Suy
nghĩ về một món quà vắc-xin
https://baotiengdan.com/2021/08/02/suy-nghi-ve-mot-mon-qua-vac-xin/
https://vandoanviet.blogspot.com/2021/08/suy-nghi-ve-mot-mon-qua-vac-xin.html
Lê Học Lãnh Vân
1) Nhà tài trợ là Vạn Thịnh Phát. Đây là công ty rất
mực giàu có và sở hữu nhiều mảnh đất vàng tại trung tâm Sài Gòn. Giàu có thì
đương nhiên có quan hệ lớn, cách đây gần chục năm tên tuổi Vạn Thịnh Phát được
đề cập ồn ào trên truyền thông vì có mối quan hệ với lãnh đạo cao cấp thành phố
Sài Gòn và với giới tài phiệt địa ốc Trung Quốc.
Trong cơn dịch Covid-19, Vạn Thịnh Phát đã ủng hộ xây
bệnh viện dã chiến, ủng hộ máy trợ thở, dành toà nhà Thuận Kiều làm bệnh viện
dã chiến 1000 giường… Nay Vạn Thịnh Phát có lòng tài trợ vắc-xin thì tui, một
người Sài Gòn, xin thiệt lòng trân trọng cám ơn!
2) Món quà Vạn Thịnh Phát tặng là vắc-xin Trung Quốc,
do công ty SINOPHARM sản xuất. Là loại vắc-xin bất hoạt ngừa Covid-19, dòng
vắc-xin này được Sinopharm sản xuất nhiều loại có tên khác nhau. Trong số các
sản phẩm, loại Sinopharn
Số tiền Vạn Thịnh Phát bỏ ra theo một tài liệu trên
mạng là 45.000.000 đô-la Mỹ, nếu con số đó là đúng, thì đem mua vắc-xin
AstraZeneca có thể được số liều nhiều hơn gần gấp đôi vì giá FOB của một liều
của AstraZenaca là 4-4.2 đô-la Mỹ, giá FOB nghĩa là giá xuất xưởng!
(https://www.theweek.co.uk/951750/what-do-covid-vaccines-cost-who-pays-what)
3) Nhiều bạn bè không chịu chích vắc-xin này nên phân vân. Các bạn tui phần lớn thuộc lãnh vực giáo dục, y tế, báo chí… Tui cũng hỏi công nhân một số công ty nhỏ (dưới 20 nhân viên), họ cũng không chịu. Lần đầu thành phố tổ chức chích ngừa cho công nhân khu công nghiệp Lê Minh Xuân, 80% công nhân công ty tui nói «con xin phép chú, tới nơi thấy vắc-xin Tàu là con đi ra».
– Tại sao con không chịu chích?
– Cái nào tốt mình xài. Mà nghe nhiều người nói
vắc-xin Tàu không tốt. Con sợ lắm.
Mấy người bạn khoa học của tui, trong và ngoài nước,
người Việt lẫn người Tây, ngán vắc-xin Tàu vì thấy khi nghiên cứu vắc-xin, các
nhà nghiên cứu Tàu ít công bố trên các tạp chí khoa học lớn. Do đó họ e ngại tính
chính xác của các số liệu tuyên bố ra! Ngoài ra, lại có kinh nghiệm của một số
nước dùng vắc-xin Tàu mà hiệu quả không như mong muốn. Lại nữa, các quốc gia
phương Tây không công nhận «hộ chiếu
vắc-xin» nếu chích vắc-xin Tàu, do đó người chích vắc-xin Tàu rồi muốn qua
nước khác vẫn phải chích lại vắc-xin khác…
4) Dù vì lý do khoa học, sự thuận tiện hay lý do tâm
lý, không ít người trong xã hội không thích vắc-xin Tàu, tuyên bố thẳng thừng
không chích.
Vấn đề đã bước sang lãnh vực quản lý xã hội. Lòng dân
đã không thích. Nhiều người không thích. Điều này đã được thể hiện từ lâu, lẽ
ra người có trách nhiệm phải biết và tôn trọng. Đây là cảm xúc cộng đồng, nói
tới cảm xúc cộng đồng là phải nói tới thăm dò ý kiến, dư luận. Cảm xúc cộng
đồng là điều mà sự biến chuyển cần thời gian, cần thảo luận, thuyết phục, hành
động, thái độ thể hiện. Trước mắt, cảm xúc cộng đồng phải được tôn trọng, kinh
nghiệm quản trị xã hội cho thấy, áp chế cảm xúc cộng đồng là mầm mống bất mãn
và xung đột xã hội lâu dài.
Lẽ ra người có trách nhiệm, trong khi trân trọng với
thiện ý của Vạn Thịnh Phát, nhờ họ dùng số tiền đó hỗ trợ mua loại vắc-xin
khác, hay hỗ trợ cho các mục khác của ngành y tế… Tấm lòng tốt của Văn Thịnh
Phát được ghi nhận mà sự thuận hoà và hợp tác trong xã hội giữa dân chúng và
giới có thẩm quyền được nâng cao. Trong hoàn cảnh hiện nay, đây là điều rất cần
thiết…
5) Người Sài Gòn, ủng hộ lời kêu gọi của chính phủ,
đã góp khoảng 16.000 tỉ đồng cho quỹ vắc-xin quốc gia. Số tiền đóng góp này lớn
nhất cả nước, gấp trăm, gấp ngàn lần các địa phương khác, ngay cả so với Hà Nội
cũng gấp hơn một ngàn lần. Số tiền đủ sức mua hơn một trăm triệu liều Astra
Zeneca. Nói vậy để thấy tấm lòng trượng nghĩa hồn nhiên, bất vụ lợi của Sài
Gòn. Đóng góp vậy, nhưng người Sài Gòn thấy tấm lòng bị coi nhẹ, mong muốn
không chích vắc-xin Tàu không được tôn trọng. Nói thẳng ra, người Sài Gòn cảm
thấy mình bị xúc phạm, và cảm nhận đó chính đáng nếu xét phần đóng góp của họ.
Tấm lòng Sài Gòn là điều người có trách nhiệm phải
thấy, phải trân trọng. Và phải thấy rằng, để nuôi dưỡng tấm lòng đó cần trân
trọng nó, ít nhất không để Sài Gòn cảm thấy bị xúc phạm. Sài Gòn không cần đặc
quyền đặc lợi, không cần một ưu đãi bất công nào, chỉ cần được tôn trọng trong
công bình.
Trong khi đó, Vạn Thịnh Phát, trong khi tặng người
Sài Gòn vắc-xin Tàu, lại sắp xếp để nhân viên mình được chích ngừa bằng vắc-xin
AstraZeneca! Dù cám ơn sự giúp đỡ của Vạn Thịnh Phát, tôi cảm thấy phần nào bị
sốc và tự hỏi phải chăng hoạt động liên lạc đối ngoại (ER, External Relations)
của Vạn Thịnh Phát có vấn đề! Thật là thêm dầu vào lửa!
Và trong khi Tp Hồ Chí Minh đã bắt đầu chích
Sinopharm, đọc một bản tin biết rằng «Từ
27.7, toàn bộ các phường, xã trên địa bàn Hà Nội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng
vắc-xin phòng Covid-19 lớn nhất lịch sử cho hơn 5 triệu dân, bao gồm 3 loại vắc
xin gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna» (Thanh Niên, ngày 28/7/2021, THỜI
SỰ).
Tôi tin rằng Sài Gòn không ganh tị. Sài Gòn mừng cho
Hà Nội hay bất kỳ địa phương nào khác được tiêm vắc-xin tốt và tin cậy, nhưng
Sài Gòn không thể không ngó lại phận mình! Trong khi tích cực xiển dương tình
đồng bào không phân Nam Bắc, bài viết này e ngại một khi sự công bình không
được cộng đồng cảm nhận, những thành phần trong dân tộc tiếp tục lìa xa nhau…
Lê Học Lãnh Vân
No comments:
Post a Comment