

Đáp trả đòi hỏi «NATO hóa» vụ giao vũ khí tấn công chứ không phải là phòng thủ, Hoa Kỳ trả lời là «KHÔNG». «Chúng tôi không hậu thuẫn hay chúng tôi không ủng hộ ý tưởng đó. Chúng tôi không muốn rơi vào thế nước đồng minh tham chiến. Chúng tôi không muốn tham gia vào cuộc chiến này». Do vậy, người ta rơi vào kiểu trạng thái bị «tê liệt» hay «trống rỗng» nào đó cho thấy rõ là hiện nay không một nước nào trong nội bộ khối NATO muốn gánh lấy trách nhiệm giao các chiếc tiêm kích (Mig) mà Ukraina đang rất cần.»

3- Liên Hiệp Châu Âu : La bàn «phòng thủ chung» chưa có phương hướng

Về phần mình, Liên Hiệp Châu Âu, trước nguy cơ chiến tranh lan rộng, cũng đã tạm gác sang một bên các tranh cãi, chia rẽ, đã có những phản ứng nhanh khi quyết định giáng cho Nga những đòn trừng phạt lớn chưa từng có, bảo vệ người tỵ nạn Ukraina chạy trốn chiến tranh, đồng thời thông báo dành ra một khoản ngân sách một tỷ euro nhằm cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina. Nếu như chính sách về an ninh và phòng thủ chung được quy định rõ trong các Hiệp ước của Liên Hiệp Châu Âu từ năm 1999, đặc biệt là điều khoản số 42.7, cho đến giờ vẫn tiến triển rất chậm, thì những diễn biến tại Ukraina khiến chủ đề này giờ lại mang tính thời sự. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Tara Varma, giám đốc trung tâm cố vấn European Council on Foreign Relation, chuyên gia về quốc phòng châu Âu, cũng trên đài RFI ngày 11/3, nhấn mạnh rằng còn có nhiều nước thành viên của khối EU không gia nhập NATO (Áo, Cộng hòa Chypre, Đan Mạch, Ireland, Malte, Phần Lan hay Thụy Điển) và cuộc chiến này khiến họ lo lắng cho an ninh đất nước.

Dù vậy, theo giới quan sát, đề xuất của tổng thống Pháp Emmanuel Macron được đưa ra từ nhiều năm qua, kêu gọi thành lập một chính sách tự chủ chiến lược về quốc phòng vẫn còn được các nước thành viên tiếp nhận một cách dè dặt. Thượng đỉnh Versailles diễn ra trong hai ngày 10-11/03/2022 tại Pháp, kết thúc với một tuyên bố mập mờ «quyết tâm đầu tư cho năng lực quốc phòng chung».

Trong trước mắt, phòng thủ cho châu Âu được thực hiện thông qua việc tăng ngân sách quốc phòng, mua vũ khí, huy động binh sĩ trong khối…

Đáng chú ý là Đức bất ngờ thông báo dành 100 tỷ euro cho chi tiêu quân sự trong năm nay, tức chiếm khoảng 2% GDP, đúng như đòi hỏi của Mỹ từ nhiều năm qua.

Đối với lãnh đạo German Marshall Fund tại Paris, những quyết định trên của Liên Hiệp Châu Âu cho thấy khối này trong thế bắt lại những thập niên kém đầu tư trong lĩnh vực quốc phòng. «Nước Đức lẽ ra phải có quyết định này từ rất lâu và phải có một chiến lược và chúng ta phải có một chiến lược về năng lượng. Từ khi cuộc xâm chiếm Ukraina bắt đầu, chúng ta còn tiêu thụ khí đốt ga nhiều hơn trước. Nhập khẩu khí đốt Nga đã tăng thêm 44% dưới tác động của sự hốt hoảng. Do vậy, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên, hai chủ đề tăng cường năng phòng thủ châu Âu và tìm kiếm một chiến lược năng lượng, nhất là thoát sự phụ thuộc khí đốt Nga là được thảo luận ở thượng đỉnh Versailles.»

4- Phương Tây : Nguy cơ «việt vị» trên trường quốc tế

Liệu rằng các phát biểu mạnh mẽ liên quan đến chính sách «tự chủ chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu» có dẫn đến sự cạnh tranh giữa NATO và EU trên phương diện Quốc phòng? Phát biểu của tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg cách đây vài ngày cho rằng «Châu Âu khó thể tự mình bảo đảm nền quốc phòng?» đã làm dấy lên nhiều chỉ trích.

Nhà chính trị học Alexandra de Hoop Scheffer tự hỏi tại sao đôi bên không suy nghĩ làm cách nào phối hợp các nỗ lực quốc phòng trong khuôn khổ Liên Hiệp Châu Âu và NATO, để cùng đối phó với những mối đe dọa hiện tại cũng như là trong tương lai. Bà cảnh báo, cần phải đặt cuộc khủng hoảng này trong một bức tranh toàn cảnh chung của thế giới, mà ở đó, phương Tây mỗi lúc bị gạt ra ngoài cuộc chơi.

«Phần lớn các cuộc xung đột hiện nay không còn được giải quyết về mặt ngoại giao, quân sự trong khuôn khổ NATO, Liên Hiệp Châu Âu hay rộng hơn là phương Tây nữa. Ngày càng có xu hướng phi phương Tây hóa cả trên bình diện ngoại giao lẫn can thiệp quân sự. Đó chính là những gì người ta thấy qua cuộc rút quân của Mỹ trong hỗn loạn. Hoa Kỳ muốn khép lại 20 năm chiến tranh chống khủng bố, và do vậy, cả chủ nghĩa can thiệp Mỹ - Phương Tây bởi vì chúng ta, châu Âu hầu như tất cả cùng đến Afghanistan.

Ở đây, chúng ta đang chứng kiến một sự chao đảo trong những năm gần đây, chủ nghĩa can thiệp quân sự không còn là phương Tây nữa mà chính là Nga, những cường quốc khác mỗi lúc khẳng định vị thế của mình trên địa bàn và họ ở đó để gây bất ổn các lợi ích an ninh, quân sự, địa chiến lược của chúng ta. Do vậy, cuộc chiến tranh Nga – Ukraina này cần phải được đặt lại trong một bối cảnh rộng lớn hơn và không xa gì mấy với cả Trung Quốc, vốn nắm giữ một vai trò quan trọng, nhất là vì mối quan hệ của Trung Quốc với Nga.»

5- Liên Âu, NATO : Sách Trắng phòng thủ, nhưng châu Âu phải trên tuyến đầu

Dẫu sao thì trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, Liên Hiệp Châu Âu và NATO, phải nỗ lực vạch ra những đường hướng chính cho những năm sắp tới. Liên Âu có thể từ đây đến cuối tháng Ba cho công bố Sách Trắng Quốc Phòng Châu Âu đầu tiên, cho phép cùng đánh giá những mối họa phải đối mặt bao bọc quanh khối để rồi từ đó vạch ra một chiến lược chung.

Tuy nhiên để cho chính sách quốc phòng chung này có thể hoạt động hiệu quả, châu Âu cần phải có một nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh.

Đây chính là điểm yếu và rào cản lớn nhất cho sự tự chủ chiến lược của châu Âu như mong muốn của Paris từ lâu nay. Về điểm này, nhà chính trị học Alexandra de Hoop Scheffer giải thích vấn đề này còn bị lệ thuộc vào cảm nhận từ phía Mỹ.

«Trên nguyên tắc, Hoa Kỳ đồng ý dù không mấy gì thích lắm khái niệm tự chủ chiến lược. Washington muốn rằng châu Âu gánh vác thêm trách nhiệm và như chúng ta đã thấy trong cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina, Mỹ chỉ «leading from behind», nghĩa là chỉ hỗ trợ chúng ta từ đằng sau và điển hình nhất là thúc đẩy Ba Lan giao tiêm kích, còn họ chỉ đứng ở chiến tuyến thứ hai. (…) Đương nhiên Hoa Kỳ thật sự thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu tăng cường vế an ninh quốc phòng, nhưng đây chính là thế kẹt của khối : Đó là tất cả những gì có liên quan đến công nghiệp quốc phòng.

Người Mỹ họ không hiểu hay vờ như không hiểu rằng nếu họ muốn châu Âu có một nền quốc phòng vững mạnh thì cần phải có một nền công nghiệp quốc phòng được hỗ trợ mạnh mẽ. Đây chính là điểm gây căng thẳng. Trong cuộc chiến Nga – Ukraina, đây chính là thời điểm mà chưa có lúc nào Mỹ bán được nhiều quân dụng như vậy cho châu Âu, bất kể đó là tiêm kích F-35, hay các thiết bị… Chưa bao giờ châu Âu nhận được nhiều vũ khí như vậy từ Mỹ và nhìn từ lập trường Washington, thị trường châu Âu là rất quan trọng cho ngành công nghiệp Mỹ.»

Khối Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương cũng dự kiến trình làng Sách Trắng của mình nhân kỳ họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6/2022. Tuy nhiên, nếu như bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraina chắc chắn sẽ có tác động mạnh đến quá trình biên soạn nội dung tài liệu, theo lưu ý của nhà nghiên cứu Alexandra de Hoop Scheffer, những định hướng chiến lược của NATO cũng sẽ được kiến tạo theo các ưu tiên chiến lược của Mỹ, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung.

«Tầm nhìn của Mỹ về NATO, đó là một khối liên minh toàn cầu. Nhưng với chúng ta, châu Âu, đó là một NATO chỉ tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ khởi đầu : Phòng thủ tập thể và nhất là trên vùng lãnh thổ châu Âu. Cuộc chiến ở Afghanistan, theo như lời lẽ từ cấp cao nhất của quân đội Mỹ, được xem như là một trò tiêu khiển cho nhiệm vụ của NATO do với nhiệm vụ nguyên thủy là phòng thủ chung, nghĩa là trên lãnh thổ châu Âu. Do vậy, cần phải tìm kiếm một sự cân bằng và nhất là nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh xuyên Đại Tây Dương tăng cường sự hiện diện tại châu lục nhưng cũng phải phối hợp với các năng lực quốc phòng của châu Âu. Điều này rất quan trọng và không nên đặt hai khối này trong thế đối lập thường trực.»

6- Trung cộng có thể giúp gì Nga về quân sự? & Nga chuẩn bị cho sự thất bại tại Ukraine

Trung cộng có thể giúp gì Nga về quân sự không?

.Nhiều hãng truyền thông Mỹ dẫn nguồn từ các «quan chức» trong chính quyền Biden khẳng định về một trục quân sự Trung_Nga để thanh toán nhanh gọn Ukraina. Matxcơva đã đề nghị Bắc Kinh trợ giúp quân sự. Theo CNN, Trung cộng có lẽ đã trả lời, nhưng không nói được rõ câu trả lời theo hướng nào.

https://baomai.blogspot.com/2022/03/trung-cong-co-giup-gi-nga-ve-quan-su.html

7- Nga chuẩn bị cho sự thất bại tại Ukraine

Theo dõi cuộc chiến ở Ukraine thì không có gì khác biệt ở đây so với những nơi khác, theo phương tiện thông tin sẵn có, ngoại trừ việc tôi đang ở khu vực có múi giờ cận kề với Ukraine, và một sự kiện khác biệt nữa là có sự ủng hộ dành cho Putin ở khu vực Balkans (gồm những quốc gia kể cả Macedonia ở xung quanh giải núi Balkan, là một khu vực địa lý ở Đông Nam châu Âu) nhiều hơn những khu vực khác của châu Âu.

https://baomai.blogspot.com/2022/03/nga-chuan-bi-cho-su-that-bai-tai-ukraine.html

Phần lớn của khu vực Balkans này là Serbia, mà Serbia là bộ chỉ huy của cơ quan truyền thông tuyên truyền Sputnik đang tọa lạc, và chủ của Sputnik là chính phủ Nga.

Tôi sẽ liều mình và đưa ra một số tiên đoán:

1) Nga đang hướng tới một sự thất bại hoàn toàn ở Ukraine. Kế hoạch tấn công của Nga là kém cỏi, dựa trên một giả định sai lầm rằng người Ukraine sẽ ngả về nước Nga và rằng quân đội Ukraine sẽ sụp đổ ngay lập tức theo sau cuộc xâm lăng.

Những binh lính Nga khi đi chiến đấu rõ ràng đã mặc quân phục để sẵn sàng cho buổi lễ duyệt binh chiến thắng của họ ở Kiev thay vì họ nên đem thêm súng đạn và những khẩu phần lương thực. Putin tại thời điểm này đã dồn hết phần lớn toàn bộ quân đội của mình vào chiến dịch tấn công này đến nỗi không còn những lực lượng phòng bị lớn để hắn ta có thể gọi tới để viện binh vào trận chiến.

Quân đội Nga hiện đang bị kẹt ở bên ngoài những thành phố khác nhau của Ukraine, nơi họ đang đối mặt với những bất lợi khổng lồ về nguồn cung cấp và những cuộc tấn công không dứt của Ukraine.

2) Sự sụp đổ của vị thế xâm lăng của Nga có thể thình lình và thảm khốc, hơn là sẽ xảy ra từ từ thông qua một cuộc chiến tranh tiêu hao và kiệt quệ. Quân đội Nga trên chiến trường sẽ tiến tới một điểm mà họ không thể được cung cấp những nguồn cần thiết, cũng không thể rút lui, và nhuệ khí sẽ tiêu tan. Điều này hiện giờ ít nhất đúng ở phía Bắc; quân đội Nga đang làm tốt hơn ở phía Nam, nhưng những vị thế đó sẽ rất khó mà duy trì nếu họ sụp đổ ở phía Bắc.

3) Hiện không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến có thể được đưa ra trước khi điều này xảy ra. Hiện không có thỏa hiệp nào có thể chấp nhận được đối với cả Nga và Ukraine trước những tổn thất mà hai bên đã phải chịu vào thời điểm này.

4) Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một lần nữa đã chứng minh là mình vô dụng. Điều hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đồng, đã giúp nhận dạng được những quốc gia xấu hoặc những quốc gia thoái thác bằng cách nói quanh co trên thế giới.

5) Những quyết định không tuyên bố một vùng cấm bay (a no-fly zone) hoặc không giúp (Ba Lan*) chuyển giao những phản lực cơ chiến đấu Ba Lan (Polish MiGs) của chính quyền Biden đều đã là những quyết định đúng đắn; họ đã giữ vững những vị trí lãnh đạo của họ trong suốt một khoảng thời gian đầy cảm xúc.

Thật là tốt hơn rất nhiều cho người Ukraine tự mình đánh bại người Nga, bác bỏ được miệng lưỡi của Moscow (Putin) dối trá rằng NATO đã tấn công họ, cũng như tránh được một cách rõ ràng tất cả những tiềm năng leo thang chiến tranh. Những phản lực cơ chiến đấu MiG của Ba Lan nói riêng sẽ không bổ sung nhiều vào khả năng chiến đấu của Ukraine.

Quan trọng hơn nhiều, là nguồn cung cấp liên tục những loại vũ khí tối tân như Javelins, Stingers, TB2s, trang thiết bị vật dụng y tế, thiết bị thông tin liên lạc, và sự chia sẻ thông tin tình báo (của Hoa Kỳ và những quốc gia đồng minh). Tôi giả định rằng sự di chuyển, đi lại của những lực lượng Ukraine đều đang được theo dõi và bảo vệ bởi tình báo của NATO đang hoạt động từ bên ngoài Ukraine.

(Ba Lan, tiếp theo là Đức, và lần lượt những quốc gia châu Âu khác, rất tích cực trong tất cả mọi chuyện để giúp Ukraine. Ba Lan ở sát với biên giới phía Tây Bắc của Ukraine, bị bao bọc bởi Belarus (một quốc gia thân Nga và đang yểm trợ Nga trong cuộc xâm lăng), và Đức thì ở sát Ba Lan. Hai quốc gia này đang hết sức tích cực giúp đỡ Ukraine, có lẽ bởi vì hai quốc gia này đã giả định rằng, nếu Nga chiến thắng và chiếm được lãnh thổ Ukraine, thì những quốc gia tiếp theo mà Nga muốn xâm lăng sẽ là Ba Lan, rồi Đức, rồi tiếp theo sẽ là những quốc gia láng giềng kế bên.)

6) Dĩ nhiên, cái giá mà Ukraine đang trả thì khổng lồ. Nhưng sự thiệt hại lớn nhất, gây ra bởi hỏa tiễn và pháo kích của quân Nga, là những thứ mà cả MiGs (những phản lực cơ chiến đấu của Ba Lan) lẫn a no-fly zone (một vùng cấm bay) đều không có liên quan gì nhiều đến sự thiệt hại lớn nhất này. Điều duy nhất sẽ làm dừng lại cuộc thảm sát là sự đánh bại quân đội Nga trên mặt đất.

7) Putin sẽ không sống sót sau sự thất bại của quân đội của mình. Hắn ta nhận được sự ủng hộ bởi vì hắn ta được nhìn như là một người cai trị đất nước bằng đe dọa, đàn áp, bạo lực; hắn ta phải đề nghị những gì một khi hắn ta đã thể hiện sự kém cỏi và bị tước đoạt quyền lực cưỡng chế của mình?

8) Cuộc xâm lăng đã gây ra sự thiệt hại khổng lồ cho những người theo chủ nghĩa dân túy (populists) trên toàn thế giới, là những người trước khi cuộc xâm lăng xảy ra đã đồng loạt bày tỏ sự đồng tình với Putin. Những người đó bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán. Chính trị của cuộc chiến tranh xâm lăng này đã phơi bày những khuynh hướng độc tài được bộc lộ công khai của họ.

9) Cuộc chiến xâm lăng cho đến thời điểm này đã là một bài học tốt cho Trung cộng. Giống như Nga, Trung Cộng có vẻ như đã xây dựng những lực lượng quân sự công nghệ cao trong thập niên vừa qua, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu. Sự thực hiện tồi tệ của lực lượng không quân Nga trên đất Ukraine rất có khả năng sẽ được rập khuôn bởi Lực Lượng Không Quân Giải Phóng Nhân Dân của Trung cộng, vốn dĩ cũng tương tự như không quân Nga là họ không có kinh nghiệm điều khiển những hoạt động không quân phức tạp. Chúng ta có lẽ hy vọng rằng giới lãnh đạo Trung cộng sẽ không tự đánh lừa họ về khả năng của chính họ như cách mà người Nga đã làm khi họ đang toan tính một mưu đồ chống lại Đài Loan trong tương lai.

10) Hy vọng rằng bản thân Đài Loan sẽ thức tỉnh về sự cần thiết phải làm để chuẩn bị chiến đấu như những gì người Ukraine đã làm, và khôi phục lại chuyện tuyển lính. Chúng ta đừng trở thành kẻ bại trận vội vàng.

11) Những chiếc phi cơ không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish drones TB2s) sẽ trở thành những mặt hàng bán chạy nhất.

12) Sự thất bại của Nga sẽ khiến cho một «sự khai sinh mới của sự tự do» có thể xảy ra, và sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nỗi khiếp sợ về tình trạng của nền dân chủ toàn cầu đang suy giảm. Tinh thần của năm 1989 (là sự sụp đổ của Bức tường Berlin) sẽ sống mãi, nhờ vào hàng loạt những người Ukraine dũng cảm.





No comments:

Post a Comment