Cuộc
khủng hoảng có thể đặt dấu chấm hết
cho giấc mộng Trung cộng:
Cạn kiệt nước
https://groups.google.com/g/phuchungviet/c/dQkKOIjYdMc
Tác giả: Teresa
Jones
«Nếu Trung cộng không giải quyết được các vấn đề về nước, thì giấc mộng Trung Quốc cũng chấm dứt». (Ảnh:
Gần đây, khủng hoảng bất động sản và khủng hoảng
lương thực của Trung Quốc đã trở thành chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông,
song, có một cuộc khủng hoảng tàn khốc khác đang âm thầm tấn công, có thể đặt
dấu chấm hết cho giấc mộng Trung Quốc…
Nước: gót chân Achilles của Trung cộng
Vào đầu tháng 12 năm 2021, chính phủ Trung cộng thông báo rằng 2 thành phố Quảng Châu và Thâm
Quyến, nằm ở Đồng bằng sông Châu Giang vốn có nguồn nước dồi dào, sẽ đối mặt
với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong năm nay (2022).
Khoảng 3 tuần sau, Bloomberg công bố báo cáo, nhấn
mạnh rằng hàng nghìn con sông ở Trung Quốc đã biến mất, trong khi quá trình
công nghiệp hóa và ô nhiễm đã làm hỏng phần lớn lượng nước còn lại. 80% đến 90%
lượng nước ngầm của Trung Quốc và một nửa lượng nước sông của nước này quá bẩn
đến nỗi không thể uống. Theo một số ước tính, hơn một nửa lượng nước ngầm và
một phần tư lượng nước sông ở đây không thể sử dụng được ngay cả cho công
nghiệp hay nông nghiệp.
Tài nguyên nước của Trung Quốc đang dần cạn kiệt!
Đây không chỉ là lời cảnh báo của truyền thông phương
Tây, như một bài báo vào đầu năm 2021 trên The Hill đã viết rằng: «Trung Quốc đang thiếu nước nghiêm trọng để
duy trì nền kinh tế», mà đó thực sự là điều mà chính quyền Trung Quốc đã
nhận ra và đang tận lực đối phó.
Năm 2005, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng tình
trạng khan hiếm nước đe dọa «sự tồn vong
của đất nước Trung cộng». Bộ trưởng Bộ Thủy lợi cũng tuyên bố rằng Trung
Quốc phải «chiến đấu cho từng giọt nước,
hay là chết.»
Nước là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu cho mọi
hoạt động kinh tế. Ngoài nông nghiệp, nước còn đóng vai trò quan trọng trong
sản xuất điện, khai thác mỏ, công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu
trong cuộc sống. Ví dụ, để chế tạo một chiếc điện thoại thông minh thông thường
cần khoảng 3.000 gallon nước (tương đương khoảng 11.360 lít).
Reuters đưa tin vào đầu năm 2008, Quốc vụ viện Trung
Quốc đã ban hành một văn bản cảnh báo rằng nguồn nước của Trung Quốc về cơ bản
sẽ cạn kiệt vào năm 2030. Văn bản này nêu rõ: «Tính đến việc tiết kiệm nước tối đa, đến năm 2030, lượng nước sử dụng
của đất nước chúng ta sẽ chạm hoặc gần chạm ngưỡng tổng lượng tài nguyên nước
có thể khai thác và tình hình chống hạn hán sẽ ngày càng nghiêm trọng».
Trung cộng đã từng gần như tự túc về đất đai, nước và
nhiều nguyên liệu thô, cũng như nguồn lao động giá rẻ, cho phép đất nước đông
dân này khai thác tài nguyên ở mức tối đa, trở thành công xưởng của thế giới.
Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú của Trung Quốc đã là dĩ vãng, theo
Bloomberg.
Cuốn sách sắp ra mắt, «The Danger Zone» (tạm dịch: «Vùng
nguy hiểm»), đã cảnh báo rằng Trung cộng rơi vào tình trạng cạn kiệt tài
nguyên. Một thập niên trước, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu nông sản lớn
nhất thế giới. Diện tích đất canh tác của nó đã bị thu hẹp do đất đai bị thoái
hóa và sử dụng quá mức. Tăng trưởng nhanh chóng cũng đã đưa Trung Quốc trở
thành nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới: trong khi Hoa Kỳ là nhà xuất
khẩu năng lượng ròng, thì Trung cộng phải mua 3/4 lượng dầu của mình từ nước
ngoài.
Tình hình tài nguyên nước của Trung cộng là đặc biệt
nghiêm trọng. Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới, nhưng chỉ có 7% lượng nước
ngọt. Tài nguyên nước bình quân đầu người toàn cầu là 12.900 mét khối, còn tài
nguyên nước bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ là 2.300 mét khối, ít hơn
một phần tư của thế giới, một phần năm của Hoa Kỳ, một phần bảy của Nga và
Canada. Liên Hợp Quốc đã liệt kê Trung cộng là 1 trong 13 quốc gia «nghèo nàn» về tài nguyên nước. Toàn bộ
khu vực bị thiếu nước trầm trọng hơn cả vùng Trung Đông khô cằn.
Sự phân bố nguồn nước không đồng đều địa lý làm cho
vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn. 80% nguồn cung cấp nước của Trung cộng đến từ
khu vực phía nam sông Dương Tử, nhưng chỉ một nửa dân số Trung cộng cư trú ở
đó. Đồng bằng Hoa Bắc chiếm hơn 40% dân số cả nước, nhưng chỉ có ít hơn 15% tài
nguyên nước của cả nước và nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo báo cáo về chất lượng nước của Tổ chức Hòa bình
xanh Đông Á (Greenpeace East Asia), dựa trên 145 bộ dữ liệu từ chính quyền cấp
tỉnh, mức độ ô nhiễm nước ở các thành phố lớn của Trung cộng là cực kỳ cao. Ở
Bắc Kinh, khoảng 40% nước bị ô nhiễm đến mức về cơ bản không còn khả năng sử
dụng. Thượng Hải tình hình còn xấu hơn, với 85% nước không thể uống được và hơn
56% không phù hợp cho bất kỳ mục đích nào. Ở Thiên Tân, thành phố cảng chính
phía bắc Trung cộng và là nơi sinh sống của 15 triệu người, chỉ 5% lượng nước
có thể được sử dụng làm nguồn nước uống.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu từ Đại
học Thanh Hoa cho thấy mức độ per và polyfluoroalkyls (PFAS) trong nước uống
của hơn 20% các thành phố được nghiên cứu đã vượt quá giới hạn ô nhiễm được sử
dụng ở Mỹ. PFAS là hóa chất nhân tạo được sử dụng trong mọi thứ, từ vải vóc đến
thuốc trừ sâu, được phát hiện gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có ung thư
thận và gan. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng gần 100 triệu người Trung Quốc
đang phải uống thứ nước có lượng hóa chất độc hại ở mức «không an toàn».
Mặc dù Bộ Thủy lợi Trung cộng đã công khai tuyên bố
tự tin rằng các tầng chứa nước sâu của Trung Quốc là nguồn nước uống an toàn,
tách biệt khỏi các tác động ô nhiễm bề mặt do các rào cản địa chất tự nhiên
(được các nhà địa chất thủy văn gọi là «lớp
chứa nước»), nhiều nghiên cứu đã chất vấn giả thiết này. Một cuộc khảo sát
địa hóa của các nhà khoa học tại Học viện Khoa học Trung cộng về nước máy từ các địa điểm khác nhau xung
quanh Bắc Kinh, được bơm từ các giếng nước ngầm sâu, cho thấy một số lượng đáng
kể các mẫu chứa nitrat và các chất ô nhiễm khác. Phát hiện này phù hợp với phát
hiện của Matthew Currell từ Đại học RMIT, Úc, rằng ô nhiễm đang đến các tầng
chứa nước sâu thông qua các con đường ngắn.
Tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng đã làm trầm
trọng thêm vấn đề khan hiếm nước. Chính quyền Trung cộng đã phải đi đến một dự
án lớn để chuyển nước từ các vùng tương đối ẩm ướt lên phía bắc bị hạn hán với
chi phí khá tốn kém. Các chuyên gia ước tính rằng Trung Quốc mất hơn 100 tỷ USD
mỗi năm do khan hiếm nước. Thêm vào đó, Dự án chuyển nước Nam-Bắc của Trung
cộng đã gây ra những tác động đáng kể đến môi trường và xã hội, điều này có thể
thấy rõ nhất qua câu chuyện của những người như Zhao Keqian, một người dân buộc
phải di dời khỏi căn nhà của mình vì kế hoạch chuyển nước. Zhao đại diện cho
nghịch cảnh của cư dân tỉnh phía nam khi nói với The Economist rằng «Chính phủ không ngó ngàng đến chúng tôi».
Việc sản xuất năng lượng phụ thuộc vào than đá còn
khiến cho tình trạng khan hiếm nước ở Trung cộng trở nên tồi tệ hơn. Reuters
đưa tin vào ngày 28 tháng 12 rằng để đảm bảo an ninh năng lượng, Tổng công ty Lưới
điện Nhà nước Trung Quốc cho biết nước này có khả năng sẽ xây dựng 150 GW công
suất nhiệt điện than mới trong giai đoạn 2021-2025.
Không may thay, sản xuất nhiệt điện than cần sử dụng
nhiều nước và lượng nước lớn sẽ được tiêu thụ trong suốt quá trình từ khai thác
và chế biến than đến làm mát các nhà máy điện. Theo Bộ Thủy lợi Trung cộng,
việc phát điện bằng than của Trung Quốc đã tiêu thụ 114.000 tỷ lít nước vào năm
2010, chiếm 20% tổng lượng nước tiêu thụ của Trung Quốc và tỷ lệ này dự kiến sẽ
đạt 40% trong 10 năm tới.
Hậu quả kinh tế và chính trị của tình trạng thiếu
nước rất đáng lo ngại. Theo Bloomberg, bằng cách làm cho việc tăng trưởng trở
nên tốn kém, các vấn đề tài nguyên của Trung cộng đã mang đến những thách thức
khác – nhân khẩu học suy giảm, bầu không khí chính trị ngày càng ảm đạm, phải
đình chỉ hoặc hủy bỏ nhiều cải cách kinh tế quan trọng – tạo ra một cuộc suy
thoái với những tác động rõ ràng ngay cả trước khi bị tấn công bởi Covid.
Bloomberg cho biết thêm: «Khế ước xã hội
tại Trung Quốc sẽ đối mặt với kiểm nghiệm khi các nguồn lực ngày càng cạn kiệt
làm gia tăng các cuộc chiến phân phối».
Jim Rogers, một nhà đầu tư và giáo sư tài chính nổi
tiếng quốc tế, người đã thành lập Quỹ Lượng tử cùng với George Soros và tạo ra
Chỉ số Hàng hóa Quốc tế Rogers (RICI), đã đến Trung Quốc vào năm 1984. Trong
một cuộc phỏng vấn với BBC’s HardTalk vào năm 2011, khi được hỏi về cuộc khủng
hoảng lớn nhất trong nền kinh tế Trung cộng, câu trả lời của
«Tôi sẽ không
lo lắng nếu Trung cộng có nội chiến,
dịch bệnh, hoảng loạn, suy thoái, tất cả những thứ đó. Các bạn có thể khôi phục
trở lại. Thứ duy nhất các bạn không thể khôi phục được là nước»,
Nước cũng là vũ khí lớn nhất của Trung
cộng
Theo thuật ngữ của Jack Silvers trên Harvard
Political Review, nước không chỉ là gót chân Achilles của Trung cộng mà còn là vũ khí vĩ đại nhất của nước này.
Trung Quốc có một vị trí thuận lợi: nằm trên nguồn của 10 con sông lớn chảy qua
11 quốc gia và cung cấp nước cho 1,6 tỷ người. Tây Tạng và Cao nguyên Tây Tạng
được gọi là «Cực thứ ba» của thế giới
vì các sông băng của nó sinh ra phần lớn các con sông ở châu Á, cũng nằm dưới
sự kiểm soát của Trung Quốc. Do đó, các hành động ở thượng nguồn của Trung Quốc
như xây đập có nhiều tác động đến các nước hạ nguồn. Dechen Palmo, một nhà
nghiên cứu tại Học viện Chính sách Tây Tạng, rất có lý khi viết trên tờ The
Diplomat rằng «ộng».
Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy ra ở
Biển Đông, đổ đầy hồ
Trong thập kỷ qua, chính phủ Trung cộng đã thúc đẩy
phát triển đập sông Mekong – phần chảy qua Trung Quốc được gọi là sông Lan
Thương. Địa điểm xây dựng đập ở tỉnh Vân Nam này đã được xác lập kể từ những
năm 1990. Bức tường chắn của đập Tiểu Loan được hoàn thành vào năm 2011 và có
chiều cao tương đương với tháp Eiffel. Cùng với đập Nọa Trát Độ to lớn tương
đương, hai con đập có thể nhấn chìm toàn bộ Luân Đôn dưới 24 mét nước. Chúng
chỉ là 2 trong số 11 đập của Trung cộng trên thượng nguồn sông Mekong, được coi
là công thức cho thảm họa. Nghiên cứu mới cho thấy thủy điện Trung Quốc là yếu
tố quan trọng dẫn đến hạn hán.
Harvard Political Review cũng nhấn mạnh rằng việc xây
dựng đập ở thượng nguồn dẫn đến giảm lưu lượng nước xuống hạ lưu. Đợt hạn hán
kinh hoàng năm 2019 ở các nước hạ lưu sông
Tương tự như thiệt hại mà Trung cộng xây đập gây ra
đối với các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào sông Mekong, sự chuyển hướng của các
con sông ở Tân Cương đã có tác động thảm khốc đối với vùng hạ lưu Trung Á.
Kế hoạch xây dựng các con đập ở các vùng nước quan
trọng dọc theo biên giới Trung Quốc – Ấn Độ của chính phủ Trung cộng đã gây tốn
kém cho Ấn Độ và Bangladesh, đồng thời làm gia tăng căng thẳng ở dãy Himalaya.
Nhà phân tích chiến lược người Ấn Độ, Brahma Chellaney đã nói: «Sự bành trướng lãnh thổ của Trung cộng ở
Biển Đông và dãy
Nói ngắn gọn, Bloomberg cho biết một số nhà quan sát
lo lắng rằng nếu môi trường trong nước khiến chính quyền Trung Quốc bất an, nó
có thể phát động các cuộc tấn công nhằm vào các đối thủ quốc tế và vấn đề nguồn
nước vẫn đang thúc đẩy xung đột địa chính trị.
Những nỗ lực của nhà cầm quyền Trung
cộng hòng chế ngự và cải tạo thiên nhiên: Một góc nhìn lịch sử
Theo Harvard Political Review, kỳ vọng ở chính quyền Trung
cộng sự thay đổi cấp tiến trong các hành động đối với sông
«Những thiệt
hại do lũ lụt trong quá khứ cho thấy nỗ lực của Trung cộng trong việc cải tạo
thiên nhiên, trong khi cuộc đấu tranh lâu dài với tình trạng khan hiếm nước
khiến nhà cầm quyền của họ coi nước là tài nguyên có chủ quyền hơn là tài
nguyên chung. Có lẽ, lực lượng lãnh đạo nòng cốt của ông Tập sẽ chọn tham gia
vào các cuộc đối thoại quốc tế về các vấn đề nước – một viễn cảnh mà nhiều quốc
gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, nên cởi mở hợp tác. Đợi đến lúc đó, còn tùy thuộc vào
việc ông Tập có noi gương vua Hạ Vũ không, hay là tiếp tục tự mình đấu tranh
với làn sóng thách thức».
Truyền thuyết Hạ Vũ trị thủy là một trong nhiều câu
chuyện trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa, cho thấy người xưa luôn đặt
thiên nhiên ở vị trí linh thiêng. Lão Tử, một nhà hiền triết nổi tiếng của
Trung Quốc, đã nói: «Người thuận theo
đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên».
Người Trung cộng cổ đại tin vào «Thiên
nhân hợp nhất» – sự hòa hợp của con người với Trời, cũng như sự hòa hợp,
cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau giữa con người, trời và đất.
Ngược lại, Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTQ) đề cao triết lý đấu tranh, đấu với
trời, đất và thiên nhiên, đặt con người lên trên và chống lại tự nhiên. Mao
Trạch Đông nói: «Đấu với trời là niềm vui
vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, và đấu với người là niềm vui vô tận».
Theo Ph.Ăngghen, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản, tự do
là sự thừa nhận tính tất yếu. Mao bổ sung: «và
là sự cải tạo thế giới». Những điều này làm sáng tỏ quan điểm của ĐCSTQ về
tự nhiên, tức là cần phải thay đổi thứ gì đó. Như đã chỉ ra trong Cửu Bình
(Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản), trong hệ tư tưởng cộng sản, «tính tất yếu» là một vấn đề nằm ngoài
tầm nhìn của họ và họ không thể hiểu được nguồn gốc của nó. Họ cho rằng bằng
cách huy động ý thức chủ quan của con người để hiểu biết các quy luật khách
quan thì có thể chinh phục được tự nhiên và con người. Sự kiêu ngạo này có thể
được nhìn thấy qua các bài hát dân gian trong thời kỳ Đại nhảy vọt:
«Hãy để cho núi
phải cúi đầu và sông phải dẹp sang một bên»;
«Không có Ngọc
Hoàng Thượng Đế trên trời và không có Long Vương dưới đất. Ta là Ngọc
Hoàng Thượng Đế và ta là Long Vương. Ta ra lệnh cho tam núi ngũ đèo phải dẹp
sang một bên, ta đã đến đây!»
Dẫn dắt bởi
triết lý đấu tranh này, trong suốt lịch sử của nó, ĐCSTQ đã thực hiện vô số
chính sách phá hủy sự cân bằng trong tự nhiên và thế giới hài hòa vốn có. Đây
là điều có thể thấy phần nào thông qua cuộc khủng hoảng nước ở Trung Quốc và
cách mà chính quyền Trung Quốc chiến đấu với tình trạng này.
Như được tiết
lộ trong Cửu Bình:
«Có nhiều hồ chứa nước cỡ lớn được xây dựng ở
khu vực Trú Mã Điếm, tỉnh Hồ Nam. Năm 1975, những cái đập của các hồ chứa nước
đó đã theo nhau sập đổ. Chỉ trong khoảng hai giờ đồng hồ, 60 nghìn người đã bị
chết đuối. Tổng số người chết đã lên đến 200.000. ĐCSTQ vẫn tiếp tục những hành
động tự ý hủy hoại đất đai của Trung quốc. Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang
(sông Dương Tử) và Dự án chuyển nước từ miền Nam lên miền Bắc đều là những cố
gắng của ĐCSTQ nhằm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên với số tiền đầu tư lên đến
hàng trăm tỷ đô-la Mỹ. Đó là chưa kể đến những dự án vừa và nhỏ để “đấu đất”. Hơn
nữa, trong nội bộ ĐCSTQ đã có lần đưa ra đề nghị dùng một quả bom nguyên tử để
cho nổ và mở một con đường nối trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng để thay đổi
môi trường tự nhiên ở miền Tây Trung cộng».
Hệ tư tưởng
nền tảng sai lầm, đạo đức xuống cấp và quy hoạch, quản lý kém cộng lại đã góp
phần gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ở Trung Quốc. Arthur Barbeau, Giáo sư
Danh dự Khoa Lịch sử và Nhân chủng học tại Đại học Bang West Liberty ở Tây
Virginia đã thực hiện 15 chuyến đi đến Trung Quốc và giảng dạy ở đó trong hơn
hai năm. Ông nhớ lại ký ức khó quên của mình về cách các nhà máy làm ô nhiễm
nước và nước đã đầu độc tất cả mọi người ở Trung cộng như thế nào.
«Tôi đã thấy điều tương tự ở cả Tứ Xuyên và
Cam Túc. Nhiều người dân trong làng không bao giờ sử dụng nước sông để uống. Ngay
cả khi hoa màu của họ được trồng bên cạnh một con sông, họ cũng không sử dụng
nước đó để tưới tiêu. Một mục trên tờ China Daily và trên truyền hình đã đề cập
rằng gần một nửa số mẫu gạo được kiểm tra ở Quảng Châu có mức ô nhiễm độc hại
đến mức không thể chấp nhận được. Tất cả đều đến từ Hồ Nam và Hồ Bắc, nơi công
nghiệp hóa đang được tiến hành».
«Tại một nhà hàng nhỏ, tôi có kể về câu
chuyện kết quả ô nhiễm gạo từ Quảng Châu. Hai người nông dân ở bàn gần đó nói
rằng đó là vì một nhà máy sản xuất pin đã được xây dựng ở đó và chất thải của
nó đã làm ô nhiễm nước tưới. Khi tôi hỏi người dân địa phương có lo ngại không,
họ nói rằng những người nông dân đã tìm ra cách để đối phó. Họ sẽ giao gạo sử
dụng nước tưới từ các hồ đó cho chính phủ, thuộc hạn ngạch của nhà nước. Còn
nông dân sẽ ăn gạo và rau từ những mảnh đất khác được tưới từ những con suối
sạch hơn hoặc từ nước giếng! Họ dường như không lo lắng rằng ngay cả các tầng
chứa nước cũng có thể bị ô nhiễm. Tất nhiên, họ đã đun sôi nước trà của họ rồi…».
Tác giả: Teresa
Jones
No comments:
Post a Comment