Không
sợ trời, không sợ đất, chính quyền Trung Quốc sợ nhất điều gì?
Lịch sử 5000 năm của Trung Quốc đã chứng kiến biết bao triều đại với không ít hoàng đế anh minh và cũng không ít hôn quân vô đạo. Hoàng đế tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Hoa được biết đến là Tần Thủy Hoàng, một người dùng vũ lực để trị dân, nhưng vẫn biết kính sợ Thần, Phật. Duy chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là chính quyền chối bỏ sự tồn tại của các Đại Giác Giả và gây ra những tội ác mà dân gian mô tả là «trời không dung, đất không tha».
Mao Trạch Đông từng công khai thừa nhận ĐCSTQ còn tàn bạo hơn cả vị
hoàng đế thống nhất Trung Hoa: «Tần Thủy
Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết có 46 chục Nho sĩ. Còn chúng ta đã giết 46
ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Có kẻ chửi chúng ta là độc tài thống trị, là
Tần Thuỷ Hoàng thời nay. Chúng ta thừa nhận hết, rằng rất đúng sự thực. Nhưng
chúng bay nói thế chưa đủ, chúng ta phải nói thêm rằng thực ra còn hơn thế.»
Một bức tượng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông được nhìn thấy
tại một trung tâm công nghiệp của Vũ Hán, Trung Quốc, năm 1971 (ảnh: Marc
Riboud / Flickr).
Quả thực, ĐCSTQ vượt xa các triều đại trong lịch sử về mức độ tà ác, và
giờ đây là mối nguy hại không chỉ đối với dân tộc Trung Hoa, mà còn đối với các
nước láng giềng và thế giới.
Không sợ trời, không sợ đất
Văn hóa truyền thống Trung Hoa coi trọng tín ngưỡng, kính sợ Thần Phật,
làm việc gì cũng có tiêu chuẩn đạo đức ước thúc, vì tin rằng, «trên đầu ba thước có thần linh», «thiện ác hữu báo». ĐCSTQ được thành lập
trên quan điểm vô Thần, một giả thuyết có nguồn gốc phương Tây nhưng chính các
nhà khoa học phương Tây cũng hoài nghi. Von Braun, nhà khoa học hàng không hiện
đại từng viết: «Sự thần kỳ vô biên của vũ
trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ta rằng, chắn chắn có Đấng Sáng Thế».
Tuy nhiên, kể từ khi giành được chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ liên tục
nhồi nhét thuyết vô Thần vào tư tưởng của người Trung Quốc, như thể đó là một
chân lý bất biến, rằng: «Không có Thần
Phật, chỉ có ĐCSTQ là cứu tinh của nhân loại».
Văn hóa truyền thống dạy con người sống bao dung, coi trọng mối quan hệ
hài hòa giữa Thiên – Địa – Nhân. Trong khi đó, ĐCSTQ cổ súy triết học đấu
tranh, công khai «đấu trời là niềm vui vô
tận, đấu đất là niềm vui vô tận, và đấu người là niềm vui vô tận» – theo
tuyên ngôn của Mao Trạch Đông, người sáng lập ĐCSTQ.
Với quan điểm «không sợ trời,
không sợ đất», ĐCSTQ không có điều ác nào mà không dám làm, miễn là đảm bảo
quyền lực tuyệt đối ở Trung Quốc và thực thi cuồng vọng trên toàn thế giới.
Cũng vì thế mà ĐCSTQ gây ra vô số «nhân
họa» cho nhân dân, láng giềng và toàn thế giới, từ Cải cách ruộng đất năm
1948-1950; Xâm lược Tây Tạng năm 1950; «Tam
phản» năm 1951; «Ngũ phản» 1952;
Đại Nhảy Vọt năm 1958-1962; Đại Cách mạng Văn hóa năm 1966-1976; Xâm lược biên
giới Việt Nam năm 1979; Thảm sát Thiên An Môn năm 1989; Đàn áp Pháp Luân Công
từ năm 1999 đến nay, v.v… , gần đây nhất là vụ bưng bít dịch viêm phổi Vũ Hán,
khiến virus corona lây lan khắp thế giới và cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu
người.
Nếu nói ĐCSTQ sợ gì nhất, có lẽ họ sợ nhất là mất quyền lực, và vì thế
họ cũng sợ hãi cả những giá trị cơ bản nhất của con người mà thế giới tôn vinh.
Sợ dân có đức tin
ĐCSTQ sợ người dân có đức tin, vì người có đức tin thì không tiếp thu tư
tưởng vô Thần, và luôn có giới hạn về đạo đức, không thể việc ác nào cũng dám
làm.
Đối với một dân tộc có hàng ngàn năm tín ngưỡng Phật, Đạo, Thần, để
người dân tiếp thu học thuyết «vô Thần»
có gốc gác từ phương Tây, ĐCSTQ ngay từ đầu đã thực hiện những cuộc phá hoại
liên tiếp và thô bạo đối với chính tín của người dân.
Các cuộc đốt phá đền chùa, đấu tố, sỉ nhục và tra tấn những người có đức
tin, đã diễn ra rầm rộ trong thời Cách mạng Văn hóa 1966-1976, sau đó rải rác
trong suốt những năm về sau, và kéo dài cho đến tận ngày nay, khiến nhiều người
sống trong sợ hãi, không dám có đức tin.
Những hình ảnh lăng mạ, đốt phá tượng Phật, đền chùa trong thời Cách
mạng Văn hóa do ĐCSTQ phát động từ năm 1966-1976 (ảnh chụp màn hình Twitter).
Thêm vào đó là tác dụng của chiến dịch tuyên truyền cho thuyết vô Thần,
kết quả là chỉ trong vài chục năm, dân tộc Thần Châu với hàng ngàn năm có tín
ngưỡng đã trở thành miền đất với đa số người «vô Thần».
Sợ dân làm người tốt
Vào những năm 90, các giá trị truyền thống có cơ hội hồi sinh trở lại ở
Trung Hoa, nhờ sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại
Pháp, một môn khí công tu dưỡng đạo đức theo Chân – Thiện – Nhẫn và nâng cao
sức khỏe thông qua các bài tập thiền định.
Pháp Luân Công không phải tôn giáo, nhưng đề cập đến các đức tin trong
văn hóa truyền thống, như thiện ác hữu báo, khuyên bảo con người sống chân
thành, thiện lương, nhẫn nại, cố gắng làm người tốt trong mọi hoàn cảnh. Pháp
Luân Công nhanh chóng được đón nhận rộng rãi trong công chúng, nhờ hiệu quả kỳ
diệu về sức khỏe, cùng với những bài giảng chạm đến tâm hồn của những người
Trung Hoa vẫn lưu giữ hồi ức sâu thẳm về văn hóa truyền thống.
«Tôi không nghi ngờ gì, các giá
trị của Pháp Luân Công rất chân thực và rất hấp dẫn. Họ thật sự đại diện cho
một Trung Quốc khác, một Trung Quốc đã bị đàn áp suốt nhiều năm. Một xã hội
Trung Quốc mà hầu hết người phương Tây chưa từng được thấy», nhà báo người
Mỹ Ethan Gutmann cho biết trong phim tài liệu Tears and Blood về tình trạng
cưỡng bức lao động ở Trung Quốc.
Cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour cho biết khi làm chứng trước Quốc
hội Canada ngày 5/2/2013: «Nền văn minh
5000 năm của Trung Hoa đã để lại nhiều giá trị rất đáng trân trọng cho thế
giới. Sau khi các bài tập và nguyên lý của Pháp Luân Công được giới thiệu lần
đầu tiên ra công chúng vào năm 1992, chính quyền ĐCSTQ không chỉ chấp nhận sự
phát triển của môn tập, mà thậm chí còn mời nhà sáng lập Pháp Luân Công tới
giảng dạy tại các cơ quan chính phủ, đồng thời ca ngợi Pháp Luân Công về những
lợi ích mà môn tập đem lại đối với sức khỏe và đạo đức của công chúng».
Các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền tại Quảng trường Trafalgar, Luân
Đôn, Anh Quốc ngày 24/4/2016 (ảnh: sigross.com).
Tuy nhiên, Tổng Bí thư ĐCSTQ đương thời Giang Trạch Dân nhìn nhận rằng
ông ta chỉ có 60 triệu đảng viên và dù nắm giữ toàn quyền trong tay thì vẫn nơm
nớp lo bị đấu đá, thanh trừng. Trong khi đó, Pháp Luân Công không có quy định
ràng buộc mà lại có tới 100 triệu người hết mực làm theo, hàng ngày tập luyện,
đọc sách và sống theo Chân – Thiện – Nhẫn.
Xuất phát từ lòng đố kỵ và nỗi sợ bị lu mờ quyền lực, Giang Trạch Dân đã
phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay, đồng thời thông
qua đó gây dựng phe cánh và củng cố quyền lực. Bộ máy đàn áp mà Giang Trạch Dân
gây dựng vận hành tới ngày nay, với hàng loạt vi phạm nhân quyền như bắt bớ, bỏ
tù phi pháp, tra tấn, cưỡng bức lao động, thu hoạch nội tạng của các học viên
để phục vụ ngành cấy ghép tạng siêu lợi nhuận của Trung Quốc.
videoinfo__video3.dkn.tv||45a5d22ae__
«Các bác sĩ đã giết hại những
người vô tội chỉ vì họ sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đối với trường
hợp của những người tập Pháp Luân Công, những người luyện tập các bài tập và
thiền định lành mạnh nhưng lại bị nhìn nhận là nguy hiểm đối với lợi ích và mục
tiêu của chính quyền toàn trị ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa», Ngài Geoffrey
Nice QC, Chủ tọa Tòa án Xét xử Trung Quốc, đọc Phán quyết của Tòa án vào ngày
17/6/2019 về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều mà Giang Trạch Dân và bộ máy đàn áp không thể ngờ, đó là
các giá trị của Pháp Luân Công phù hợp với giá trị chung của nhân loại và vì
vậy được đón nhận trên khắp thế giới.
Các học viên Pháp Luân Công luyện bài công pháp thứ hai (ảnh: Hiệp hội
Pháp Luân Đại Pháp Anh Quốc https://association.falundafa.org.uk/).
«Chân – Thiện – Nhẫn, đó không chỉ
là giá trị của Trung Hoa cổ xưa, mà còn là giá trị của toàn thế giới, đồng thời
cũng phản ánh giá trị của Canada, một quốc gia có nền dân chủ đa dạng», ông
Irwin Cotler, Đại biểu Quốc hội Canada từ năm 1999 đến năm 2015, phát biểu nhân
ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2014 được tổ chức bên cạnh Quốc hội ở thủ đô
Ottawa.
«Các học viên Pháp Luân Công rất
ôn hòa. Họ ủng hộ Chân – Thiện – Nhẫn, đó chính là điều mà thế giới cần có vào
lúc này», bà Ann-Sofie Alm, Đại biểu Quốc hội Thụy Điển nói với đài truyền
hình NTD.
Sợ dân biết sự thật
Với vô số tội ác gây ra trong hơn 70 năm cầm quyền, một trong những nỗi
sợ lớn nhất của ĐCSTQ là sự thật được phơi bày ra công chúng. Vì vậy, ĐCSTQ
dành một lượng ngân sách khổng lồ cho việc kiểm duyệt và phong tỏa thông tin.
Các từ khóa liên quan đến Pháp Luân Công, Thảm sát Thiên An Môn, dân chủ, nhân
quyền, là những chủ đề bị kiểm duyệt nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc.
Phương Chính, người bị xe tăng nghiền nát hai chân trong vụ Thảm sát
Thiên An Môn năm 1989, nói với chương trình China Uncensored: «ĐCSTQ liên tục phạm tội ác với người dân
Trung Hoa trong nhiều giai đoạn lịch sử, cứ lặp đi lặp lại, từ khi họ lên nắm
quyền cho tới nay. Nhưng vì sao họ vẫn thành công? Lý do lớn nhất là thông qua
tuyên truyền, tẩy não và kiểm soát tư tưởng, họ khiến người dân không biết điều
gì đã diễn ra trong quá khứ. Họ chia cắt lịch sử ra từng phần, từng phần. Nên
thế hệ trẻ không biết đến những tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra trong quá khứ, vì thế
họ vẫn tin và ảo tưởng về ĐCSTQ. Như thế ĐCSTQ vẫn tiếp tục cầm quyền, và
phương pháp của họ đã đem lại hiệu quả».
Ông cho biết: «Nếu chúng ta phơi
bày những sai phạm và tội ác của họ, để người dân có hiểu biết liên tục về quá
khứ, ký ức không bị gián đoạn, thì họ sẽ khó cầm quyền hơn, khó tiếp tục hành
ác hơn».
Phương Chính, người bị xe tăng cán nát 2 chân trong vụ Thảm sát Thiên An
Môn 1989, chia sẻ tại Diễn đàn Tự do Oslo năm 2018 (ảnh chụp màn hình Diễn đàn
Tự do Oslo / Youtube).
Vì vậy, công bố sự thật cho công chúng, đặc biệt là đối với hơn 1 tỷ dân
Trung Quốc, đó là một trong những nỗi sợ lớn nhất mà ĐCSTQ phải đối mặt hiện
nay, sau hơn 70 năm cầm quyền với vô số tội ác.
Công bố sự thật là điều ông Phương Chính đang làm trong nhiều năm qua,
trên chiếc xe lăn của mình, từ khi ông thoát khỏi Trung Quốc và tới sống ở Mỹ
vào năm 2009. Đó cũng là điều mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang
thực hiện nhằm kêu gọi hình thành một liên minh quốc tế để chống lại mối nguy
hại từ ĐCSTQ.
Liên minh quốc tế
Trong sự kiện mừng Ngày Độc lập Hoa Kỳ 4/7, Tổng thống Trump tuyên bố: «Sự bưng bít, lừa dối và che đậy của Trung
Quốc đã khiến dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, lên tới 189 quốc gia, Trung
Quốc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc này».
Chính quyền Trump đã công bố một chiến lược đối phó với Bắc Kinh, trong
đó chỉ rõ những mối nguy hại từ ĐCSTQ, đồng thời công bố những thông tin này
tại các diễn đàn quốc tế mà Hoa Kỳ tham dự, như một thông điệp kêu gọi hình
thành liên minh quốc tế chống lại ĐCSTQ.
«Một khi chúng ta tự tin rằng
chúng ta có sự hiểu biết chung về mối đe dọa do ĐCSTQ đặt ra, thì chúng ta có
thể bắt đầu hành động», Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố tại Diễn đàn
Brussels 2020.
Từ nỗi sợ mất quyền lực, ĐCSTQ đã dùng đủ mọi thủ đoạn để nắm quyền, lừa
dối, bưng bít, đàn áp, kiểm duyệt, bất chấp cái giá của vô số sinh mạng, và giờ
đây chính những tội ác đó đang khiến họ phải đối mặt với nguy cơ đổ vỡ trước áp
lực từ thế giới và nỗi bất bình của người dân trong nước.
Thời khắc nguy nan của ĐCSTQ hiện nay cũng là hồi chuông cảnh báo, không
chỉ đối với các đảng viên ĐCSTQ, mà còn đối với những người chứng kiến sự tung
hoành của Bắc Kinh nhưng nhắm mắt làm ngơ, hoặc vì lợi ích mà chung tay góp
sức.
«Bất kỳ ai tương tác một cách sâu
rộng với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm các bác sĩ và tổ chức y tế, các
ngành công nghiệp và doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng hàng không, công ty du
lịch, công ty dịch vụ tài chính, công ty tư vấn luật, các hãng dược phẩm, bảo
hiểm, cùng các du khách đơn lẻ, các tổ chức giáo dục và nghệ thuật, giờ cần
phải nhận ra một thực tế rằng, trong phạm vi được đề cập đến trong Phán quyết
này họ đang tương tác với một chính quyền tội phạm», Ngài Geoffrey Nice QC
tuyên bố trong Phán quyết cuối cùng của Tòa án Xét xử Trung Quốc ngày
17/6/2019.
No comments:
Post a Comment