Con
Chó Trắng Trong Nghĩa Địa
https://tienglongta.com/2018/03/09/le-tan-phuoc-con-cho-trang-trong-nghia-dia/
Lê Tấn Phước:
Khu mộ dành cho người Á Đông tại Honolulu, Hawaii,
nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.Tác giả nguyên là
Luật Sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975, qua Mỹ năm 1980. Ông hiện là Regional Manager cho Les Enterprises tại
Honolulu, Hawaii.
Con chó nhỏ
nhảy qua bức tường thấp, rồi rảo chạy vào bên trong nghĩa địa. Bộ lông trắng
của nó thấp thoáng dưới ánh trăng mờ ảo, như ẩn như hiện, như hư như thực. Ma
quái làm sao! Tôi bỗng rùng mình nổi da gà…
Cách nay đúng
hai mươi năm, hai vợ chồng tôi dọn từ California sang Hawaii sinh sống. Chúng tôi
thuê một căn nhà trong chung cư ở vùng Valley of the
Căn nhà có phòng ngủ nhìn về hướng tây, sát đường xe
chạy; phía bên kia đường là nghĩa địa. Đây là một nghĩa địa lớn, có những khu
vực riêng cho mỗi sắc dân. Nghĩa địa được chăm sóc kỹ lưỡng với những đồi cỏ
xanh tươi trông rất mát mắt. Sáng sớm hoặc chiều tà, nhà tôi và tôi thường đi
bộ tập thể dục trong nghĩa địa. Chúng tôi lang thang trên các đồi cỏ xanh, vừa
hưởng những làn gió mát từ biển thổi vào, vừa đọc những giòng chữ khắc trên các
tấm bia mộ. Những giòng chữ ngắn gọn, tràn đầy yêu thương và tiếc nhớ của những
người còn ở lại dành cho người đã ra đi.
Điều đặc biệt của nghĩa địa nầy là có một khu vực
riêng dành cho những con thú cưng. Khu vực nầy nằm trên triền đồi giáp với
đường xe chạy, được ngăn chia với khu vực dành cho người bởi một bức tường đá
thấp. Từ phòng ngủ căn nhà của tôi nhìn
xéo về bên trái, có thể thấy rõ toàn cảnh nghĩa địa
Một tối nọ, chợt thức giấc nửa đêm, không ngủ lại
được, tôi đến bên cửa sổ, nhìn mông lung ra bên ngoài. Ánh trăng như tấm lụa
vàng phủ mượt mà xuống những đồi cỏ chập chùng trong nghĩa địa, toát lên một vẻ
tĩnh mịch rất liêu trai.
Bỗng từ góc nghĩa địa dành cho thú cưng, một bóng
trắng nhảy qua bức tường đá thấp, rảo chạy vào trong nghĩa địa. Tôi nhìn kỹ,
thấy đó là một con chó nhỏ, màu trắng. Có vẻ như nó biết nó đang chạy đi đâu,
nên mải miết chạy, không bận tâm nhìn chung quanh. Dưới ánh trăng vàng mờ ảo,
bóng trắng của con chó nhỏ thoạt biến thoạt hiện, xa dần, xa dần… rồi mất hút
bên kia triền đồi. Sự việc xảy ra như hư như thực. Ma quái làm sao! Tôi bỗng
rùng mình nổi da gà.
Sáng sớm hôm sau tôi tò mò vào nghĩa địa xem thử
chuyện gì đã xảy ra. Tôi đi một mình vì nhà tôi rất sợ ma. Tôi đã giấu nhà tôi
về chuyện con chó trắng chạy trong nghĩa địa đêm hôm trước. Đi lòng vòng trong
khu vực dành cho thú cưng, tôi để ý thấy một tấm bia mộ có hình một con chó
nhỏ, màu trắng, thuộc giống Toy Poodle..
Tôi đã từng nuôi hai con Toy Poodle khi còn ở
Đọc kỹ tấm bia con Toy Poodle, thấy nó tên Monique,
mất gần một năm, lúc mười một tuổi. Gia đình chủ nó đã khắc trên tấm bia dòng
chữ: «Tưởng nhớ Monique – một em chó hết
mực trung thành đã chết theo chủ.»
Tôi tìm khắp nghĩa địa thú cưng mà không thấy mộ con
chó trắng nào nữa. Phải chăng con chó trắng chạy trong nghĩa địa đêm qua là
Monique? Nghĩ tới đó, dù trời đang nắng ấm, nhưng tôi vẫn thấy lạnh xương sống.
Nhìn khuôn mặt ngoan hiền với hai con mắt ngây thơ tròn đen như hai hạt nhãn,
tôi bỗng thấy thương cảm Monique vô cùng, định tâm sẽ có lúc tìm hiểu hiểu thêm
câu chuyện về nó. Trước khi ra về, tôi chắp tay cầu nguyện cho Monique sớm được
siêu thoát.
Vì bận việc nên mãi hơn một tuần sau tôi mới có dịp
ghé vào văn phòng nghĩa
Ông ta nhìn tôi mấy giây, rồi hỏi:
– Ông thấy nó mấy lần?
Tôi đáp:
– Một lần. Tôi cũng chỉ mới dọn đến ở chung cư bên
kia đường không lâu.
Ông quản lý hỏi:
– Ông có tin chuyện ma không?
Câu hỏi đến với tôi khá bất ngờ. Tôi chậm rãi trả lời
một cách chung chung:
– Tôi nghĩ rằng có một thế giới vô hình mà mình không
biết được. Nhưng tôi chưa gặp ma lần nào.
Ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi, nói giọng chắc nịch:
– Ông gặp ma
rồi đó. Ma chó..
Dù rằng nghi
trong bụng mấy ngày nay con chó trắng chạy trong nghĩa địa có thể là ma, nhưng
bây giờ nghe ông quản lý nghĩa địa khẳng định đó là ma, tôi không khỏi giật
mình. Sao lại có chuyện ma quái như vậy được? Tôi còn chưa biết nói gì, thì ông
ta nói tiếp:
– Thực ra tôi
cũng chưa thấy con ma chó đó bao giờ. Tôi ở ngay downtown của Honolulu, sáng đi
chiều về, không ở lại ban đêm, nên không thấy nó. Nhưng người lao công của tôi
ở dãy nhà phía sau nghĩa địa có thấy nó mấy lần.
Tôi vội nói:
– Ông có thể
giới thiệu cho tôi gặp người lao công đó không?
– No problem.
Tôi sẽ gọi cho anh ta nói rằng ông muốn hỏi thăm tin tức về con ma chó.
Căn nhà giành
cho người lao công nằm ở cuối nghĩa địa, núp bóng dưới những tàn cây cổ thụ,
phía sau đền Byodo-In. Đền Byodo-In này
là bản sao của ngôi đền cổ cùng tên nổi tiếng của Nhật tại thành phố Kyoto. Ngôi
đền tại Hawaii giống y chang ngôi đền tại Nhật, cũng có một tượng Phật to lớn ở
gian giữa, nhưng không có thầy tu và cũng không hành lễ, tất cả chỉ để cho du
khách thăm viếng.
Nhờ có người
quản lý nghĩa địa gọi điện báo tin trước, nên anh lao công tiếp tôi khá niềm
nở. Tôi hỏi liền:
– Nghe nói
anh thấy con ma chó mấy lần, phải không?
Anh lao công trả lời:
– Dạ phải, cả thảy bốn lần.
Tôi hỏi tiếp:
– Làm sao anh biết nó là ma?
– Lần đầu em cũng không nghĩ nó là ma. Số là tối hôm
đó, nửa đêm thức giấc, em chợt nghĩ không nhớ mình đã khóa cửa đền hay chưa.
Sẵn trời sáng trăng, lại có gió mát, nên em đi vòng ra phía trước để coi lại
cửa đền. Đi được nửa chừng, nhìn lên khu mộ của người Nhật phía bên phải, em
thấy một con chó nhỏ, màu trắng, ngồi cạnh một ngôi mộ ở trên triền dốc cao,
gần giáp ranh với khu mộ của người Tàu và người Việt. Em nghĩ chắc là chó của
ai đi lạc, lại thấy nó nhỏ, sợ ở ngoài trời suốt đêm tội nghiệp, nên em bước
lên triền dốc để bắt nó, rồi sẽ tìm cách giao lại cho chủ của nó sau. Nào ngờ
khi em ngước lên nhìn, thì không còn thấy nó nữa. Em nghĩ chắc lúc em đang lúi
cúi leo lên dốc, nó nghe tiếng động, nên chạy mất.
– Rồi sau đó thì sao?
Anh chàng lao công đáp:
– Em nhìn kỹ chung quanh, không thấy con chó trắng
đâu nữa. Nghĩ rằng nó đã chạy mất, nên em đi xuống.
Tôi hỏi:
Thế còn lần sau?
Khoảng hai tháng sau, cũng vào một đêm trăng, em lại
tình cờ thấy con chó trắng ngồi bên ngôi mộ ở chỗ cũ. Lần nầy em leo lên triền
dốc nhẹ nhàng hơn, cố gắng không gây tiếng động. Nhưng lên đến nửa chừng, con
chó lại biến mất. Em lấy làm lạ, nó chạy đi đâu nhanh vậy? Em lên đến tận ngôi
mộ mà con chó đã ngồi. Đó là mộ của bà Yoshiko Fukuda. Em tìm kiếm chung quanh,
cũng không thấy bóng dáng con chó nhỏ đâu cả. Em nghĩ trong bụng có gì kỳ lạ
đây, thấy hơi sợ sợ. Em đi xuống mà cứ trông chừng sau lưng, sợ có ai đi theo
mình.
Nghe kể đến đây, tôi hỏi tiếp:
– Còn mấy lần sau thì sao?
– Hai lần sau cũng vậy. Con chó cũng xuất hiện vào
những đêm trăng, cũng ngồi hoặc nằm tại ngôi mộ bà Fukuda, và cũng biến mất khi
em lên đến nơi.
Tôi hỏi:
– Anh có sợ không?
– Sợ chứ! Nhưng thấy nó không làm hại gì, nên em cũng
quen. Vả lại, sau khi biết rõ câu chuyện về nó, em lại thấy thương nó hơn.
Thấy câu chuyện có vẻ hấp dẫn, tôi tò mò hỏi:
– Chuyện nó
là chuyện gì?
Người lao
công đáp:
– Một hôm, em
gặp người em gái của bà Fukuda đi thăm mộ chị.. Em kể cho chị ấy nghe về chuyện
có một con chó ngồi bên mộ của bà Fukuda vào những đêm trăng sáng. Nghe xong,
chị ấy vừa ngạc nhiên vừa sững sờ, rồi hỏi: «Có phải đó là con chó nhỏ màu trắng không?» Em nói: «Phải». Chị ấy ngần ngừ một chút, rồi
nói: «Anh hãy đi theo tôi. Tôi chỉ cái
nầy cho anh xem.»
Sốt ruột, tôi
xen vào:
– Chị ấy đưa
anh đi đâu?
– Chị ấy dẫn
em ra khu vực nghĩa địa dành cho thú cưng, chỉ vào một tấm bia mộ, hỏi: «Có phải nó đây không?» Nhìn vào hình
trên tấm bia, em bật miệng kêu lên: «Đúng
là nó rồi!» Em còn chưa biết nói sao, thì chị ấy trầm giọng nói: «Nó là Monique, con chó cưng của chị tôi. Chị
tôi coi nó như là con gái cưng của mình».
Em gái bà Fukuda ngồi xuống, lấy khăn giấy lau sạch tấm bia, kể tiếp: «Sau khi chị tôi mất, Monique buồn rầu, bỏ ăn
bỏ uống, rồi mất theo chị sáu ngày sau.» Nghe thấy giọng chị ấy đượm đầy
nước mắt, em đứng lặng thinh, cũng nước mắt lưng tròng.
Tôi cũng lặng
thinh, thấy thương Monique vô cùng, và thấy mũi mình cay cay. Một lúc sau, anh
lao công kể tiếp:
– Trước khi
ra về, chị ấy nói khi nào rảnh, sẽ kể cho em nghe nhiều chuyện về Monique.
Tôi bỗng thấy
hiếu kỳ, muốn tìm hiểu rõ hơn về Monique. Tôi lấy ra tấm danh thiếp của mình,
nhờ anh chàng lao công trao cho em gái bà Fukuda, nói rằng tôi rất thương cảm
Monique và muốn nghe thêm chuyện về nó. Vậy là bóng con chó trắng tôi thấy chạy
trong nghĩa địa đêm hôm nọ chính là Monique. Nó chạy qua mấy triền dốc, tìm đến
ngồi ngay bên mộ chủ của nó là bà Fukuda.
Đối với
Monique, nghĩa tử chưa phải là nghĩa tận. Hơn một tháng sau, tôi nhận được
email của em gái bà Fukuda:
«Chào ông Lê,
«Tôi tên Shinju Fukuda, là em gái của chị
Yoshiko Fukuda. Nghe nói ông rất thương xót Monique và muốn biết thêm về nó,
tôi xin kể vài câu chuyện về Monique cho ông nghe.
«Hai chị em tôi đều độc thân, cùng sống chung
với nhau. Chị Yoshiko rất thích chó, nên chị tìm mua một con chó nhỏ về nuôi,
và chị lấy tên của một người bạn thân đã mất vì tai nạn để đặt cho nó là
Monique.
«Ngay từ đầu, Monique đã rất quyến luyến chị
Yoshiko; chị đi đâu, nó đi theo đó. Mỗi tối, chị cho nó ngủ chung giường. Từ
ngày có Monique, thần sắc chị tôi như tươi hẳn ra.
«Monique rất thông minh. Càng lớn, nó càng
hiểu ý chị tôi muốn gì, và làm đúng theo lời sai bảo của chị trăm phần trăm. Bởi
vậy, chị Yoshiko cũng ngày càng yêu thương Monique hơn, ôm nựng nó suốt ngày,
luôn miệng gọi nó là con gái yêu của mẹ. Hai mẹ con quấn quít nhau không rời.
Mỗi khi ăn món gì ngon, chị còn nhai và sú cho nó nữa. Thiệt hết biết!
«Một hôm, khi Monique được khoảng bảy tuổi,
nó biểu hiện một thái độ rất lạ. Nó liên tục ngửi vào mũi vào miệng chị tôi,
rồi sủa lên. Ngay cả khi chị Yoshiko vừa
đánh răng xong, Monique cũng sủa như vậy. Chúng tôi thấy lạ, nhưng không biết
là chuyện gì.
«Ngày kia chị Yoshiko thấy tức ngực và khó
thở, Monique càng sủa dữ dội hơn. Chị bèn đi bác sĩ xem sao. Sau khi có đủ kết
quả các thứ xét nghiệm, bác sĩ cho biết chị bị ung thư phổi. Chị được kịp thời
chữa trị. Đến lúc này, chị em tôi mới vỡ chuyện ra là Monique đã đánh hơi được
chị tôi bị ung thư phổi từ trước, và nó đã sủa báo động, nhưng chúng tôi nào có
biết gì đâu.
«Chị Yoshiko cầm cự được ba năm.. Sang năm
thứ tư thì các tế bào ung thư phát tán trở lại, nhanh hơn, dữ dội hơn. Chị phải
trải qua các phương thức trị liệu mạnh hơn mong ngăn chặn được sự phát triển
của tế bào ung thư. Chị tôi trở nên tiều tụy, chỉ còn da bọc xương, đầu không
còn sợi tóc. Niềm an ủi duy nhất của chị là Monique.
«Trong khoảng thời gian này, Monique càng
quyến luyến chị tôi hơn, không rời nửa bước. Nhìn hai mắt buồn so của nó mà
thấy tội nghiệp vô cùng. Nhớ có lần chị tôi mệt quá phải gọi xe cấp cứu đến chở
vào nhà thương, Monique bị nhốt lại ở nhà, nó tru gào khóc lóc thảm thiết. Tôi
nghe mà thấy đứt ruột. Vừa thương chị tôi, vừa thương Monique mà nước mắt tôi chảy dài…
«Đến khi chị Yoshiko từ nhà thương trở về,
Monique mừng hết biết. Nó vừa nhảy loi choi liếm mặt chị tôi vừa khóc rí rí,
như có ý nói rằng má bỏ con đi đâu vậy, má có biết con nhớ má lắm không? Chị
tôi vừa ôm hôn nó vừa nói má biết, má biết, má cũng nhớ con lắm, mà nước mắt
ràn rụa hai bên má chị. Tôi cố gắng lắm cũng không cầm được nước mắt. Ôi, tình
mẹ con của chị Yoshiko và Monique thắm thiết làm sao!
«Đến gần cuối năm thứ tư thì các tế bào ung
thư đã di căn qua các bộ phận khác. Chị tôi buông xuôi, không chữa trị nữa. Mà
chị cũng không còn đủ sức theo các phương thức chữa trị ngày một mạnh hơn. Giờ
chị chỉ uống thuốc giảm đau, chờ ngày ra đi.
«Chị Yoshiko bình thản chờ ngày ra đi. Chị
không có gì luyến tiếc, ngoại trừ con Monique. Chị rơm rớm nước mắt mỗi khi ôm
nó vào lòng, vừa hôn hít nựng nịu nó, vừa dặn dò tôi thay chị chăm sóc tốt cho
nó. Monique như linh tính biết chuyện chẳng lành sắp xảy ra, nên lúc nào cũng
rúc mình nằm sát chị tôi, không rời. Rồi ngày chờ đợi cũng đã đến. Chị tôi ra
đi nhẹ nhàng trong giấc ngủ.
«Nhưng Monique không chấp nhận nhẹ nhàng chút
nào. Nó hết tru từng cơn, rồi lại khóc rí rí, không cách nào dỗ dành nó được. Đến
lúc cho nó nằm dưới quan tài chị Yoshiko, thì nó mới nín. Khi làm lễ hạ huyệt,
Monique vùng chạy khỏi tay tôi, nhảy xuống mộ nằm trên quan tài chị Yoshiko. Mọi
người vất vả lắm mới bắt được nó đem lên. Ai thấy vậy cũng chảy nước mắt, vừa
thương chị Yoshiko, mà cũng vừa thương cho Monique.
«Từ hôm đó, Monique buồn rầu, bỏ ăn bỏ uống. Tôi
dỗ dành mấy cũng không được. Suốt ngày nó nằm trên gối trong giường chị tôi. Nó
nằm cuộn mình, dấu đầu vào dưới chân trước. Thấy thương chi lạ! Nó cứ nằm miết
như vậy. Cho đến chết. Nó quyết đi theo chị tôi.
«Tôi đã làm đám tang tươm tất cho Monique. Bạn bè quen biết đều đi đưa đám nó. Ai cũng khóc khi hạ huyệt nó. Ai cũng đều thương xót Monique, một con chó trung thành đã chết theo chủ. Monique được chôn cùng một nghĩa địa với chị Yoshiko. Tôi tin là nó đã đi tìm chị tôi vào những đêm trăng sáng. Hai mẹ con họ giờ đã gặp lại nhau ở bên kia thế giới.
«Shinju
Fukuda.»
Thư trên đây
được viết bằng Anh ngữ. Chị em bà Fukoda người gốc Nhật, đều là cư dân
Honolulu, Hawaii.
No comments:
Post a Comment