Nhìn
Lại Thế Kỷ Thứ 20
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ
còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22.
Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi.
Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of
the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ,
những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc.
Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia
tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ
thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn
tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào
cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách
lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là
loại vũ khí vững chắc nhất.
Và lịch sử cũng cho thấy khi một chế độ, một chính
phủ thua trận trước quân ngoại bang, thường bị lật đổ, thay thế bởi một chính
phủ khác hay một thể chế khác ngoại trừ trường hợp duy nhất là Nhật Bản. Trong
cuộc tranh chấp thành lập một chính quyền mới hay một thể chế mới, nếu một phe
nào đó không đủ mạnh, đất nước sẽ lao vào một cuộc nội chiến thảm khốc và có
thể chia cắt lãnh thổ. Chẳng hạn như sau khi Nga Hoàng thua trận, chế độ quân
chủ bị lật đổ và đưa tới cuộc nội chiến giữa Hồng Quân và Bạch Quân khiến từ
7-12 triệu người chết. Trường hợp của Đức cũng vậy.
Tổng kết của
Thế Kỷ 20: Thế Chiến I mười triệu người chết, Thế Chiến II 55 triệu người chết!
Chiến thuật được các vị tướng của cả hai bên ưa chuộng là “chiến thuật biển
người” tràn lên với quân số áp đảo, cho nên số thương vong của cả hai bên rất
cao.
Lịch sử cũng cho thấy chiến thuật đánh bom khủng bố
do người Ái Nhĩ Lan sáng tạo ra rồi người Do Thái bắt chước để chống lại người
Anh sau Đệ II Thế Chiến, rồi người Hồi Giáo bắt chước theo.
Ngày 16/3/1917 Nga Hoàng thoái vị và trao quyền cho
cách mạng. Khuôn mặt nổi bật của cuộc cách mạng là Alexander Kerensky- một
thành viên của Quốc Hội (Duma) và ít có liên hệ gì tới phong trào Bolsheviks.
Ngày 30/9/1917 Nga Hoàng và gia đình được chính phủ lâm thời đưa đi
Có hai thời điểm cần ghi nhớ liên quan đến vận mệnh
Đông Dương: Ngày 22/6/1940 Pháp ký thỏa ước đầu hàng Đức, cho nên ngày
27/7/1941 khi cả chục ngàn quân Nhật đổ bộ lên Sài Gòn mà Pháp không dám đề
kháng. Vậy thì kể từ ngày này (27/7/1941) Pháp không còn làm chủ các thuộc địa
Việt-Mên-Lào nữa mà đặt dưới quyền cai trị của Quân Phiệt Nhật.
Thế rồi khi Thế Chiến II chấm dứt, vào ngày
13/9/1945, “Theo Thỏa Hiệp Potsdam sau khi Thế Chiến II chấm dứt, 5000 quân Anh
thuộc Sư Đoàn 20 Ấn Độ do Tướng Douglas Gracey tiến vào nam Đông Dương (Sài
Gòn) để giải giới quân Nhật đầu hàng. Vào Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã nắm được
chính quyền ở Hà nội và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa độc
lập khỏi Thực Dân Pháp. Tuy nhiên Gracey (thay vì giải giới quân đội Nhật, giao
chính quyền cho Việt Minh) lại căm ghét Việt Minh, tái vũ trang cho khoảng 1400
lính Pháp đã bị quân Nhật bắt làm tù binh. Hậu quả của việc này là bước đầu tái
lập chế độ thuộc địa, tạo ra cuộc xung đột giữa Pháp và Việt Minh, đưa tới cuộc
chiến đẫm máu kéo dài 9 năm với cuộc đầu hàng ô nhục của Pháp tại Điện Biên Phủ
năm 1954.”
Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, tinh thần chống Cộng
và chụp mũ Cộng Sản cuồng nhiệt ở nước Mỹ. Vào ngày 9/2/1950: Thượng Nghĩ Sĩ
McCathy tung chiến dịch gọi là cộng sản xâm nhập vào chính quyền liên bang.
McCathy nói rằng ông có trong tay danh sách 205 đảng viên Đảng Cộng Sản đang
làm việc tại Bộ Ngoại Giao để nhào nặn chính sách của Hoa Kỳ nhưng không đưa ra
được bằng chứng và cũng không công bố tên những ai trong danh sách. Từ đó chủ
nghĩa chống Cộng và chụp mũ Cộng Sản ở Mỹ còn được gọi là Chủ Nghĩa McCathy.
Thậm chí tài tử kiêm đạo diễn lừng danh thế giới Charlie Chaplin (Việt
Để cứu nước Anh trước nguy cơ tan rã trước sức tấn
công của Đức Quốc Xã, Thủ Tướng Churchill đã đề nghị Anh-Mỹ thống nhất thành
một quốc gia với một quốc tịch duy nhất. Rất may Hoa Kỳ không đồng ý. Nếu đồng
ý, có thể bây giờ Anh chỉ còn là một tiểu bang của Hợp Chủng Quốc Anh-Hoa Kỳ.
Tại sao dân Anh không lên án Churchill là bán nước?
Cuộc chiến tranh Việt Nam (The Vietnam War) đã được
các sử gia biên soạn cuốn Biên Niên Sử chú ý vì siêu cường Hoa Kỳ đã gián tiếp
lãnh đạo cuộc chiến từ năm 1950 (công nhận chính phủ Bảo Đại, viện trợ 80%
chiến phí cho quân đội Pháp) và trực tiếp lãnh đạo từ năm 1954 (Viện trợ ồ ạt
cho chính phủ Ngô Đình Diệm để xây dựng một tiền đồn chống Cộng) trong bối cảnh
“Chiến Tranh Lạnh” khiến gây ảnh hưởng toàn cầu. Sau khi tổng kết vào năm 1988,
số binh sĩ Mỹ chết tại Việt
Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên và Đệ II Thế Chiến không
tạo một ảnh hưởng gì trên lịch sử và tâm lý nước Mỹ. Còn hệ quả và tranh luận
về cuộc Chiến Tranh Việt
Ngoài ra vai trò của lính Nam Hàn và Thái Lan cũng
rất quan trọng trong cuộc chiến Việt
Còn Thái Lan vào năm 1969 đã gửi 12,000 binh sĩ thuộc
hai Sư Đoàn Queen’s Cobra và Black Panther tham chiến tại Việt Nam. Trước đó,
Thái Lan đã cho Mỹ thiết lập 7 căn cứ không quân để yểm trợ cho cuộc chiến ở
Lào và Việt
Trong Chiến Tranh Việt Nam, Trung Ương Tình Báo Hoa
Kỳ (CIA) còn thành lập một hãng máy bay mang tên Air America với vỏ bọc bề
ngoài là hãng máy bay tư nhân mà ở Sài Gòn lúc bấy giờ thỉnh thoảng chúng ta có
thấy. Phi công và phi hành đoàn của Air Amerca là các cựu phi công, cựu chiến
binh Hoa Kỳ. Họ thực hiện những chuyến bay rất nguy hiểm về ban đêm hoặc ban
ngày nhưng có mây hay sương mù che phủ để dấu kín hành tung. Mục đích chính của
Air America là vận chuyển vũ khí, lương thực, tiếp liệu, chiến cụ, tản thương
cho những căn cứ bí mật ở Lào, Căm Bốt và cả ở Việt Nam.
Cuối cùng, một câu nói thời danh của các nhà đạo đức
ngày 15/5/1921 mà chúng ta cần ghi nhớ và suy nghĩ, “Váy đàn bà càng ngắn, luân
lý càng suy đồi” (Concern as skirt rise and moral decline).
Cuốn Chronicle of the 20th Century dày 1375 trang,
khổ 23cm x 30cm do Longman, Anh Quốc xuất bản năm 1988 .
-14/8/1900: Bát Quốc Liên Quân với lực lượng 10,000
binh sĩ phá tan tuyến phòng thủ của triều đình Mãn Thanh và Nghĩa Hòa Đoàn,
tiến vào Bắc Kinh, Từ Hy Thái Hậu đào thoát khỏi kinh thành.
-3/9/1900: Quân đội của Nga Hoàng thôn tính Mãn Châu
(
-14/11/1900: Một khoa học gia người Áo lần đầu tiên
khám phá ra ba nhóm máu khác nhau.
-26/2/1901: Các lãnh tụ của Nghĩa Hòa Đoàn bị hành quyết
tại Bắc Kinh. Binh sĩ Nhật áp tải các nghĩa sĩ ra pháp trường trong khi đó binh
sĩ của Hoa Kỳ, Pháp, Đức canh gác ở đường phố.
-9/9/1901: Danh họa Pháp Toulouse Lautrec qua đời ở
tuổi 36, đoản mệnh cũng giống như nhạc sĩ Đặng Thế Phong của Việt
-10/12/1901: Giải thưởng Nobel lần đầu tiên được phát
vào ngày hôm nay.
-28/6/1902: Hoa Kỳ trả cho một công ty người Pháp 40
triệu Mỹ Kim để lấy Kênh Đào
-29/9/1902: Nhà văn Pháp Emile Zola chết vì nghẹt
khói tại nhà.
-8/5/1903: Danh họa Paul Gauguin qua đời tại Đảo
-8/9/1903: Quân đội Thổ đem 300,000 quân đàn áp một
cuộc nổi dậy và tàn sát 50,000 người ở Bảo Gia Lợi.
-10/12/1903: Bà Marie Curie là phụ nữ đầu tiên được
giải thưởng Nobel.
-10/2/1904: Cuộc tấn công bằng thủy lôi bất ngờ về
đêm của Nhật tại Cảng Lữ Thuận (
-31/3/1904: Quân đội
Anh đã giết khoảng 300 người Tây Tạng khi người dân ngăn cản Phái Bộ
Truyền Giáo Anh (British Mission).
-10/12/1904: Nhà sinh lý học người Nga Ivan Pavlov
được giải thưởng Nobel vì thí nghiệm thành công con chó chảy nước dãi/nước
miếng khi có tiếng chuông reo báo giờ ăn, dù không có đồ ăn.
22/1/1905: Lính của Nga hoàng nổ súng giết 500 người
biểu tình ở Saint Petersburg trong đó có cả đàn bà và trẻ em.
-10/3/1905: 200, 000 lính của Nga Hoàng bị quân Nhật
đánh tan tác tại Mãn Châu, tháo chạy bỏ lại cả trăm khẩu đại bác.
-28/5/1905: Hạm đội Nga tại Tsushima (Đối Mã) bị hải
quân Nhật dưới sự điều khiển của Đô Đốc
-3/7/1905: Phong trào chống lại các tu sĩ Công Giáo
thành công lớn khi lưỡng viện Quốc Hội Pháp bỏ phiếu ban hành luật tách rời
chính quyền ra khỏi Giáo Hội Ca-tô La Mã.
-5/9/1905: Dưới sự trung gian của Tổng Thống
Roosevelt, Nga ký thỏa hiệp bồi thường chiến tranh cho Nhật, rút lui khỏi Mãn
Châu và công nhận đặc quyền của Nhật tại Triều Tiên.
-10/12/1905: Nhà vi trùng học Koch nhận giải thưởng
Nobel vì đã khám phá ra vi trùng gây bệnh lao.
-8/3/1906: Đế Quốc Anh kiểm soát 1/5 diện tích thế
giới với dân số 400 triệu người.
-27/4/1905: Anh kiểm soát mọi đường tiến vào Tây
Tạng.
-19/4/1906: Động đất tàn phá Thành Phố Cựu Kim Sơn và
giết chết khoảng 1000 người.
-24/10/1906: Phụ nữ Anh đấu tranh cho quyền được đi
bầu tuyên bố thà vào tù chứ không chịp nộp tiền phạt 10 bảng (đồng
-Tháng 3, 1907: Nghệ thuật hình khối/lập thể (cubic)
của Picasso đã phá vỡ hội họa cổ điển với bức “Les Mademoisells d’Avignon”.
15/4/1907: Nhật trao trả Mãn Châu cho Trung Hoa.
-25/7/1907: Hướng đạo sinh Anh lần đầu tiên cắm trại
ngoài trời.
-4/8/1907: Pháo thuyền của Pháp bắn phá
-18/10/1907: Các phái đoàn Mỹ, Anh và Đức bí mật thảo
luận về việc thành lập Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice) tại
Hague.
-13/11/1907: Một máy bay của người Pháp lần đầu tiên
có thể cất cánh thẳng đứng (tiền thân của máy bay trực thăng).
-25/7/1909: Nhà phi hành người Pháp Louis Bleriot
hoàn thành chuyến bay lịch sử qua Pas the
-23/2/1910: Quân đội Trung Hoa tiến chiếm và cướp bóc
Thủ Đô
-10/3/1910: Phim “In Old California “ lần đầu tiên
được chiếu tại Hồ Ly Vọng (
-22/6/1910: BS. Paul Ehrlick người Đức được giải
thưởng Nobel vì đã khám phá ra thuốc chữa bệnh giang mai.
-4/10/1910: Nền quân chủ Bồ Đào Nha bị lật đổ sau
cuộc cách mạng, nhà vua bỏ trốn qua
-Tháng 12, 1910: Trường Phái Trừu Tượng (Abstract)
chủ trương vẽ theo cảm xúc mà không cần miêu tả cái gì cả với bức “Cossacks”
của danh họa Kandinsky người Nga sinh sống ở
-3/4/1911: Dân số của vài cường quốc lúc bấy giờ như
sau: Nga 160 triệu, Hoa Kỳ 92 triệu, Đức 64 triệu, Anh 45 triệu và Pháp 39
triệu.
-30/9/1911: Quân Ý Đại Lợi tấn công quân Thổ Nhĩ Kỳ
tại
-20/10/1911: Cờ Ý Đại Lợi được trương lên ở
- 4/11/1911: Bản đồ thế giới cho thấy các đế quốc Âu
Châu chia nhau xâu xé Phi Châu, trong đó có Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ, Tây
Ban Nha và Ý Đại Lợi.
-24/11/1911: Phụ nữ đòi quyền đi bầu ở Anh biểu tình
sau khi bị bắt bỏ tù hàng loạt.
-29/12/1911: Bác Sĩ Tôn Dật Tiên được bầu làm tổng
thống chính phủ lâm thời tại một cuộc bỏ phiếu tại Thượng Hải với số phiếu
16/1.
-31/12/1911: Bà Marie Curie được giải thưởng Nobel
lần thứ hai do những nghiên cứu về phóng xạ.
-30/3/1912: Vua Hồi Giáo
-15/4/1912: Chiếc du thuyền khổng lồ Titanic của Anh
trên đường đi Nữu Ước để tranh giải thưởng vượt Đại Tây Dương nhanh nhất bị
chìm vì đụng phải băng sơn khiến hơn 1500 du khách trên tàu bỏ mạng.
-25/11/1913: Hai công dân Ấn Độ chết, 20 người bị
thương trong cuộc biểu tình ở
-16/12/1913: Năm trăm ngàn (500,000) trẻ con Anh bị
thiếu ăn và mang bệnh tật cho dù Anh đang là một đế quốc khổng lồ. Chủ nghĩa đế
quốc không đem lại phúc lợi cho người dân.
-17/3/1914: Chạy đua vũ trang giữa các đế quốc Âu
Châu có thể đưa tới chiến tranh.
-21/4/1914: Hoa Kỳ gửi 3000 lính thủy quân lục chiến
tới để can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Mễ Tây Cơ.
-23/7/1914: Áo đưa tối hậu thư cho
-4/8/1914: Anh tuyên chiến với Đức, dân Anh xuống
đường hoan hô và hát quốc ca Anh. Quân Đức xâm lăng Bỉ.
-31/8/1914: Quân Nga bị Đức đánh tan tác tại mặt trận
miền đông Tannenberg. Ưu thế về pháo binh và tiếp vận bằng hệ thống xe lửa đã
góp phần vào chiến thắng.
-9/9/1914: Thủ tướng Anh Herbert Asquith kêu gọi tổng
động viên 500,000 người vào quân ngũ.
-23/9/1914: Tàu ngầm Đức đã bắn chìm ba tuần dương
hạm Anh ngoài khơi Hà Lan.
-29/10/1914: Tinh thần bài Đức lan rộng. Dân chúng Anh cướp phá các
cửa tiệm của người Đức. Một vài trại tập trung đã được dựng lên ở Luân Đôn để
nhốt người Đức và những người tình nghi.
-11/12/1914: Bốn tuần dương hạm Đức bị hải quân Anh
bắn chìm tại Faulkland, Argentine (Á Căn Đình).
-16/12/1914: Ba chiến hạm của Đức nã đại bác vào vùng
duyên hải nước Anh khiến 100 người chết và 200 bị thương.
-2/2/1915: Ba đạo quân Thổ do sĩ quan Đức chỉ huy đã
bị đẩy lui và thiệt hại nặng khi họ định vượt Kênh Đào
-19/2/1915: Hải quân Anh được chiến hạm Pháp hỗ trợ
đã bắn đại bác nguyên một ngày vào các pháo đài của Thổ ở Eo Biển Dardanelles.
-1/3/1915: Chiến hạm Anh phong tỏa tất cả các hải
cảng của Đức để ngăn chặn tất cả các tàu tiếp tế cho Đức.
-8/3/1915: Hoa Kỳ nổi giận khi chiếc tàu chở khách
khổng lồ
-25/3/1915: Áo phản ứng cấp kỳ trước lời tuyên chiến
của Ý bằng cách oanh tạc Thành Phố Nice.
-23/6/1915: Nga để mất Lemberg vào tay Áo.
-30/8/1915: Pháo đài lớn Brest-Litovsk của Nga đã lọt
vào tay quân Đức sau khi Nga rút bỏ khỏi
-26/9/1915: Liên quân Anh-Pháp xuyên thủng phòng
tuyến Đức và có thể chấm dứt cuộc chiến.
-21/9/1915: Chiến tranh khiến thuế gia má gia tăng
tới mức kỷ lục ở Anh.
-Einstein đưa ra lý thuyết về trọng lực/sức hút khác
với
-Tháng 2/1916: Trường phái nghệ thuật Dada ra đời như
một sự phản kháng lại bao nỗi thống khổ do các cuộc chiến ở Âu Châu gây ra.
-21/2/1916: Quân Đức mở cuộc tấn công lớn vào những
pháo đài của Pháp ở
-9/3/1916: Liên quân Anh-Pháp thỏa thuận chia cắt
lãnh thổ của Đế Quốc Ottoman ở vùng Cận Đông.
-31/3/1916: Tổng Thống Wilson phái 6000 binh sĩ vào
Mễ Tây Cơ để đáp trả cuộc tấn công của Tướng Villa Rancho làm chết 18 binh sĩ
Hoa Kỳ tại Columbus, New Mexico.
-29/4/1916: Sau khi bị bao vây 143 ngày, quân Anh đầu
hàng Thổ tại Kut-el-Amara,
-24/4/1916: Người Ái Nhĩ Lan nổi loạn ở
-27/5/1916: Tổng Thống Hoa Kỳ Wilson kêu gọi thành
lập Hội Quốc Liên để duy trì hòa bình trên thế giới khi hết chiến tranh.
-12/5/1916: Bảy thành viên nổi loạn đòi thành lập
Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan đã bị xử bắn.
-23/6/1916: Nga bắt khoảng 200,000 tù binh Áo.
-Tháng 6/1916: Hình chụp tại Salonika (Hy Lạp) cho
thấy lính thuộc địa của Pháp ở Đông Dương Việt-Miên-Lào, đội nón chóp, đi chân
đất đã đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh của Đế Quốc Pháp.
-29/9/1916: Ngày hôm nay, gia tài của Rockefeller
sáng lập Công Ty Standard Oil trị giá 1 tỷ Mỹ Kim.
-16/3/1917: Nga Hoàng thoái vị ngày hôm nay và trao
quyền cho cách mạng. Khuôn mặt nổi bật của cuộc cách mạng là Alexander
Kerensky- một thành viên của Quốc Hội (Duma) và ít có liên hệ gì tới phong trào
Bolsheviks.
-16/7/1917: Chính quyền lâm thời đàn áp phong trào
Bolshevik nhưng không bắt được thủ lĩnh Lenin. Vladimir Lenin đã cải trang
thành lính cứu hỏa và trốn qua Phần Lan. Đồng chí thân cận của Lenin là Leon
Trosky đã trình diện cảnh sát.
-25/7/1917: Người đẹp làm say đắm lòng người Mata
Hari bị tuyên án tử hình ngày hôm nay bởi Tòa Án Binh Pháp vì tội làm gián điệp
cho Đức và bị hành quyết vào ngày 15/10/1917.
-14/8/1917: Giáo Hoàng Benedict XV đề nghị một giải
pháp chấm dứt chiến tranh là trao các thuộc địa hải ngoại về cho Đức để Đức trả
lại các vùng chiếm đóng ở Pháp, Bỉ và Ba Lan. Đề nghị này thất bại.
-17/9/1917: Quân Nga bị quân Đức đánh tan tác ở
-30/9/1917: Nga Hoàng và gia đình được chính phủ lâm
thời đưa đi
-7/11/1917: Chính phủ lâm thời của Alexander Kerensky
bị phe Bolsevik lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu đưa Lenin và
Trotsky lên vị trí lãnh đạo.
-21/11/1917: Đồng minh Anh-Pháp lo ngại khi chính
quyền Bolshevik tuyên bố “một nền hòa bình dân chủ” trên căn bản không thôn
tính, không bồi thường chiến tranh và quyền tự quyết của mọi dân tộc và đề nghị
ngưng bắn lập tức. Nếu như vậy thì quân Đức sẽ rảnh tay ở mặt đông để tăng
cường mặt trận phía tây.
-9/12/1917: Quân Anh tiến chiếm Thành Phố Jerusalem.
-22/12/1917: Trotsky đại diện chính quyền Bolshevik
gặp ngoại trưởng Đức Baron von Kuhlmann để thảo luận về hòa bình.
-25/1/1918: Anh Quốc cấm ăn thịt trong hai ngày một
tuần lễ để đối phó với nạn khan hiếm thực phẩm.
-20/2/1918: Trotsky không chấp nhận điều khoản ngặt
nghèo về hòa bình của Đức, nhưng Lenin, bằng lá phiếu của mình đã thắng Trotsky
và chấp nhận các điều khoản của Đức. Lúc này quân Đức đã vượt qua vùng tuyết
phủ miền bắc nước Nga.
-21/2/1918: Thành phố
-16/7/1918: Nga Hoàng và gia đình bị giết chết trong
một căn hầm vì các lãnh tụ Bolshevik trả thù những gì Nga Hoàng đối xử với họ
trong quá khứ và cũng lo sợ về tương lai.
-8/9/1918: Ngày đen tối của quân đội Đức. 20 sư đoàn
quân Anh, Mỹ, Gia Nã Đại, Áo và Pháp tiến quân với 400 xe tăng khiến quân Đức
tại phòng tuyến Hindenberg xụp đổ, hàng binh khoảng 30,000.
-30/9/1918: Với sự tiến công của 200 sư đoàn cùng lúc,
quân Đức rút bỏ khỏi Bỉ, đem theo trẻ em
16 tuổi và ông già 60 tuổi để làm lao công chiến trường. Trong khi đó tại mặt
trận Palestines, quân Thổ tan vỡ 75,000 bị bắt làm tù binh.
-31/10/1918: Trước nguy cơ chiến bại, Đức kêu gọi
ngưng bắn nhưng phe đồng minh xiết chặt gọng kìm.
-11/11/1918: Đức đầu hàng và ký vào thỏa hiệp ngưng
bắn và phải giao nạp 5000 súng nặng, 30,000 súng máy, 2000 máy bay, 5000 đầu
máy, 150,000 xe va-gông, 5000 xe vận tải.
-10/11/1918: Hoàng Đế Đức Kaiser Wilhelm II bỏ trốn,
bạo loạn khắp nước Đức.
30/11/1918: Tổng kết Thế Chiến I, 10,000,000 (mười
triệu) người chết! Xác binh sĩ và thường dân chất cao còn hơn núi! Cuộc chiến
cũng lấy đi sinh mạng của nhiều nghệ sĩ tài danh!
-28/12/1918: Phụ nữ Anh lần đầu tiên được quyền đi
bầu.
-12/1/1919: Cuộc nổi dậy của phong trào cộng sản bị
đàn áp tại Đức.
-16/1/1919: Các lãnh tụ nổi dậy của phong trào cộng
sản Đức bị giết chết trong đó có bà “Red Rosa” Luxemburg.
-3/3/1919: Lenin tìm cách phát triển cách mạng sang
Âu Châu.
-11/3/1919: Nạn đói lan tràn ở Đức.
-23/3/1919: Mussolini nguyên là một ký giả có khuynh
hướng xã hội, tách ra khỏi Đảng Xã Hội Ý và thành lập Đảng Fascist.
-31/7/1919: Đức tuyên bố thành lập nền cộng hòa tại
-21/10/1919: Nội chiến để giành quyền lãnh đạo nước
Nga giữa hai phe Hồng Quân và Bạch Quân. Chiều hướng thắng lợi ngả về phía Hồng
Quân của Bolshevik.
-Nhà danh họa
Pháp Renoir qua đời.
22/12/1919:
Ái Nhĩ Lan sẽ là nước tự trị thuộc Anh với hai quốc hội cho miền nam và miền
bắc.
-16/1/1920:
Hoa Kỳ tẩy chay phiên họp đầu tiên của Hội Quốc Liên (League of Nations) tổ
chức tại Pháp.
-22/2/1920:
Liên quân Pháp, Hy Lạp, Ba Lan, Lỗ Ma Ni khoảng 90,000 ủng hộ Bạch Quân đã phải
tháo lui trước sức tiến công của Hồng Quân. Khoảng vài ngàn quân Mỹ cũng bắt
đầu triệt thoái khỏi Vladivostok. Quân Nhật vẫn còn ở lại.
-11/2/1920:
Hội Quốc Liên họp tại Anh với thỏa thuận thiết lập Tòa Án Quốc Tế
(International Court of Justice).
-19/3/1920:
Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ việc Hoa Kỳ gia nhập Hội Quốc Liên.
-17/3/1920:
Cuộc đảo chính của phe Bảo Hoàng tại Đức thất bại vì không được sự ủng hộ của
quân đội.
-7/4/1920:
Quân Pháp tiến vào vùng Ruhr của Đức.
-25/4/1920: Hội Quốc Liên giao Palestines cho Anh và
-4/6/1920: Thỏa Hiệp Trianon vẽ lại bản đồ Âu Châu
sau khi bốn đế quốc Đức, Áo, Nga và Thổ bị đánh bại. Đế quốc Ottaman mất khoảng
80% lãnh thổ.
-10/9/2019: Nghị Hội Ấn Độ chấp nhận kế hoạch bất hợp
tác, bất bạo động của Gandhi.
-27/10/1920: Cái chết của hai lãnh tụ đấu tranh tuyệt
thực đã gây ra những cuộc bạo động khắp Ái Nhĩ Lan.
-16/11/1920: Quân Bạch Nga bị Hồng Quân Bolshevick
đánh bại tại
-14/11/1920: Anh và Pháp quyết định Đức phải bồi
thường chiến tranh.
-21/11/1920:”Ngày Đẫm Máu”, Quân Đội Cộng Hòa Ái Nhĩ
Lan (IRA) giết chết 14 binh sĩ Anh.
11/12/1920: Anh ban hành lệnh thiết quân luật tại Ái
Nhĩ Lan.
-22/1/1921: Xe tăng của Anh tiến vào Thành Phố
Dublin, Ái Nhĩ Lan.
-10/1/1921: Phong trào đòi độc lập của Gandhi biến
thành bạo động, cướp phá các cửa tiệm, tấn công các đoàn xe, đốt nhà của các
trang chủ và hoa màu nhân chuyến viếng thăm của Hoàng Tử Anh Athur còn gọi là
Duke of Connaught - đương kim Toàn Quyền Gia Nã Đại.
-5/2/1921: Đức phản đối khoản bồi thường chiến tranh
do Pháp và Anh áp đặt.
-16/2/1921: 1,000,000 người Anh thất nghiệp. Hình ảnh
cho thấy cựu chiến binh Anh đứng bán hàng rong ngoài đường để sống.
-12/3/1921: Lenin nói với người Bolsheviks rằng kinh
tế chỉ huy chấm dứt, tịch thu nông sản cũng chấm dứt, đồng thời khuyến khích
nông dân bán sản phẩm của họ nơi thị trường, thương mại tư nhân được phục hồi
và hợp tác với tư bản nước ngoài. Trước đây một năm khi Trotsky nói kinh tế Nga
có thể xụp đổ thì Lennin chế nhạo ý nghĩ của Trotsky.
-8/3/1921: Đồng Minh Anh-Pháp tiến vào Đức để thu nợ.
-17/3/1921: Bệnh viện kiểm soát sinh sản lần đầu tiên
được mở ra ở Anh và gặp sự phản kháng của các giáo sĩ và bác sĩ lo sợ rằng sẽ
khuyến khích chuyện vô đạo đức.
-12/4/1921: Lời tuyên bố Hoa Kỳ không gia nhập Hội
Quốc Liên của Tổng Thống Warran Harding được Quốc Hội hoan hô nhiệt liệt, đặc
biệt là các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa.
-23/4/1921: Lực sĩ Mỹ Charles Paddock người phá kỷ
lục thế giới chạy nước rút 100 thước với 10.4 giây.
-15/5/1921: Các nhà đạo đức lo sợ váy đàn bà càng
ngắn, luân lý càng suy đồi trước trào lưu đàn bà hút thuốc lá, uống rượu, trang
điểm phấn son, nhảy các điệu vũ cuồng loạn.
-11/4/1921: Đức chấp nhận các điều khoản bồi thường
chiến tranh của Đồng Minh.
19/5/1921: Hoa Kỳ hạn chế số di dân để bảo vệ công ăn
việc làm cho người bản xứ. (Giống như Tổng Thống Donald Trump ngày nay)
-23/5/1921: Anh đem binh sĩ tới Ai Cập để đàn áp các
cuộc nổi dậy ở Thủ Đô
-30/6/1921: Đảng Cộng Sản được thành lập ở Trung Hoa.
Phiên họp được tổ chức tại một trường nữ trung học ở Thượng Hải kêu gọi lật đổ
giai cấp tư bản trong số đó có Mao Trạch Đông.
-22/7/1921: Ái Nhĩ Lan tuyên bố ngưng bắn sau nhiều
tháng xung đột vũ trang.
-4/8/1921: Nạn đói lan tràn ở nước Nga. Lãnh đạo
Bolshevik kêu gọi thế giới giúp đỡ.
-5/11/1921: Thái Tử Hirohito trở thành Quyền Nhiếp
Nhật Bản khi sức khỏe của vua cha là Hoàng Đế Yoshihito suy yếu.
-7/11/1921: Moussolini – con của một ông thợ rèn sống
trong khu vực nghèo khổ tự tuyên bố mình là lãnh tụ Đảng Facist.
-17/11/1921: Bạo động ở
-22/11/1921: Anh tuyên bố công nhận nền độc lập của A
Phú Hãn nhưng với điều kiện không có tòa lãnh sự Nga tại các thành phố như
Ghazni, Jalalabad và
-13/12/1921: Trong Hội Nghị Hải Quân Hoa Thịnh Đốn
(Washington Naval Conference) bốn cường quốc hải quân Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản ký
thỏa ước để kiểm soát Thái Bình Dương với lo ngại là Nhật Bản xây dựng sức mạnh
hải quân tại vùng này. (Sau 118 năm, bốn cường quốc nói trên không còn là cường
quốc hải quân nữa mà nổi lên một Trung Quốc với sức mạnh hải quân ngang ngửa
với Hoa Kỳ.)
-Lần đầu tiên hóa chất Insulin hy vọng giúp cho bệnh
tiểu đường được khám phá bởi Frederick
Banting và Charles Best ở
- Các nhà khảo cổ Pháp khám phá ra Angkor Wat và
Angkor Thom (Đế Thiên, Đế Thích) ở Căm Bốt.
-30/1/1922: Các giáo sĩ Tin Lành và Thiên Chúa Giáo
lên án nhạc Jazz là “nhạc rừng rú” (Jungle music).
-5/2/1922: DeWitt Wallace phát hành lần đầu tiên loại
sách bỏ túi có tên The Reader’s Digest.
-18/3/1922: Gandhi bị bắt và bị tuyên án sáu năm tù.
Gandhi nhận hết trách nhiệm gây bất ổn ở các thành phố như
-16/4/1922: Đức bí mật thương thảo với Nga để giúp
Nga xây dựng kỹ nghệ quốc phòng. Đổi lại Nga sẽ là nơi Đức chế tạo vũ khí bị
ngăn cấm bởi Thỏa Hiệp Versailles.
-27/5/1922: Trong một bức thư gửi Hội Quốc Liên, Giáo
Hoàng phản đối Anh cai trị Palestines vì nó đe dọa tới sự bình đẳng tôn giáo.
-22/6/1922: Quân Đội Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan (IRA) bắn
chết cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Anh ở Luân Đôn.
-27/7/1922: Đức tìm cách né tránh bồi thường chiến
tranh.
-4/8/1922: Lực lượng Facist của Moussolini bẻ gẫy
cuộc đình công của phe Cộng Sản tại
-22/8/1922: Lãnh tụ Ái Nhĩ Lan bị bắn chết.
-24/8/1922: Đồng Mác của Đức trị giá còn một nửa so
với mười ngày trước.
-29/9/1922: Anh cảnh cáo Thổ ngưng tiến quân sau khi
quân Hy Lạp bị thảm bại.
30/10/1922: Moussolini và các đảng viên tiến vào
Thành Rome mà không gặp sự phản kháng nào.
-18/11/1922: Lần đầu tiên chương trình phát thanh tin
tức được nghe qua máy phóng thanh (loudspeaker)
mà không cần phải dùng ống nghe choàng qua đầu (head-phone).
Đào Văn Bình phiên dịch qua Việt Ngữ
(kỳ sau tiếp)
No comments:
Post a Comment