Vì
sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ?
http://nghiencuuquocte.org/2021/10/13/vi-sao-noi-trung-quoc-kho-vuot-my%CC%83/
Nguyễn Hải Hoành
Người Trung Quốc giờ đây đang phấn khởi trước dự báo
năm 2025 nước họ sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng để
vượt Mỹ một cách toàn diện thì không phải dễ, chính người Trung Quốc đang ngày
càng nhận ra điều đó.
Nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Long Vĩnh Đồ (Long
Yong-tu, sinh năm 1945), Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, nguyên trưởng đoàn đàm
phán WTO của Trung Quốc, có kể lại chuyện ông
đọc trên báo Australia một bài viết nêu ra 3 câu hỏi về Trung Quốc.
Ba câu hỏi ấy chẳng khác gì gáo nước lạnh giội lên
đầu vị Thứ trưởng họ Long; đó là :
1) Đến bao giờ mới có chuyện giới tinh hoa phần lớn các
nước trên thế giới đều gửi con em họ sang Trung Quốc học, chứ không gửi sang Mỹ
hoặc châu Âu?
2) Đến bao giờ mới có chuyện phần lớn dân các nước, nhất
là giới trẻ, đều xem phim Trung Quốc, nghe nhạc Trung Quốc và đọc sách Trung
Quốc?
3) Đến bao giờ những người tiêu dùng trên toàn cầu khi
mua hàng sẽ chọn mua hàng Trung Quốc chứ không phải hàng Mỹ hoặc châu Âu?
Ông Long Vĩnh Đồ cho rằng 3 vấn đề này đánh trúng «chỗ hở sườn» trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chỉ bao giờ nền kinh tế Trung Quốc phối hợp được sức mạnh mềm với sức mạnh cứng thì Trung Quốc mới thực sự có ảnh hưởng trên thế giới. Rõ ràng, sức mạnh mềm của nước này hiện nay chưa theo kịp sức mạnh cứng, cho nên nói Trung Quốc đuổi kịp hoặc vượt Mỹ vẫn là chuyện khá xa vời.
Khái niệm Sức mạnh mềm (Soft power) do Joseph Nye nêu
ra gồm sức mạnh trên nhiều mặt văn hoá, giáo dục, môi trường pháp lý, năng lực
quản trị của Nhà nước, hình ảnh của quốc dân, v.v… Dễ thấy, sức mạnh, sức thu
hút của Trung Quốc trong các lĩnh vực kể trên, nhất là văn hoá, còn khá yếu.
Thế giới còn cảm thấy xa lạ với văn hoá truyền thống Trung Quốc mà đại diện là
nhân vật Khổng Tử cùng mấy bộ tiểu thuyết cổ như Tam Quốc Diễn nghĩa, Tây Du
Ký, Thuỷ Hử … hoặc y học cổ truyền Trung Y. Các học thuyết tư tưởng Khổng Mạnh,
Lão Tử, Mặc Tử, v.v… của họ không có mấy
tác động tới sự tiến bộ của loài người…
Lãnh tụ Singapore Lý Quang Diệu nói, có một thứ Trung
Quốc không bao giờ đuổi kịp Mỹ. Đó là tiếng Anh: người Mỹ dùng tiếng Anh còn
người Trung Quốc thì không. Mà tiếng Anh lại là thứ ngôn ngữ chủ yếu dùng trong
giao dịch kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật. Vì thế từ thập niên 1960,
ông Lý đã thực thi chủ trương công dân
Một nhược điểm nữa của Trung Quốc là thiếu người tài.
Ai cũng biết hiện nay nước này nhất thế giới về ngoại tệ dự trữ – hơn 3 nghìn
tỷ USD, chưa kể đang nắm giữ hơn 1000 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Thế
nhưng, Trung Quốc chẳng khác gì bà già được con cháu gửi cho nhiều tiền mà
chẳng biết dùng tiền ấy để đầu tư vào đâu. Bà lão ấy đã không biết chơi chứng
khoán, cũng không biết kinh doanh nhà đất, lại chẳng biết buôn ngoại tệ; rốt
cuộc bà đem tiền gửi tất vào ngân hàng, dù biết rằng làm thế chỉ thiệt cho
mình, lợi cho ngân hàng thôi. Trung Quốc nay đem số ngoại tệ tương đương hơn
một phần ba lượng ngoại tệ dự trữ của nước mình đi mua công trái Mỹ để hưởng
lãi suất vài phần trăm mỗi năm, thì chỉ có lợi cho Mỹ, vì Mỹ đang thiếu tiền
thì lại được Trung Quốc chủ động cho vay.
Tại sao Trung Quốc cứ khư khư ôm bọc tiền mà không
đầu tư vào những vụ kinh doanh ê hề trên thị trường tài chính quốc tế, nhất là
những vụ mua lại các công ty lớn bị phá sản?
«Chúng ta chẳng thể hôm nay mua công ty Morgan Stanley, ngày mai mua công ty Lehman Brothers; bởi lẽ chúng ta không có nhân tài làm nổi những việc ấy!» – Long Vĩnh Đồ giải thích.
Đầu tư trên thị trường tài chính là việc vô cùng khó, nếu dại dột là mất hàng tỷ đô la như chơi. Năm 2009, khi công ty đầu tư Lehman Brothers xin phá sản, một số công ty lớn của Trung Quốc gồm Bảo hiểm Bình An đã dự định bỏ 1,6 tỷ USD mua lại Lehman, nhưng không đi tới cùng vì sợ «hố». Hiện nay, không ít công ty lớn của Trung Quốc đang sử dụng Giám đốc điều hành (CEO) hoặc Giám đốc Tài chính (CFO) người phương Tây. Chẳng hạn Tập đoàn Máy tính lớn nhất Trung Quốc là Lenovo Group Ltd, năm 2005 mua lại bộ phận sản xuất máy tính cá nhân toàn cầu của công ty IBM (Mỹ), trở thành nhà chế tạo máy tính cá nhân lớn hàng đầu toàn cầu, năm 2020 có doanh số hơn 50 tỷ USD. Năm 2005, Lenovo thuê một người Mỹ là ông Stephen Ward (người của IBM) làm CEO.
Trong khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, khá nhiều
công ty Trung Quốc đã sang Mỹ tìm kiếm… các chuyên gia tài chính đang bị thất
nghiệp.
Long Vĩnh Đồ cho biết Trung Quốc không thể dự trữ
ngoại tệ bằng đồng Euro hoặc đô la
Thiếu các chuyên gia tài chính giỏi tầm cỡ quốc tế là
một nhược điểm lớn của Trung Quốc. Nhưng nước Mỹ lại có rất nhiều các nhân tài
như vậy, chưa kể khoa học công nghệ Mỹ có khả năng sáng tạo đổi mới rất mạnh,
vì thế trong cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008 cho tới nay, nền kinh tế
thực của Mỹ chưa bị thiệt hại gì đáng kể, trong khi kinh tế châu Âu lao đao mãi
không thôi.
Tạp chí «Proceedings of the National Academy of Sciences of the
Tác giả bản báo cáo nói trên là một nhóm chuyên viên
do giáo sư Richard A. Easterlin ở Đại học Nam California đứng đầu. Trong 4 tác
giả này có một chuyên gia Trung Quốc đại lục.
Kết luận kinh tế phát triển nhanh mà mức độ hài lòng
với cuộc sống lại sút kém do bản báo cáo này đưa ra đã chứng minh tính đúng đắn
của lý thuyết Kinh tế học hạnh phúc (Happiness economics), còn gọi là Nghịch lý
Easterlin (Easterlin Paradox) do Richard A. Easterlin (sinh 1926, giáo sư tại
University of Southern California) lần đầu nêu ra năm 1974 : Khi thu nhập tăng
trưởng đến một mức nào đó thì cảm giác hạnh phúc của người dân sẽ không tăng
theo sự tăng trưởng thu nhập. Báo cáo Easterlin tiến hành điều tra phân tích
rất chi tiết, rất khoa học, có sử dụng kết quả điều tra của các đơn vị như
World Values Survey, Asiabarometer, Gallup World Poll, Horizon Research
Consultancy Group, Pew Research Center.
Theo thống kê chính thức, trong 20 năm từ 1990 đến
2010, GDP bình quân đầu người Trung Quốc từ 1644 Nhân dân tệ (1 RMB tương đương
0,15 USD) tăng lên tới 29.748 Nhân dân tệ, tăng 18 lần, thế nhưng cảm giác hạnh
phúc của người Trung Quốc lại kém đi. Đây là một vấn đề rất đáng suy nghĩ.
Rõ ràng kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh,
GDP bình quân đầu người nước này năm 2020 tăng lên tới 72.447 Nhân dân tệ,
tương đương 10.504 USD. Trong khi sức mạnh cứng tăng trưởng khả quan như vậy
thì sức mạnh mềm của Trung Quốc lại tăng trưởng chậm, nhất là sức mạnh văn
hoá.
Chính ông Tập Cận Bình năm 2016 từng nói: «Trên các lĩnh vực mệnh đề học thuật, tư tưởng học thuật, quan điểm học thuật, tiêu chuẩn học thuật và lời lẽ học thuật, năng lực và trình độ của ta còn chưa tương xứng lắm với quốc lực tổng hợp và địa vị quốc tế của ta.» Ông kêu gọi : «Chúng ta phải kiên định sự tự tin về đường lối Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tự tin về lý luận, tự tin về chế độ, nói cho đến cùng là phải kiên trì tự tin về văn hóa».
Bài «Vì sao người Trung Quốc thiếu tự tin văn hoá» có nêu ra một số nguyên nhân làm cho nền văn hoá Trung Hoa ít có ảnh hưởng toàn cầu và do đó dân Trung Quốc chưa tự tin về nền văn hoá của mình. Văn học, kể cả văn học truyền thống và văn học đương đại của họ, đều chưa có sức hút tương xứng trên thế giới. Trung Quốc đưa Khổng Tử ra làm nhân vật tượng trưng cho văn hoá nước mình, nhưng chính họ từng vùi dập vị «thánh nhân» ấy. Chữ Hán được coi là biểu trưng của văn hoá Trung Hoa cũng bị chính họ phê phán thậm tệ và bị cải cách lên xuống trong cả trăm năm. Tiếng Trung Quốc cho dù được miễn phí dạy trên toàn cầu đi nữa, e rằng cũng vì khó học khó dùng mà khó lòng giành được vai trò ngôn ngữ thông dụng toàn cầu của tiếng Anh.
Tóm lại, Trung Quốc đã tự thấy họ còn phải phấn đấu
lâu dài trên tất cả các mặt, sao cho giành được sự phát triển toàn diện
nhằm đuổi kịp Mỹ.
Nguyễn Hải Hoành
No comments:
Post a Comment