Quyền
kế thừa hợp pháp là khúc xương đang mắc cổ song cộng
Tran Hung
Phần I:
Những ngày qua chủ đề quyền kế thừa hợp pháp đã nóng
lên bởi vụ tàu Hải Dương 8 của Tàu cộng quần nát khu vực Bãi Tư Chính của Việt
Nam nhưng Việt cộng không dám khởi đầu Tàu cộng và vụ các trái chủ Mỹ đang nắm
giữ lượng công phiếu do nhà Thanh phát hành có giá trị ở hiện tại hơn ngàn tỷ
USD đang đề nghị chánh quyền của tổng thống Donald Trump nghiên cứu đòi Tàu
cộng phải trả. Và như đã hứa, hôm nay xin viết tiếp về này, bắt đầu từ khái
niệm chánh danh - chánh nghĩa - kế thừa hợp pháp hay còn gọi là chánh chủ.
Nội dung xoay quanh chủ đề Tàu cộng và Việt cộng có
phải là chủ thể kế thừa hợp pháp hay không? Ở đây xin nói riêng về Việt cộng
còn Tàu cộng thì dùng phép suy ra. Hằng năm, cứ vào ngày 02/9 thì Việt cộng ra
rả điệp khúc «Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn
độc lập khai sanh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nay là nước Cộng Hòa XHCN Việt
Nam», luận điệu này là một thứ bùa mê, thuốc lú mê hoặc đại bộ phận người
Việt Nam từ cùng đinh đến trí thức, biến họ trở thành những cái xác sống -
zombie cuồng Hồ, cuồng đảng mà quên đi Việt cộng thực chất không phải đại diện
một nhà nước có tính chánh danh - chánh nghĩa - chánh chủ mà Việt cộng là một
băng cướp đỉnh cao, cướp chánh quyền hợp pháp của Đế quốc Việt Nam do Bảo Đại
làm Vua và Trần Trọng Kim làm Thủ tướng.
Giờ chúng ta ngược dòng sử lược để minh định đúng sai
ngõ hầu thoát khỏi thứ bùa mê, thuốc lú của Việt cộng đã tiêm nhiễm vào đầu bao
thế hệ người Việt Nam
mình. Bắt đầu từ Hoàng đế Minh Mệnh, vị Hoàng đế thứ hai của triều đình nhà
Nguyễn cai quản đất nước có quốc hiệu là Đại Nam, có quốc kỳ là Long Tinh Kỳ
với cương vực rộng 575. 000 km2, gấp 1, 7 lần so với diện tích ngày nay.
Tại sao diện tích của Đại Nam rộng lớn đến như vậy? Theo Đại
Nam Nhứt Thống Toàn Đồ thì bản đồ nước Đại Nam thời Minh Mệnh ngoài chủ quyền
từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau ra thì lãnh thổ của Đại Nam còn bao gồm cả các
trấn ở Lào và vùng lãnh thổ Trấn Tây Thành nay là vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam
của Cambodia mà nhà Nguyễn chiếm được trong 6 năm, từ năm 1835 tới năm 1841
trước khi Hoàng đế Minh Mệnh băng hà.
Tuy nhiên theo dòng suy trầm của lịch sử, sau khi
Hoàng đế Minh Mệnh băng hà, Hoàng đế Thiệu Trị nối ngôi. Người Chân Lạp dấy
binh khởi loạn, Hoàng đế Thiệu Trị ra lịnh rút quân khỏi Trấn Tây Thành. Liên
quân Xiêm La - Chân Lạp thừa cơ đánh phá biên giới Tây Nam, Hoàng đế Thiệu Trị
sai nhiều tướng giỏi như Lê Văn Đức, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn,… mang quân
dẹp loạn. Quân Đại Nam đánh bại Xiêm La rồi truy kích vào đất Chân Lạp. Năm
1845, Đại Nam và Xiêm La ký hòa ước chia quyền bảo hộ Chân Lạp, vùng biên phía
Tây cuối cùng đã được tạm yên, nhưng cũng từ đây quá trình mở cõi về phương Nam
của người Việt bị khựng lại.
Tháng 3/1847, Augustin de Lapierre chỉ huy tàu Gloire
cập bến Đà Nẵng, trình thư cho nhà Nguyễn nhưng bị từ chối. Sang ngày 15
/4/1847, tàu Pháp đụng độ với bốn tàu của triều đình Huế và đánh tan quân triều
đình chỉ sau hai giờ giao tranh.
Ngày 08/11/1847, Hoàng đế Thiệu Trị băng hà ở tuổi 41,
Hoàng đế Tự Đức nối ngôi. Sau khi đăng cơ, Hoàng đế Tự Đức phải đối diện với
tình trạng hỗn mang cực độ bởi «giặc
trong - giặc ngoài», các cuộc nổi loạn bùng phát khắp nơi, nhiều nhứt là xứ
Bắc Kỳ với hơn 40 cuộc khởi loạn. Giặc ngoài là đám tàn quân của Thái Bình
Thiên Quốc sau khi bị nhà Thanh đánh bại đã tràn sang các tỉnh biên giới phía
Bắc dấy loạn, cướp bóc. Nhưng trên hết vẫn là quân Pháp.
Giữa tháng 9/1856, tàu Catinat do Lelieur chỉ huy ghé
Đà Nẵng, trình quốc thư nhưng tiếp tục bị nhà Nguyễn từ chối.
Ngày 28/9/1856, phía Pháp cho tàu Catinat nã súng vào
các pháo đài bảo vệ Đà Nẵng và cho quân đổ bộ đóng đinh vô hiệu hóa nhiều khẩu
thần công của Đại Nam rồi bỏ đi. Giám mục Pellerin trốn được lên tàu về Pháp, thuật
lại cho triều đình Pháp cảnh các giáo sỷ Công giáo bị đàn áp dã man ở Đại Nam . Sau
đó Pellerin cùng Hoàng hậu Eugénie xin Hoàng đế Napoléon III thảo phạt Đại Nam và
được Hoàng đế Napoléon III chuẩn tấu.
Năm 1858, Trung tướng người Pháp là Charles Rigault
de Gennouilly chỉ huy đoàn chiến thuyền gồm 14 chiếc có sự tham gia của tàu
chiến Tây Ban Nha tiến vào cửa biển Đà Nẵng bắn phá rồi hạ thành An Hải và Tôn
Hải. Tuy nhiên do trên bờ đang có bịnh dịch tả, kiết lỵ và người Pháp và Tây
Ban Nha chưa thích nghi với khí hậu nhiệt đới nên họ sợ mắc phải các chứng bệnh
nhiệt đới khác, cũng như điều kiện thủy mạo ở các nhánh sông ở miệt Huế, Đà
Nẵng không cho phép tàu chiến phương Tây vào sâu trong đất liền tấn công quân
binh Đại Nam bằng chiến thuật thủy bộ kết hợp.
Vì vậy sau một thời gian thả neo ở cửa biển Đà Nẵng, Trung
tướng Rigault de Genouilly đổi ý sang đánh Gia Định Thành. Đầu năm 1859, Trung
tướng Rigault de Genouilly dẫn quân Pháp và Tây Ban Nha vào cửa Cần Giờ đánh
thành Gia Định. Chỉ trong 2 ngày thì thành vỡ, quan Hộ đốc Võ Duy Ninh tuẫn
tiết. Hạ xong Thành Gia Định, Trung tướng Rigault de Genouilly đốc quân trở
ngược lại Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quân của Nguyễn Tri Phương thua phải rút
về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì.
Sau đó Rigault de Genouilly bị bịnh phải về nước, Thiếu
tướng Page sang thay. Thiếu tướng Page đề nghị việc giảng hòa, chỉ xin được tự
do giảng đạo Công giáo và được buôn bán với Đại Nam nhưng triều đình nhà Nguyễn
không đồng ý. Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hòa, Vĩnh Long, nhà Nguyễn
phái Phan Thanh Giản làm chánh sứ và Lâm Duy Thiệp làm phó sứ vào Nam giảng hòa
với Pháp. Ngày 05/6/1862 một Hòa ước được lập tại Gia Định nay là Sài Gòn giữa
đại diện nhà Nguyễn với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của
Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere. Hòa ước này gồm 12 khoản còn
gọi là Hòa ước Nhâm Tuất 1862. Đây là một hiệp ước bất bình đẳng từ nửa đầu thế
kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam giữa Đại Nam Nam và Đế quốc
Pháp. Theo đó Đại Nam
phải nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường lại
cho Pháp.
Từ cuối năm 1872, Pháp cho lái buôn Jean Dupuis vào
gây rối ở Hà Nội. Tiếp đó, lấy cớ giải quyết vụ Jean Dupuis, hơn 200 quân Pháp
do Garnier chỉ huy từ Gia Định kéo ra Bắc Kỳ. Sáng ngày 20/12/1873, quân Pháp
nổ súng đánh thành Hà Nội, 7000 quân triều đình Nhà Nguyễn dưới sự chỉ huy của
Nguyễn Tri Phương, cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Buổi trưa, thành mất. Nguyễn
Tri Phương bị thương. Bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết. Trong vòng chưa đầy
một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam
Định. Sau đó, vào ngày 15/3/1874, nhà Nguyễn đã ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Theo
đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, triều đình Nhà Nguyễn phải chính thức thừa
nhận Nam Kỳ Lục tỉnh hoàn toàn thuộc Pháp.
Mặc dù Hiệp ước Giáp Tuất 1874 cho phép tàu thuyền
Pháp đi thám hiểm các dòng sông, nhưng tới những năm đầu 1880 quân Cờ Đen của
Lưu Vĩnh Phúc tiếp tục quấy nhiễu và cản trở các thương gia Pháp buộc chánh
quyền Pháp phái một lực lượng viễn chinh nhỏ với nhiệm vụ quét sạch Cờ Đen ra
khỏi vùng đồng bằng Sông Hồng. Dưới sự chỉ huy của đại tá Henry Rivière, ngày
25/4/1882 Pháp chiếm thành Hà Nội. Sau các vòng thương thuyết bất thành bởi đại
tá Henri Rivière yêu sách nhà Nguyễn phải chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp, phải
trao thành Hà Nội cho Pháp quản lý, đặt thương chánh tại Bắc Kỳ và giao cho
Pháp cai quản.
Nhà Nguyễn bèn cử Lại bộ Thượng thơ Phạm Thận Duật
sang Thiên Tân cầu cứu nhà Thanh. Tổng Đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh làm
mật sớ về tâu với vua nhà Thanh, được vua Thanh chuẩn tấu nên quân Thanh nhân
cơ hội này tiến vào Bắc Kỳ.
Tháng 11/1882, Đại sứ Pháp Bourée tại triều Thanh
tiến hành một cuộc gặp mặt với Phó vương Trực Lệ Lý Hồng Chương trong đó hai
bên tính đến khả năng nhượng vùng Lào Cai cho nhà Thanh để lập một cửa khẩu vào
Vân Nam, đồng thời thiết lập một đường phân giới dọc theo sông Hồng, theo đó
phần phía Bắc sẽ thuộc về nhà Thanh, phần phía Nam sẽ do Pháp quản lý. Lý Hồng
Chương đồng ý với thỏa thuận đạt được này, và chuyển thỏa thuận về Đổng lý Nha
môn nhà Thanh để phê chuẩn. Tuy nhiên chánh phủ của Thủ tướng Jules Ferry không
đồng ý phê chuẩn hiệp nghị này và triệu hồi Đại sứ Bourée về nước.
Quân đội Vân Nam và Lưỡng Quảng được điều động
tiến sát về biên giới, sẵn sàng vượt biên giới tiến sang Bắc kỳ. Nhà Thanh cũng
hạ lệnh cho hải đội Quảng Đông, gồm 20 thuyền tiến vào hải phận của Việt Nam để
thị uy. Tới ngày 17/6/1882, quân Thanh từ Vân Nam do Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh
Tùng chỉ huy vượt biên giới tràn sang Bắc Việt, đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây có
quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng, phối hợp với các
lực lượng tiền tiêu đã đồn trú tại Bắc Việt từ tháng 8/1881 để hỗ trợ cho quân
Nhà Nguyễn của Hoàng Kế Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc.
Ngày 25/8/1883, Hòa ước Quý Mùi 1883 hay còn có tên
gọi là Hòa ước Harmand được ký kết tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là
Francois Jules Harmand là Tổng ủy đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và
đại điện của nhà Nguyễn là Hiệp biện Đại học sỹ Trần Đình Túc làm chánh sứ, Thượng
thơ Bộ lại Nguyễn Trọng Hợp làm phó sứ. Hoà ước có tất cả 27 điều khoản với nội
dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Đại Nam . Hiệp
ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp
hay còn gọi là thời Pháp thuộc.
Trải qua nhiều cuộc giao tranh giữa quân viễn chinh
Pháp với quân dân nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ kết hợp với quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc
và quân nhà Thanh. Quân Pháp đã bị đánh bại ở trận Ải Nam Quan hay còn gọi là
Trấn Nam Quan nhưng khi rút về Lạng Sơn đã đánh bại quân Thanh ở trận Kỳ Lừa. Tuy
nhiên trong khi giao chiến, viên chỉ huy Pháp bị thương, và người thay thế ông
ta, có lẽ bị hoảng hốt, vội vã hạ lệnh bỏ Lạng Sơn vào ngày 28/3/1885. Lữ đoàn
rút chạy hỗn loạn về vùng châu thổ sông Hồng, mất hết các chiến quả thu được
trong chiến dịch năm 1885, khiến cho chỉ huy quân viễn chinh Pháp, Henri Briere
de l'Isle, tưởng là tình hình vùng trung châu đã trở nên hết sức nguy kich. Ông
ta đánh điện báo về Paris ,
và hậu quả là chánh phủ của thủ tướng Jules Ferry sụp đổ.
Vài ngày sau đó, Briere de l'Isle nhận ra là tình
hình không đến nỗi xấu như ông ta tưởng, tuy nhiên Nội các mới lên thay ở Pháp
đã quyết định chấm dứt chiến tranh.
Trận thua này, mà người Pháp gọi là «Sự kiện Bắc kỳ», là một scandal chánh
trị lớn của lực lượng viễn chinh Pháp. Mặc dù quân Pháp phải rút khỏi Lạng Sơn,
nhưng xét về toàn cục thì quân Pháp vẫn chiếm ưu thế, cộng với các chiến thắng
trên biển, khiến cho Lý Hồng Chương phải ký một hiệp ước gây nhiều tranh cãi
dưới đây.
Ngày 11/5/1884, Pháp và nhà Thanh đã ký Thỏa thuận
Thiên Tân còn gọi là Thỏa thuận Lý - Fournier, tiếng Pháp là Accord de Tientsin.
Thỏa thuận này được ký giữa đại diện Pháp là François-Ernest Fournier với đại
diện nhà Thanh là Lý Hồng Chương. Mục đích là nhằm giải quyết cuộc chiến tranh
không tuyên bố giữa Pháp và Nhà Thanh, tức chiến tranh Pháp - Thanh về chủ
quyền ở xứ Bắc Kỳ của Đại Nam. Hai bên đã thương lượng cho một cuộc rút quân
của quân đội nhà Thanh ra khỏi Bắc Kỳ để đổi lấy một hiệp ước toàn diện nhằm
giải quyết các chi tiết về thương mại giữa Pháp và nhà Thanh và cung cấp cơ sở
để phân chia biên giới đang tranh chấp giữa Đại Thanh với Đại Nam. Công ước này
là thỏa thuận đầu tiên kể từ khi chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra và là cơ sở để
Pháp và nhà Thanh ký Hòa ước Thiên Tân (1885) chấm dứt Chiến tranh Pháp - Thanh.
Ngày 06/6/1884, tại kinh đô Huế, đại diện đại diện
Hoàng đế An Nam là Nhiếp chính Nguyễn Văn Tường, đệ nhứt phụ chính đại thần, Lại
bộ Thượng thơ Phạm Thận Duật, Hộ bộ Thượng thư và Tôn Thất Phán, phụ trách
ngoại giao, quyền Công bộ Thượng thư cùng một đại diện của Pháp quốc là Sứ thần
Cộng hoà Pháp Jules Patenôtre đã ký Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là
Hòa ước Patenôtre, là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với Pháp. Hòa ước
Patenôtre gồm có 19 điều khoản. Ở Điều 1 là «Nước An Nam thừa
nhận và chấp thuận nền bảo hộ của nước Pháp - Nước Pháp sẽ đại diện cho nước An
Nam trên mọi quan hệ ngoại
giao - Những người dân An Nam
nằm ở nước ngoài đều đặt dưới quyền bảo hộ của nước Pháp».
Căn cứ trên Thỏa thuận Thiên Tân 1884, ngày 09/6/1885
đại diện Pháp và Đại Thanh đã ký kết Hiệp ước Thiên Tân 1885 gồm 10 điều khoản.
Theo Hòa ước này Pháp - Thanh sẽ chấm dứt chiến tranh, quân Thanh phải rút khỏi
Bắc Kỳ và công nhận nền bảo hộ của Pháp với Đại Nam . Cũng theo đó thì Hòa ước này
chấm dứt lệ triều cống của nhà Nguyễn với địa vị phiên quốc đối với nhà Thanh.
Kể từ đó, nước Đại Nam đã hoàn toàn đặt dưới sự bảo
hộ của Pháp, cụ thể vào ngày 17/10/1887, Liên bang Đông Dương được chính thức
thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp với bốn thuộc địa là Bắc
Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cambodia; đến năm 1893 có thêm Lào và năm 1900 có thêm
Quảng Châu Loan là là một vùng đất ở miền Nam Trung Hoa, ven bờ đông bán đảo
Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Thủ phủ của Đông Dương ban đầu đặt tại Sài Gòn,
sau chuyển ra Hà Nội năm 1902.
Việt Nam
sau đó lại bị Nhựt Bổn chiếm đóng trong Đệ Nhị Thế chiến. Sáng ngày 11/3/1945, Hoàng
đế Bảo Đại đã ra Tuyên cáo Độc lập, tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre nhằm xóa
bỏ triệt để thế lực của Pháp ở Đông Dương và thành lập nhà nước có quốc hiệu Đế
Quốc Việt Nam vào ngày 07/4/1945 với Thủ tướng Chánh phủ là ông Trần Trọng Kim
và vua của Đế Quốc Việt Nam là Bảo Đại.
Tuy nhiên sau 5 tháng tồn tại thì Nhựt Bổn bị Đồng
Minh đánh bại. Lợi dụng tình hình rối ren, Hồ Chí Minh đã cầm đầu Việt Minh
cướp lấy chánh quyền của Thủ tướng Trần Trọng Kim và ép vua Bảo Đại thoái vị. Một
cuộc phân qua, ly loạn mới tiếp diễn. Dân tộc Việt Nam bị xô đẩy vào cảnh huynh
đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, chất ngất hận thù cho đến tận hôm nay mà lý do
chính đó là tính không chánh danh - chánh nghĩa của Việt cộng.
Phần II:
Chiều ngày 10/3/1945, quân Pháp ở Đông Dương đã đầu
hàng Nhựt Bổn, quân Nhựt Bổn làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ khác. Toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc quyền kiểm
soát của Nhựt Bổn. Kết quả ở Bán đảo Đông Dương lúc bấy giờ là:
- Sự cai trị của chánh phủ Vichy tại Đông Dương bị xóa bỏ;
- Sáng ngày 11/3/1945, Hoàng đế Bảo Đại đã ra Tuyên
cáo Độc lập, tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre nhằm xóa bỏ triệt để thế lực
của Pháp ở Đông Dương và sau đó, vào ngày 07/4/1945 đã thành lập nhà nước có
quốc hiệu Đế Quốc Việt Nam với Vua là Bảo Đại và Thủ tướng Chánh phủ là ông
Trần Trọng Kim;
- Tái lập Vương quốc Cambodia và tái lập Vương quốc Lào.
Ngay chỗ này cho thấy Đế Quốc Việt Nam là một nhà
nước chánh danh, chánh nghĩa, chánh chủ, hay nói cách khác Đế Quốc Việt Nam là
nhà nước «kế thừa hợp pháp» từ nhà
nước Đại Nam của Hoàng triều nhà Nguyễn, được Nhựt Bổn lấy lại từ tay Pháp quốc
rồi trao trả lại cho Vua Bảo Đại và thủ tướng Trần Trọng Kim. Vương quốc Cambodia
và Vương quốc Lào cũng tương tự.
Tháng 6/1945, chánh phủ Đế Quốc Việt Nam đặt quốc
thiều là bài Đăng Đàn Cung, quốc ca là bài hát Việt Nam Minh Châu Trời Đông của
nhạc sĩ Hùng Lân, quốc kỳ có nền vàng hình chữ nhựt, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ
thẫm. Trong thời gian ngắn ngủi chấp chánh, chánh phủ của Đế Quốc Việt Nam đã
làm được một việc quan trọng nhứt là vào ngày 20/7/1945 đã thu hồi ba nhượng
địa cũ là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng vốn bị người Pháp chia cắt và áp dụng
quy chế trực trị và ngày 08/8/1945 đã thống nhứt xứ Nam Kỳ vốn trước đây đã bị
Pháp ép nhà Nguyễn tại Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ký ngày 15/3/1874 giao toàn bộ
Nam Kỳ Lục tỉnh cho Pháp quốc.
Tuy nhiên, sai lầm của Đế Quốc Việt Nam là thành viên
trong nội các Trần Trọng Kim đều là trí thức và thanh liêm, chỉ tập trung vào
việc cải cách hành chánh, cải tổ và thống nhứt Luật pháp, soạn thảo Hiến pháp,
bãi bỏ thuế thân cho những ai không có tài sản và những người có tiền lương
dưới 100 đồng/tháng... nên chểnh mảng việc thành lập quân đội và lực lượng bảo
vệ chánh quyền. Thêm nữa, việc vua Bảo Đại vào ngày 03/6/1945 đã ra dụ số 67
chánh thức bỏ tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính và cho áp dụng chương trình giáo
dục của giáo sư Hoàng Xuân Hãn với kết quả là đợt thi Tú Tài đầu tiên bằng
tiếng Việt là vào niên học 1944 - 1945 đã làm cho giới quan lại, học sỹ thời
Pháp thuộc bất mãn vì họ cảm giác bị cho ra rìa.
Bởi vì với tổng số trường học trên toàn quốc thời đó
gồm có 4.952 trường tiểu học với khoảng 284.341 học sinh, thi bằng tiểu học; 25
trường cao đẳng tiểu học với khoảng 2.000 học sính, thi bằng cao đẳng và 4
trường trung học với khoảng 500 học sinh, thi bằng tú tài bấy lâu nay dùng
tiếng Pháp để giảng dạy nay đổi qua dùng tiếng Việt là một cú sốc lớn đối với
trí thức, quan lại thân Pháp. Tiếng Việt cũng được dùng làm ngôn ngữ hành
chính, dùng ghi chép các giấy tờ, sổ sách.
Sự sai lầm rất đáng trân trọng của Đế Quốc Việt Nam
đó là «văn minh, nhơn đạo» không hợp
thời bởi trước thực trạng dân trí Việt Nam lúc bấy giờ rất thấp, tầng lớp trí
thức, tinh hoa đa phần đều «hoài Pháp,
cảm Pháp, nhiễm Pháp» mà đùng một cái thủ tướng Trần Trọng Kim lại chuyển
tông sang Việt hóa toàn bộ nên không ít văn thân, chí sỹ «hoài Pháp, cảm Pháp, nhiễm Pháp» đã quay lưng vì «nước sông không pha lẫn nước giếng»
đặng.
Trong lúc này, Việt Minh với nghệ thuật tuyên truyền
bịp bợm, dẻo miệng, biết kích vào những chỗ mà dân Việt Nam thích như kiểu mang
mắm tôm ra hong ở đầu gió nên khối người tin và theo. Chúng tuyên truyền bịp
bợm với vu cáo chánh phủ của thủ tướng Trần Trọng Kim là chánh phủ bù nhìn do
Nhựt Bổn dựng lên. Thâm độc hơn là lợi dụng lúc binh biến của Đệ nhị thế chiến
và mất mùa ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Minh đã chận đánh và cướp bóc số gạo do
chánh phủ Trần Trọng Kim chuyển từ Nam ra Bắc cứu đói đem đi cất giấu, Việt
minh tập kích, đốt kho lương của quân Nhựt và của Đế Quốc Việt Nam rồi tri hô
Nhựt Bổn đốt kho lương, Nhựt Bổn dùng lúa để đốt vận hành các đầu máy hơi
nước,... Kết cục là gây ra nạn đói kinh hoàng ở miền Bắc gọi là nạn đói năm Ất
Dậu 1945 làm cho gần 2 triệu người chết đói, hàng triệu người phải tình nguyện
theo Việt minh, hàng triệu người phải bỏ nhà cửa đi lang bạt kiếm ăn, nhiều
vùng nông thôn tại miền Bắc Việt Nam trở nên xơ xác, tiêu điều.
Để rồi khi Đồng minh phản công Nhựt Bổn theo Tuyên bố
Cairo là kết quả của Hội nghị Cairo diễn ra tại Cairo, Ai Cập vào ngày
27/11/1943 với sự hiện diện của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng
Anh Winston Churchill và tổng tư lệnh Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch với
nội dung chính được trích dẫn ở Khoản 8 của Tuyên bố Postdam ngày 26/7/1945,
đơn cử :
- Nếu Nhựt Bổn không chịu đầu hàng thì «họ có thể phải đối mặt với sự hủy diệt ngay
lập tức và toàn bộ». Bản tuyên bố này cũng đã hàm ý nhắm tới việc sử dụng
bom nguyên tử để chống lại Nhựt Bổn.
- Tuyên bố thông báo rằng toàn bộ lực lượng quân sự
của Mỹ, Anh quốc, Liên Sô và Trung Hoa Dân quốc có thể đánh đòn cuối cùng đối
với Nhựt Bổn. Tương tự như đối với Đức, lực lượng Đồng minh có thể dẫn tới «sự hủy diệt hoàn toàn và chắc chắn các lực
lượng quân sự Nhựt Bổn và sự tàn phá toàn bộ một cách chắc chắn đất nước Nhựt»
nếu như Nhựt Bổn không kết thúc chiến tranh.
Sau khi tuyên bố Postdam được phát đi, ngày 06/8/1945
quả bom nguyên tử mang tên «Little Boy -
Thằng Nhỏ» đã được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima . Ba ngày sau, vào ngày 09/8/1945
quả bom nguyên tử thứ hai có tên «Fat Man
- Thằng Ú» đã được Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki . Kết cuộc, ngày 16/8/1945 Nhựt Bổn
ra tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Thế giới biết đến ngày trọng đại mồng Hai Tháng
Chín Năm Một Ngàn Chín Trăm Bốn Mươi Lăm - 02/9/1945 là ngày quân đội Nhựt Bổn
ký VĂN KIỆN ĐẦU HÀNG ĐỒNG MINH trên chiến hạm Missouri của Hải quân Mỹ đang thả
neo ở Vịnh Tokyo. Đệ nhị Thế chiến chánh thức chấm dứt, trên danh nghĩa cũng
như trên trận địa.
Tuy nhiên, thế giới không chú tâm tới dải đất hình
chữ S, nơi sắp diễn ra những ngày tháng đau thương triền miên khói lửa, chất
ngất hận thù mà như ông Nguyễn Trãi đã từng nói trong Bình Ngô Đại Cáo cách đó
hàng trăm năm đó là «Nhân họ Hồ chánh sự
phiền hà. Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa. Bọn
gian tà bán nước cầu vinh» - cũng tại «dối
trời lừa dân đủ muôn ngàn kế» - để rồi «gây
binh chuốc oán trải hai mươi năm».
Sự thể đau lòng đó là Hồ Chí Minh đã cầm đầu đám du
thủ du thực Việt minh tràn về cướp chánh quyền của Vua Bảo Đại và chánh phủ của
Thủ tướng Trần Trọng Kim nhưng chúng lại ngoa ngôn rằng: Chỉ thị «Nhựt - Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta» là văn kiện quan trọng của đảng thể hiện tầm nhìn chiến lược, xuyên
suốt giai đoạn tiền khởi nghĩa nên có giá trị lịch sử đặc biệt... Đúng là Việt
cộng nói láo ngay từ lúc phôi thai, nói xạo ngay từ lúc ra đời mà nói láo đến
ngàn đời.
Như đã nói ở trên, vào 4 giờ chiều ngày 09/3/1945,
đại diện của Nhựt Bổn tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn
bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 6 giờ tối
cùng ngày, đại diện Nhựt Bổn trao tối hậu thư đòi chánh quyền Pháp phải trao
toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhựt và Pháp phải trả lời trước 09 giờ
cùng ngày. Nhưng tới 9 giờ 20 phút ngày hôm đó là ngày 09/3/1945, Pháp chưa
chịu trả lời thì Nhựt nổ súng tấn công
Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhựt nhanh chóng chiếm
được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức
cao cấp của Pháp. Đến chiều ngày 10/3, quân Pháp đầu hàng, Nhựt Bổn làm chủ các
vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ,…
Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ
bên Cambodia ,
một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân
chạy qua biên giới Việt - Trung. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn
toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc được
Nhựt Bổn lưu dụng. Trên thực tế, toàn bộ Đông Dương đã không còn quân Pháp hiện
diện.
Vậy thì lấy đâu ra việc gọi là «Nhựt - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta»? Tiếp đến, Việt
cộng còn nổ vang trời rằng «Nắm thời cơ
cách mạng», Hội nghị toàn quốc của đảng họp ở Tân Trào (13 đến 15/8/1945)
đã kêu gọi toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chánh quyền trong cả nước.
Ngày 16/8/1945, cũng tại Tân Trào, Đại hội quốc dân được triệu tập, tán thành
chủ trương Tổng khởi nghĩa của đảng, bầu ủy ban dân tộc giải phóng, do đồng chí
Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Ngay sau đó, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi
Tổng khởi nghĩa đến đồng bào cả nước: «Giờ
quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến
lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm. Tiến lên!».
Rồi Việt cộng lại điếm miệng «Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh, 25
triệu đồng bào cả nước, với tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, đã
nhất tề vùng lên cướp chánh quyền trong 15 ngày (từ 13 đến 28/8/1945), chấm dứt
sự thống trị gần trăm năm của Thực dân và ngàn năm của Phong kiến, thiết lập
nền Dân chủ Cộng hoà. Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc
lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi này còn góp phần cùng nhân dân thế
giới trong cuộc đấu tranh chống phátxít vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội».
Việt cộng nói láo không chớp mắt, ngày 16/8/1945,
Nhựt Bổn đã đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Phía Đồng minh đang tiến hành giải
giới cho quân Nhựt ở Đông Dương theo sự phân công từ vỹ tuyến 16 trở vào do
quân đội Anh quốc thực thi, từ vỹ tuyến 16 trở ra do quân cờ Trung Hoa Dân quốc
của Tưởng Giới Thạch thực thi. Như vậy thì việc gì Việt Minh phải vùng lên cướp
chánh quyền trong 15 ngày (từ 13 đến 28/8/1945) ?
Nói láo nó có tác dụng giống như thuốc Ampicillin với
vết thương vậy, nếu chỉ muốn vết thương mau kéo da non thì cứ rắc thuốc bột
Ampicillin 5000 mg lên vết thương, bảo đảm vết thương sẽ héo miệng, kéo da non
ngay nhưng đừng tưởng bở nó đã lành hẳn bởi sau đó nó sẽ lình xình ương mủ ở
bên trong lúc đó khổ to. Việt cộng nói láo cũng vậy. Dám hô hào cướp chánh
quyền gọi là cách mạng tháng 8, dám tự sướng lấy ngày Nhựt Bổn ký văn kiện đầu
hàng Đồng minh để khai sanh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Dám hênh
hoang «chấm dứt sự thống trị gần trăm năm
của thực dân và ngàn năm của phong kiến, thiết lập nền dân chủ cộng hoà»,...
Chết là ở chỗ này, cứ thoa thuốc Ampicillin 500 mg
lên vết thương giờ tới thời kỳ nó mưng mủ rồi đó. Rõ ràng Việt cộng không có «chánh danh - chánh nghĩa - chánh chủ» gì
hết. Bởi Việt cộng đâu có được kế thừa hợp pháp theo luật thừa kế quốc gia. Rõ
ràng Việt cộng cướp chánh quyền của Đế Quốc Việt Nam nhơn lúc thế giới đang tập
trung vào việc Nhựt Bổn đầu hàng và quân Đồng minh chưa kịp giải giới cho quân
Nhựt ở Đông Dương.
Việt cộng không có quyền kế thừa hợp pháp thì dĩ
nhiên nó đâu có quyền bảo vệ đất nước Việt Nam ,
giữ vững chủ quyền ở Biển Đông và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam . Vì vậy dẫu cho Tàu cộng có
nuốt trọn Biển Đông phần thuộc chủ quyền của Việt Nam và nuốt luôn Việt Nam thì
Việt cộng cũng sẽ không kêu gọi ai ra tay giúp được cả bởi vì Việt cộng là một
tổ chức ăn cướp, một nhà nước phi pháp chỉ được quốc tế thừa nhận trên phương
diện ngoại giao chớ không phải công nhận trên phương diện quốc gia kế thừa hợp
pháp.
Phần III:
Lợi dụng quân Nhựt đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh
lãnh đạo Việt minh cướp chánh quyền của Đế Quốc Việt Nam do Bảo Đại làm vua và Lệ Thần
Trần Trọng Kim làm thủ tướng.
Cụ thể, ngày 16/8/1945, Nhựt Bổn đã đầu hàng Đồng
minh vô điều kiện thì hôm sau, ngày 17/8, Việt minh đã kích động, xúi giục dân
Hà Nội hạ cờ quẻ Ly xuống và treo cờ Phúc Kiến lên, đồng thời đã cướp luôn cuộc
mít tinh của Tổng hội Công chức Đông Dương ủng hộ vua Bảo Đại thành cuộc tuần
hành ủng hộ Việt Minh. Hai ngày sau, Việt minh giả dạng thường dân chiếm dinh
Khâm sai Bắc bộ, thành lập chánh quyền cách mạng. Sau đó Việt minh kích động,
xúi giục dân chúng khắp nước nổi loạn.
Để hợp pháp hóa việc cướp chánh quyền của Đế Quốc
Việt Nam được trọn vẹn và giảm thiểu sự phản công từ các hoàng thân của triều
Nguyễn cũng như các chí sỹ trong chánh phủ Đế Quốc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
lịnh cho một đám du thủ, du thực do tay phịa chuyện Lê Văn Tám đốt kho xăng Thị
Nghè năm 1946 là Trần Huy Liệu cùng với tay nhà thơ cha của tay luật sư Cù Huy
Hà Vũ đang nằm vùng ở Mỹ là Cù Huy Cận truy tìm và cưỡng ép vua Bảo Đại thoái
vị.
Đứng trước một đám «thằng nách thước, đứa tay đao. Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi», để
bảo toàn tánh mạng của mình cũng như Hoàng tộc và con dân Đế Quốc Việt Nam,
buộc vua Bảo Đại phải nén lòng ký và đọc bản Chiếu thoái vị vào ngày 25/8/1945,
chính thức chấm dứt nhà Nguyễn và chế độ Quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Dĩ nhiên
câu chữ trong bản chiếu thoái vị do Việt minh viết ra, tuy nhiên vua Bảo Đại
cũng đã sửa lại nhiều điểm mà Ông cho sự nó bất hợp lý nhưng cũng chỉ được
chỉnh được trong giới hạn cho phép của Việt minh.
Vì vậy, chúng tôi mới có hai bản chiếu thoái vị, một
bản do Việt minh công bố, lưu hành và một bản được Nguyễn Phước Tộc lưu giữ và
sau này có xuất bản trong sách «Bảo Đại -
Con Rồng Việt Nam». Cũng từ cái chiếu thoái vị của vua Bảo Đại mà Việt minh
đã tự nhận mình là «kế thừa hợp pháp»
nhưng sự thừa nhận này là hoàn toàn phi pháp vì:
1. Căn cứ để Việt minh thừa nhận Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa là kế thừa hợp pháp:
Xin trích dẫn toàn bộ đoạn đầu của bản chiếu thoái
vị:
«Vì hạnh phúc
của dân tộc Việt Nam ,
Vì nền độc
lập của Việt Nam,
Để đạt hai
mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh
của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.
Nhận định
rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần
thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân
dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà
chia rẽ là chết.
Chiếu đà
tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh
chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu
dân ý, để quyết định thoái vị, Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa
cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.
Trẫm không
thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các Tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để
mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai
mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.
Mặc dù
vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và
Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa».
Đó, Việt minh căn cứ vào đoạn chiếu «Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền
Bắc nước ta» và đoạn chiếu «Trẫm trao
quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa» rồi thừa nhận rằng Việt Nam dân chủ
cộng hòa là «kế thừa hợp pháp». Tuy
nhiên có hợp pháp hay không thì ta tiếp tục đọc đoạn chiếu sau cùng với việc
đối chiếu những việc làm sau này của Việt minh.
2. Đoạn chiếu thoái vị sau của Vua Bảo Đại đã phủ
nhận quyền kế thừa hợp pháp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:
«Trước khi từ
giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:
- Thứ
nhứt: Trẫm yêu cầu Tân chánh phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của Hoàng
gia.
- Thứ hai:
Trẫm yêu cầu Tân chánh phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe
nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo
cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia
vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng Tân chế độ đã được xây dựng trên
tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.
- Thứ ba:
Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội
cũng như toàn thể Hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho
chánh phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia. Riêng về phần
Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn
được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.
Từ nay
Trẫm lấy làm sung sướng được là Dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không
để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để
gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.
Việt Nam
độc lập muôn năm,
Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa muôn năm,
Khâm thử.
Bảo Đại. Huế, điện Kiến Trung, ngày 25 tháng 8 năm 1945.»
Đến ngày 02/9/1945, lợi dụng lúc quân đội Nhựt Bổn ký
VĂN KIỆN ĐẦU HÀNG ĐỒNG MINH trên chiến hạm Missouri của Hải quân Mỹ đang thả
neo ở Vịnh Tokyo, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập được sao chép, cắt ghép
từ tuyên ngôn của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Trở lại chuyện vua Bảo Đại, sau khi tuyên chiếu thoái
vị, Bảo Đại được Việt minh «lưu dụng»,
tháng 9/1945, ông được Hồ Chí Minh triệu ra Hà Nội nhận chức «Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam»
và là một trong bảy thành viên của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm
chủ tịch Ủy ban này. Ngày 01/6/1946 ông được bầu làm Đại biểu Quốc Hội khóa đầu
tiên của Việt Nam
dân chủ cộng hòa.
Ngày 28/02/1946 tại Trùng Khánh, Pháp ký với Trung
Hoa Dân Quốc hiệp ước Pháp - Hoa. Những điều khoản chính: Trung Hoa đồng ý để
quân Pháp vào Bắc vĩ tuyến 16 trở lên thay Trung Hoa giải giáp quân Nhựt, đổi
lấy việc Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa;
Pháp bán lại đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều và miễn thuế quá cảnh ở Hải Phòng cho
Trung Hoa.
Ngày 06/3/1946 tại Hà Nội, Hiệp định sơ bộ Pháp -
Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ
Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh đại diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong đó có các
điều khoản quan trọng:
- Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc
Việt Nam thay quân Tưởng Giới Thạch và sẽ rút hết sau 5 năm, mỗi năm rút 3000
quân.
- Hai bên đình chỉ ngay xung đột để mở rộng đàm phán
chánh thức.
Ngày 16/3/1946, Bảo Đại được cử tham gia phái đoàn
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa. Mục đích của
chuyến đi này của phái bộ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là để «phân bua» với Tưởng Giới Thạch về cái tội đã ký Hiệp định sơ bộ
Pháp - Việt vào ngày 06/3/1946 với ý đồ «mượn
tay Pháp hất cẳng Tưởng», đồng thời «vu
cáo» rằng các đảng phái thân với Tưởng Giới Thạch trong chánh phủ Liên hiệp
kháng chiến như Việt Cách của Nguyễn Hải Thần, Việt Quốc của Nguyễn Tường Tam,
lực lượng thân với Tưởng Giới Thạch của Vũ Hồng Khanh,... đã ép Hồ Chí Minh
phải ký Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt nhằm nhờ Pháp trục xuất Hoa Quân khỏi Việt.
Qua những diễn tiến trên cho thấy bản chất BÁN NƯỚC -
TRÁO TRỞ - HAI MẶT của Hồ Chí Minh. Sau khi Hồ Chí Minh «đu dây» thành công giữa Pháp với Tưởng Giới Thạch thì một cuộc
thanh trừng, trả thù tàn khốc được Việt minh do đồ tể Võ Nguyên Giáp cầm đầu
được thực tế rộng khắp. Việt minh dựng lên những màn vu cáo đê hèn để triệt hạ
đối thủ, giết chết những chí sỹ bất hợp tác với Hồ Chí Minh như vụ xử tử ông Phạm
Quỳnh và Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi là anh ruột ông Ngô Đình Diệm và Ngô
Đình Huân con trai của Ngô Đình Khôi vào sáng ngày 06/9/1945 cũng như vụ án phố
Ôn Như Hầu vào tháng 7/1946 là những minh chứng tội ác của Hồ Chí Minh và Võ
Nguyên Giáp.
Với trò «gắp
lửa bỏ tay người», gian manh, quỷ quyệt, Việt minh do Hồ Chí Minh cầm đầu
đã thủ tiêu, triệt thoái tất cả các đảng phái đối lập và các chí sỹ không thần
phục Việt minh. Tới tháng 8/1946, tất các đảng phái đối lập, ngoại trừ Giáo hội
Công giáo, đều bị tiêu diệt, vô hiệu hóa, hoặc buộc phải lưu vong. Toàn cõi
Việt Nam lúc bấy giờ nhuốm màu tang tóc, chết chóc bởi bàn tay khát máu của
tiền thân «chủ nghĩa khủng bố» là đội
«Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân»
do đồ tể Võ Nguyên Giáp cầm đầu mà theo sử gia David G. Marr, đó là một thời kỳ
đầy hận thù, phản bội và giết chóc.
Bản chất «bán
nước» của Hồ Chí Minh thể hiện rõ tại Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt với mục
đích buộc Việt Nam
quay lại gia nhập vào Liên bang Đông Dương do Pháp bảo hộ. Bản chất «đu dây» đã được Hồ Chí Minh thể hiện qua
việc giả đò «giải tán» Đảng Cộng sản
Việt Nam vào ngày 11/11/1945 để mong nhận được sự công nhận của các cường quốc
đứng đầu là Mỹ rằng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là nhà nước «thụ đắc - kế thừa hợp pháp» tại quốc gia Việt Nam.
Bản chất «đu
dây, hai mặt» của Hồ Chí Minh càng được minh chứng thêm đó là cử phái bộ có
sự tham gia của Bảo Đại sang Trùng Khánh để phân bua, vu cáo với Tưởng Giới
Thạch vào ngày 16/3/1946. Nhơn chuyến đi này, Cựu hoàng Bảo Đại đã tách khỏi
đoàn để tới Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Hong Kong, Bảo Đại đã tiếp xúc với
nhiều giới chánh trị, trong đó có người Mỹ và đã trao cho Thống tướng lục quân
George Marshall đại diện Mỹ bản giao ước, để ông này đem về trình Tổng thống
Harry S. Truman.
Lý do Cựu hoàng Bảo Đại ly khai khỏi Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa là vì Hồ Chí Minh là kẻ tráo trở, bội ước, đã không làm đúng chiếu
thoái vị mà Việt minh cam kết với vua Bảo Đại. Bằng chứng là sau khi vua Bảo
Đại tuyên chiếu thoái vị thì Việt minh bắt đầu tiến trình đàn áp, trả thù một
cách tàn bạo, dã man, bừa bãi, vô tội vạ. Đặc biệt là Hồ Chí Minh đã công khai
bán nước cho thực dân Pháp tại Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt được ký ngày
06/3/1946.
Trước việc Cựu hoàng Bảo Đại ly khai, Hồ Chí Minh đã
dựng lên những kịch bản nói xấu vua Bảo Đại để lừa bịp thần dân của ngài như
chuyện bịa đặt rằng trong thời gian lưu trú tại Hong Kong, Bảo Đại thường lui
tới các sòng bạc và sàn nhảy tại với cái tên «Wang Kunney tiên sinh», nhiều lần khiến các sòng bạc phải kinh ngạc
vì những khoản tiền cược rất lớn trong các ván bạc. Rồi Hồ Chí Minh bịp bợm
rằng tháng 12/1946, Hồ Chí Minh cử bác sỹ Phạm Ngọc Thạch đem tiền và vàng qua
Hong Kong cho Cố vấn Vĩnh Thụy chi tiêu. Đến trước tháng 8/1947, trả lời phỏng
vấn của báo chí, Hồ Chí Minh không ngần ngại đáp rằng: «Chúng tôi xa mặt chứ không cách lòng. Chánh phủ và Nhân dân Việt Nam
hoàn toàn tin tưởng vào sự trung thành của Cố vấn Vĩnh Thụy hiện đang ở nước
ngoài nhưng vẫn tiếp tục làm việc cho Chánh phủ Quốc gia mà Cố vấn vẫn là thành
viên».
Vậy bác sỹ Phạm Ngọc Thạch có mang tiền và vàng qua Hong Kong vào cuối tháng 12/1946 không ? Câu trả lời là
có nhưng không có để chuyển cho Bảo Đại ăn chơi nhảy múa, bài bạc như tuyên
truyền của Hồ Chí Minh. Thực chất thì trước khi cử bác sỹ Phạm Ngọc Thạch mang
tiền và vàng sang Hong Kong, ngày 04/9/1945 Hồ Chí Minh đã «cướp khéo» của dân qua việc ký sắc lệnh
thực hiện «Qũy độc lập» và «Tuần lễ vàng» với kết quả là đã gom được
tổng cộng 20 triệu đồng Đông Dương và 370 ký vàng. Để tiêu thụ số vàng này đồng
thời để mua sắm hàng hóa, thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho Hồ Chí Minh nói
riêng và chóp bu Việt minh nói chung cũng như quà cáp cho các lãnh đạo của các
chánh khách của các cường quốc, lân bang và mua chuộc các sỹ phu yêu nước, Hồ
Chí Minh đã cắt cử bác sỹ Phạm Ngọc Thạch ôm tiền và vàng sang Hương Cảng mua
sắm rồi đổ vấy rằng đưa cho Bảo Đại tiêu xài.
Phải công nhận Hồ Chí Minh cực kỳ xảo trá, bởi trước
khi hắn sai bác sỹ Phạm Ngọc Thạch ôm tiền và vàng đi Hong Kong, ngày
27/11/1946 hắn đã có bài viết đăng trên báo Cứu quốc với tiêu đề «Nghĩa thương» với lý giải: «Nghĩa thương» là phương pháp để dành «để dành để khỏi lo cả đời, không mất đi đâu
cả, kẻ giàu để dành nhiều, kẻ nghèo để dành ít. Giao cho Bộ Canh nông lo».
Cũng trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã gởi các bức tới Trường Quân y năm 1946
với giọng điệu «nhơn nghĩa giả vờ»
hòng tạo ra những màn khói che phủ cho chuyến «tẩu tán tài sản quốc gia» của bác sỹ Phạm Ngọc Thạch rồi đổ vấy cho
Bảo Đại một cách tinh vi, quỷ quyệt.
Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, Hồ Chí
Minh đã không lường trước được việc Cựu hoàng Bảo Đại đã tranh thủ sự tin tưởng
của hắn để lưu vong ở Hương Cảng, để mưu đại sự phục quốc, «thế thiên hành đạo» mà một trong những
việc làm mang tầm vóc lịch sử của cfff Cựu hoàng Bảo Đại đó là ngài đã tiếp xúc
với Thống tướng lừng danh thế giới là Thống tướng lục quân Mỹ George Marshall
và đã trao cho Thống tướng bản giao ước, để ông này đem về trình Tổng thống
Harry S. Truman.
Cũng vì bản giao ước do Bảo Đại trao cho Thống tướng
lục quân Mỹ George Marshall mà tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Harry S. Truman
đã không thừa nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa là nhà nước kế thừa hợp pháp dù hồ
chí minh đã không dưới 8 lần gởi điện và thỉnh nguyện thơ đề nghị Mỹ thừa nhận
Việt Nam dân chủ cộng hòa trong năm 1946. Bởi vì theo Thống tướng George
Marshall và cả tổng thống Harry S. Truman mà sau này vào năm 1947 được thế giới
biết đến với Kế hoạch Marshall - Marshall Plan và Học thuyết Truman và Học
thuyết Hiệu ứng Domino sau này thì «Mỹ
ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc nhưng với điều kiện người lãnh đạo không
phải là người cộng sản».
Chuyến bay định mịnh của cựu hoàng Bảo Đại đến Hong
Kong ngày 16/31946 được xem là hòn đá tảng cản đường chủ nghĩa cộng sản đang
tràn xuống phương Nam bởi sau chuyến đi đó thì Quốc gia Việt Nam với Hoàng kỳ
Tam Tài ra đời, nền cộng hòa bắt đầu đâm chồi nảy lộc trên đất nước Việt Nam kể
từ đó.
Phần IV
1. Bản chất gian xảo của Hồ Chí Minh:
Năm 1916, sau khi Viên Thế Khải mất, Trung Hoa lục
địa rơi vào cảnh ly loạn bởi các lãnh chúa quân phiệt chia nhau cai trị tại các
khu vực Tứ Xuyên, Sơn Tây, Thanh Hải, Ninh Hạ, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam,
Cam Túc và Tân Cương.
Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn buộc phải bằng mọi
giá đánh bại lực lượng quân phiệt vốn đang nắm quyền kiểm soát phần lớn miền
Hoa Bắc và Hoa Nam .
Vì vậy, một mặt Tôn Trung Sơn kêu gọi sự hợp tác từ các lực lượng phản đế, một
mặt phải tranh thủ sự trợ giúp từ nước ngoài. Tuy nhiên các nỗ lực tìm kiếm ủng
hộ từ các quốc gia dân chủ phương Tây của Tôn Trung Sơn thất bại, và tới năm
1921 ông quay sang Liên Sô. Ngặt một nỗi là Liên Sô cũng đeo đuổi mục đích
chánh trị với chính sách hỗ trợ cả Tôn Trung Sơn lẫn đảng cộng sản mới thành
lập ở Trung Hoa. Vì vậy đã xuất hiện một cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa
Quốc dân đảng và đảng cộng sản Trung Hoa ngay từ lúc này.
Dưới trướng của Tôn Dật Tiên lúc bấy giờ, có một sỹ
quan cao cấp người Việt Nam đó là Hồ Học Lãm, tên khai sanh là Hồ Xuân Lan,
người gốc ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bác ruột của Hồ Học
Lãm là Hồ Bá Ôn, cha của Hồ Tùng Mậu, Hồ Tùng Mậu là ông nội ruột của Hồ Đức
Việt, kẻ định tranh chức tổng bí thơ sau khi Nông Đức Mạnh trả ghế, kẻ đòi khởi
tố sâu chúa Nguyễn Tấn Dũng vụ Vinashin và sau đó đã bị loại biến khỏi Đại hội XI
năm 2011 để Nguyễn Phú Trọng thay Nông Đức Mạnh. Hồ Đức Việt ra rìa nên uất ức
và chết năm 2013.
Mẹ của Hồ Học Lãm là bà Trần Thị Trâm, tên tục là Bà
Lụa, con gái của tiến sỹ Trần Hữu Dực, chồng của bà là liệt sỹ Hồ Bá Trị, ông
này bị Pháp giết vào năm 1886 để lại 2 người con nhỏ là Hồ Xuân Kiêm và Hồ Học
Lãm mới 2 tuổi đầu. Sanh thời, Bà Lụa tích cực tham gia phong trào Cần Vương và
Đông Du của Phan Đình Phùng - Phan Bội Châu nên Bà được đặt tên là «Tiểu Trưng». Sổ dĩ mẹ của Hồ Học Lãm có
tên tục là Bà Lụa vì bà sắm vai buôn lụa để hoạt động chống Pháp.
Tại sao tui lại nhắc tới ông Hồ Học Lãm khi đang nói
về Hồ Chí Minh? Tại vì có một tình tiết rất quan trọng, đó là chị đầu của
Nguyễn Sinh Cung là cô Chiêu Thanh, tức bà Nguyễn Thị Thanh là con nuôi của Bà
Lụa, mẹ của ông Hồ Học Lãm. Tui đưa tình tiết này vô để từ đó xâu chuỗi, liên
kết lại những tình tiết tiếp diễn để đi đến khẳng định Nguyễn Sinh Cung -
Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc, người được sanh ra ở Nghệ An và theo tàu
buôn của Pháp để gọi là «tìm đường cứu
nước» đã chết vì bịnh ho lao trong trạm xá nhà lao ở Hong Kong như nguồn
tin của tờ báo Nhơn Đạo - L'Humanité đăng tại số báo ngày 09/8/1932 đưa tin
Tống Văn Sơ - Nguyễn Ái Quốc đã chết do bịnh ho lao.
Sau khi Tôn Dật Tiên mất năm 1925 thì năm 1927, Tưởng
Giới Thạch làm binh biến để thay đổi đường lối chánh trị. Lúc này Hồ Học Lãm
vẫn được Tưởng Giới Thạch lưu dụng, trở thành một sỹ quan cao cấp trong quân
đội Tưởng Giới Thạch và Hồ Học Lãm được điều công tác về Bộ Tổng Tham mưu tại
Nam Kinh - Giang Tô.
Chỉ vài tháng sau khi Tôn Dật Tiên mất, Tưởng Giới
Thạch, với vai trò tổng chỉ huy Quân đội cách mạng quốc gia, tiến hành cuộc Bắc
phạt. Tuy nhiên, tới năm 1926, Quốc dân đảng đã phân hóa thành PHÁI TẢ và PHÁI
HỮU, những người cộng sản trong hàng ngũ Quốc dân đảng cũng phát triển mạnh.
Tháng 3/1926, biến cố tàu Trung Sơn xảy ra, Tưởng Giới Thạch đã kịp thời phá vỡ
âm mưu bắt cóc mình, và áp đặt lịnh cấm thành viên đảng cộng sản giữ các vị trí
lãnh đạo trong Quốc dân đảng.
Ngày 07/4/1927, Tưởng Giới Thạch và một số lãnh đạo
Quốc dân Đảng họp, và đưa ra quan điểm các hoạt động của đảng cộng sản làm rối
loạn xã hội và kinh tế, và cần phải ngưng lại để cuộc cách mạng quốc gia có thể
tiếp tục tiến triển. Kết quả của cuộc họp này là ngày 12/4/1927, Tưởng Giới
Thạch quay ra xử lý những người cộng sản tại Thượng Hải. Quốc dân Đảng tiến
hành thanh trừng khỏi hàng ngũ của mình các thành viên cánh tả, và hàng trăm
đảng viên cộng sản bị bắt giữ hay bị hành quyết. Sự kiện này được gọi tên là «chính biến Thượng Hải», «biến cố ngày 12 tháng 4», hay là «cuộc thảm sát Thượng Hải».
Trước cuộc thanh trừng của Tưởng Giới Thạch, đảng
cộng sản định tổ chức giành chánh quyền tại một số thành phố lớn như Nam Dương,
Trường Sa, Sán Đầu, và Quảng Châu. Đảng viên Cộng sản, cùng với nông dân và thợ
mỏ tại Hồ Nam
dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã tiến hành một cuộc nổi dậy, nhưng thất
bại. Tại Trung Hoa lúc đó tồn tại ba thủ đô, thủ đô được quốc tế công nhận tại
Bắc Kinh, Phe cộng sản và phe cánh tả thuộc Quốc dân đảng đóng thủ đô tại Vũ
Hán và phe cánh hữu Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đóng đô tại Nam
Kinh, thành phố này sẽ tiếp tục đóng vai trò thủ đô của Quốc dân đảng trong
suốt một thập kỷ kế tiếp.
Tuy ở dưới trướng của Tưởng Giới Thạch nhưng Hồ Học
Lãm lại có tư tưởng theo chủ nghĩa cộng sản. Trong cương vị là một sỹ quan cao
cấp trong đội Tưởng Giới Thạch, được điều công tác về Bộ Tổng Tham mưu tại Nam
Kinh - Giang Tô, Hồ Học Lãm đã liên lạc với Mao Trạch Đông. Sở dĩ Hồ Học Lãm
liên lạc với Mao Trạch Đông vì sau khi Tưởng Giới Thạch tiến hành thanh trừng
cộng sản, Mao Trạch Đông đã lãnh đạo những người cộng sản rút lui về vùng nông
thôn hoạt động bí mật, chuẩn bị cho nổi loạn. Bắt đầu bằng cuộc nổi loạn Nam
Xương ngày 01/8/1927 và một số thành phố khác tại Hoa nam. Mao Trạch Đông hợp
sức với dư đảng của các lực lượng nổi loạn nông dân, các băng cướp thiết lập
quyền kiểm soát tại nhiều nơi ở miền nam Trung Hoa. Tại Quảng Châu, cộng sản đã
cướp được chánh quyền trong vòng 3 ngày, và thiết lập Sô - viết Quảng Châu.
Trước sự nổi loạn của cộng sản ở Trung Hoa, Hồ Học
Lãm đã liên lạc với cháu ruột của mình là Hồ Tùng Mậu khẩn trương thành lập An
Nam cộng sản ở Hong Kong vào năm 1929 để chuẩn bị làm cuộc nổi loạn Sô Viết
Nghệ Tĩnh sau này vào năm 1930 ở quê nhà, sẽ nói về vụ này sau.
Quay lại mối quan hệ giữa Hồ Học Lãm với Nguyễn Ái
Quốc, cha của Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Sinh Sắc là con rơi của Hồ Sỹ Tạo với bà
Hà Thị Hy. Hồ Sĩ Tạo quê làng Lai Nhã, xã Thái Nhã, tổng Võ Liệt, huyện Thanh
Chương, nay là xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Theo gia phả Hồ
tộc làng Song Nhã nơi Hồ Sỹ Tạo được sanh ra thì họ Hồ ở thôn Lai Nhã - xã Thái
Nhã là một nhánh của họ Hồ ở Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh và cũng từ ông tổ
họ Hồ làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu Nghệ An mà ra. Tức Hồ Học Lãm và ông nội của
Nguyễn Ái Quốc cùng gia phả.
Như vậy, xét về quan hệ huyết thống thì Hồ Học Lãm và
Nguyễn Ái Quốc có quan hệ thân tộc bởi ông nội của Nguyễn Ái Quốc là Hồ Sỹ Tạo
với Hồ Học Lãm có cùng ông tổ họ Hồ làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu Nghệ An mà ra. Vì
vậy sẽ không có gì phải ngạc nhiên khi Nguyễn Ái Quốc lang bạt kỳ hồ ở trời
Tây, rồi cuối năm 1924, từ Liên Sô Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu theo phái đoàn
cố vấn của chánh phủ Liên Sô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến
giúp chánh phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, làm phiên dịch lấy tên
là Lý Thụy.
Sau đó, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tập hợp Việt kiều và
thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu để
truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam. Cùng năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham
gia thành lập Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Bị Áp Bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải,
một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm Hội trưởng và ông làm Bí thơ. Tổ
chức này sau đó trở thành đảng Cộng sản Nam Hải (the South Seas Communist
party), tiền thân của một loạt các tổ chức cộng sản sau này, bao gồm có cả đảng
cộng sản Đông Dương.
Trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc cũng gửi một loạt
người Việt đi học trường quân sự của Tưởng Giới Thạch tại Quảng Châu, đồng thời
tiến hành một khóa đào tạo về khởi nghĩa võ trang. Do Tưởng Giới Thạch thanh
trừng cộng sản Trung Hoa và Việt Nam ,
Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Hong Kong, rồi thoát sang Liên Sô theo đường
sa mạc Gobi .
Tháng 11/1927, Nguyễn Ái Quốc được cử đi Pháp rồi từ
đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn Chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày
12/12/1927 tại Brussel, vương quốc Bỉ. Mùa thu 1928, Nguyễn Ái Quốc từ châu Âu
đến Xiêm La, Thái Lan, cải trang là một nhà sư đầu trọc, với bí danh Thầu Chín
để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng thời xuất bản báo
gửi về nước. Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang
Trung Hoa.
Ngày 03/02/930, tại Cửu Long, thuộc Hương Cảng,
Nguyễn Ái Quốc đã thâu tóm, hợp nhứt ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành
đảng cộng sản Việt Nam, sau đổi tên là đảng Cộng sản Đông Dương, rồi đảng Lao
động Việt Nam và nay là đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng vào năm này, cuộc nổi loạn
Sô Viết Nghệ Tĩnh bùng nổ do đảng cộng sản chỉ đạo nhưng thất bại, đảng Cộng
sản Đông Dương, bị cấm hoạt động, đồng thời Nguyễn Ái Quốc bị xử tử hình vắng
mặt.
Tới đây đã dễ dàng hình dung Nguyễn Ái Quốc ở giai
đoạn này là Nguyễn Sinh Cung, là cháu của Hồ Học Lãm, được Hồ Học Lãm dựng lên
để tính đường «cứu quốc». Bởi vì chỉ
có Hồ Học Lãm với cương vị là một sỹ quan cao cấp dưới trướng của Tưởng Giới
Thạch mới giúp Nguyễn Ái Quốc làm được những việc to tát kia. Thêm một bằng
chứng khẳng định Hồ Học Lãm là «bầu sô»
của Nguyễn Ái Quốc, đó là sau khi cháu ruột của Hồ Học Lãm là Hồ Tùng Mậu thành
lập An Nam cộng sản Đảng vào tháng 8/1929 và đang hoạt động ở Hong Kong, Hồ Học
Lãm được mời tham gia nhưng đã từ chối vì Hồ Học Lãm vẫn muốn giữ bề ngoài là
cán bộ của Quốc dân đảng trong chánh quyền của Tưởng Giới Thạch sẽ tiện cho
việc bí mật giúp đỡ phong trào cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1931, dưới tên giả là «Tống Văn Sơ - Sung Man Ch'o», Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hong
Kong bắt giam với ý định trao cho chánh quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L'Humanité
- Nhân đạo, số ra ngày 09/8/1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bịnh ho lao
trong trạm xá nhà tù tại Hong Kong, đồng thời tố cáo đây là âm mưu của Pháp câu
kết với Anh nhằm ám sát người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương. Sau đó, nhờ sự
biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Sung Man Ch'o được thả
ngày 28/12/1932, Sung Man Ch'o đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Sô.
Đến đây chúng ta có thể hình dung ra được tại sao
sống thì mang họ Nguyễn, chết thì mang họ Hồ, tra trên Google thì ra cái tên BẢ
CHÓ và tại sao hàng loạt «đồng chí» như
Hồ Tùng Mậu, Trịnh Đông Hải, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai,
Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên,... những người thường xuyên tiếp xúc với Nguyễn Ái
Quốc đều bị chết sau khi Bả Chó được luật sư Frank Loseby cứu ra khỏi nhà tù
Hong Kong. Kể cả Hồ Học Lãm cũng bị chết vào ngày 12/4/1943 tại Quế Lâm do bịnh
«suy tim, hen suyễn nặng».
Có một sự trùng hợp lạ lùng đó là năm 1940, Hồ Học
Lãm bị «bịnh nặng», phải nằm nhà
thương tại Quế Lâm thì cuối năm đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Nguyễn Ái
Quốc, Biện sự xứ hải ngoại của Việt Minh được thành lập ở Quế Lâm, Hồ Học Lãm
được mời làm Chủ nhiệm, Phạm Văn Đồng làm Phó chủ nhiệm. Hội Trung-Việt văn hóa
cách mạng đồng chí được thành lập, Hồ Học Lãm và Phạm Văn Đồng đều tham gia Ban
lý sự với tư cách là Chánh, Phó Chủ nhiệm Việt Minh.
Cũng trong giai đoạn này, người ta lại thấy xuất hiện
một thiếu tá trong Bát Lộ Quân của Lâm Bưu ở Quế Lâm có tên là Hồ Quang. Có
điều lạ là Hồ Quang tuy làm việc ở Trung Sơn Bắc, nhưng thiếu tá Hồ Quang lại
ăn nghỉ ở thôn Lộ Mạc ngoại thành Quế Lâm trong khi đó Hồ Học Lãm và những
người cộng sản Việt Nam lại ở trung tâm thủ phủ Quế Lâm. Tiếp đến, ngày
13/8/1942, với tên mới Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh đi Tịnh Tây - Trung Hoa. Đến
27/8/1942, Hồ Chí Minh lên huyện Đức Bảo để liên lạc với lực lượng cách mạng và
đồng minh thì bị Quốc dân đảng bắt giữ, với lý do giấy thông hành của Hồ Chí
Minh đã hết hạn. Sau đó Hồ Chí Minh bị giải qua 13 ngục thất thuộc tỉnh Quảng
Tây, trong đó có nhà lao Quế Lâm... Cũng trong giai đoạn này mới đẻ ra cái vụ
đạo thơ mà tập thơ Ngục trung nhựt ký - Nhựt ký trong tù.
Sau đó Hồ Chí Minh được Chu Ân Lai thương lượng với
Tưởng Giới Thạch cứu ra khỏi tù. Tại sao Hồ Học Lãm với cương vị sỹ quan cao
cấp của Tưởng Giới Thạch không cứu Hồ Chí Minh mà để Chu Ân Lai, kẻ thù không
đội trời chung với Tưởng Giới Thạch cứu Hồ Chí Minh ? Sau khi được Chu Ân Lai
cứu ra, mùa thu năm 1943 ở Liễu Châu, Hồ Chí Minh «tập leo núi», đến tháng 9/1944, Hồ Chí Minh về hang Cốc Pó, Cao
Bằng và dân tộc Việt Nam phải chứng kiến cảnh phân qua, ly loạn, máu chảy đầu
rơi do tổ chức khủng bố Việt minh dưới sự chỉ huy của Hồ Chí Minh và cầm đầu
trực tiếp là đồ tể Võ Nguyên Giáp.
Hồ Học Lãm chết ngày 12/4/1943 do «bịnh nặng» thì Hồ Chí Minh được Chu Ân
Lai cứu ra rồi sau đó mò về hang Cốc Pó, Cao Bằng. Sự trùng hợp này phần nào
nói lên thân phận thực sự của Hán tặc Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh mà Việt cộng tôn
thờ chính là tên Hán tặc Hồ Quang được cải trang thành Tống Văn Sơ - Sung Man
Ch'o khi Ch'o đã bị chết ở nhà lao Hong Kong do bị bịnh ho lao mà người chủ
trương «cải lão hoàn đồng» cho Nguyễn
Ái Quốc chính là Mao Trạch Đông - Chu Ân Lai - Hồ Học Lãm.
Tuy nhiên, do Hồ Học Lãm phát hiện muộn màng rằng Mao
Trạch Đông - Chu Ân Lai thay Nguyễn Ái Quốc bằng Hồ Quang không phải giúp cho Hồ
Học Lãm giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách đô hộ của thực dân, đế quốc mà chỉ
để áp đặt ách nô lệ mới của Tàu cộng lên đất nước Việt Nam nói riêng và bán đảo
Đông Dương cũng như cả vùng Đông Nam Á nói chung. Nhưng hỡi ôi! Hồ Học Lãm chưa
kịp loan tin, tố cáo thì đã bị tiễn vong gặp Mác - Lê do BỊNH NẶNG để rồi sau
này những ai đã từng tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc cũng bị thủ tiêu, trong đó có
cái chết của cụ Phạm Quỳnh, cha ruột của nhạc sỹ Việt cộng hiện nay là Phạm
Tuyên, lý do ông Phạm Quỳnh đã được Nguyễn Ái Quốc diện kiến khi ông ta kinh lý
bên Pháp.
Tran Hung
Tại
sao Việt cộng vừa loan tin sẽ gọi đúng «chính
danh» Việt Nam
Cộng Hòa ?
Mấy ngày nay dân Việt Nam mình đang đón nhận những
thông tin nóng hổi như Tàu cộng đã trình lên Liên Hợp quốc công hàm bán nước
của cộng sản Bắc Việt do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 và dọa sẽ tiếp tục đưa ra
nhiều bằng chứng bán nước khác của Việt cộng.
Song song đó, báo chí của Việt cộng cũng đưa tin sẽ
gọi đúng «chính danh» của Việt Nam
Cộng Hòa thay cho việc trước nay Việt cộng vẫn gọi Việt Nam Cộng Hòa là ngụy
quân, ngụy quyền, tay sai bán nước, xỏ lá ba que, đu càng,...
Tại sao Việt cộng lại bộc lộ bản chất xỏ lá như vậy?
Không có việc làm nào của Việt cộng mà không có chủ đích, mưu ma chước quỷ cả.
Sở dĩ Việt cộng trở cờ bằng lời nói như hiện nay là vì Tàu cộng đang sắp bị Thế
giới hạch tội mà khả năng bị trục xuất khỏi Liên Hợp quốc là rất cao.
Khi Tàu cộng bị trục xuất khỏi Liên Hợp quốc thì Việt
cộng sẽ không còn ai chống lưng ở tổ chức quốc tế này ngoài Nga nhưng Nga bây giờ
không còn mặn mà với Việt cộng như thời Liên Sô. Lúc đó tính «chánh danh - chánh nghĩa» của Việt cộng
so với Việt Nam Cộng Hòa sẽ được đem ra cân phân và dĩ nhiên Việt Nam Cộng Hòa
là chánh danh, chánh nghĩa còn Việt Nam cộng sản là thổ, phỉ, khủng bố, cướp
chánh quyền hợp pháp, bán nước, hại dân,... nên Việt cộng lo tìm kế thoát thân
khi muốn hòa giải hòa hợp với Việt Nam Cộng Hòa.
Muộn rồi, quá muộn rồi, tính chánh danh chánh nghĩa
dựa theo QUYỀN KẾ THỪA HỢP PHÁP LÀ KHÚC XƯƠNG ĐANG MẮC CỔ SONG CỘNG mà Tran
Hung tui đã viết 04 kỳ từ năm ngoái như 04 link đính kèm nay nó mắc cổ Tàu cộng
và Việt cộng rồi./.
Tran Hung
No comments:
Post a Comment