Tuesday, April 14, 2020

Nhân ngày Quốc Hận 30/4, 30 năm cuộc chiến Quốc-Cộng, Ai thắng? Ai thua?


Nhân ngày Quốc Hận 30/4, 30 năm cuộc chiến Quốc-Cộng, Ai thắng ? Ai thua ?

Lê Duy San

Cuộc chiến Việt Nam kéo dài 30 năm từ 1945 đến 1975 giữa những người theo chủ nghĩa quốc gia và những người theo chủ nghĩa cộng sản. Lúc đầu, sau khi cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim vào ngày 19/8/1945 Hồ Chí Minh và những người cộng sản thành lập chính phủ liên hiệp và đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào ngày 2/9/1945.
Nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì quân đội Pháp trở lại Việt Nam. Để củng cố lực lượng và có thì giờ để tiêu diệt những người quốc gia, Hồ Chí Minh đã ký hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/1946. Sau đó, để có chính nghĩa, người cộng sản đã phát động cuộc chiến chống Pháp vào ngày 19/12/1946, gọi là ngày Toàn Quốc Kháng Chiến, nhưng đã thua và phải rút khỏi Hà Nội và các thành phố lớn. Họ chỉ làm chủ được một số tỉnh miền Bắc Việt Nam mà hầu hết là vùng thôn quê. Mãi tới 20/7/1954, ngày hiệp định Geneve được ký kết, người cộng sản Việt Nam mà đại diện là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mới làm chủ được đất nước từ ải Nam Quan tới vĩ tuyến 17 tức phiá nam tỉnh Quảng Bình. Còn từ phiá nam vĩ tuyến 17 tức từ tỉnh Quảng Trị tới mũi Cà Mau thuộc phe những người theo chủ nghĩa quốc gia tức Việt Nam Cộng Hòa. Sau 30 năm chiến tranh. Cuối cùng cuộc chiến đã kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những người theo chủ nghĩa cộng sản đã làm chủ được toàn thể lãnh thổ Việt Nam từ ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau.
Cổ nhân thường nói: «Chiếm được thành chưa phải là thắng. Chiếm được lòng dân mới là thắng». Vậy thì sau 30 năm cuộc chiến Việt Nam, ai đã thắng ai ?
1/ Lòng người ra đi ?
Tầu chở người vượt biên
Nói về lòng dân thì chúng ta thấy rõ ràng là ngay sau khi chế độ miền Nam tức Việt Nam Cộng Hòa xụp đổ, hàng trăm ngàn người miền Nam đã di tản bỏ nước ra đi và tiếp theo đó, trong vòng 20 năm, từ 1975 tới 1995, hàng triệu người đã vượt biên bỏ nước ra đi hoặc bằng đường thủy, hoặc bằng đường bộ đến nỗi có người còn nói rằng; « đến cái cột đèn, nếu nó đi được, nó cũng bỏ nước ra đi».
Không phải chỉ có người miền Nam mới bỏ nước ra đi vì không chấp nhận sống dưới chế độ Cộng Sản mà ngay cả người miền Bắc là những người đã sống dưới chế độ Cộng Sản cả mấy chục năm trời cũng vượt biên bỏ nước ra đi.
Không phải chỉ có những người gặp cuộc sống khó khăn mới bỏ nước ra đi mà ngay cả những người giầu có cũng bỏ nước ra đi.
Không phải chỉ những người dân bình thường, những người dân lao động mới bỏ nước ra đi mà cả những công nhân viên, có người còn đảm trách những chức vụ cao cấp của chế độ đương quyền như ông Bùi Tín, Đại Tá quân đội nhân dân, nguyên phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, ông Đặng Xương Hùng, Lãnh Sự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, nhà văn Dương Thu Hương v.v…hay những người đã một thời chống đối chế độ miền Nam và đi theo Việt Cộng như Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại v.v…cũng bỏ nước ra đi.
2/ Lòng người ở lại ?
Còn lòng người ở lại thì sao ? Phải chăng họ thích chế độ Cộng Sản ? 100% là không. Chẳng qua là bất đắc dĩ, họ không đi được vì không có tiền hoặc vì không muốn xa quê hương, xa gia đình. Không thiếu gì những người ở lại đã tỏ bầy bất đông chính kiến với chế độ. Không thiếu gì những người đã kéo nhau đi biểu tình để phản đối chế độ cộng sản đã hèn với giặc, ác với dân như Huỳnh Thục Vi, Trần thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức v.v….
Người dân trong nước không những tỏ ra không thích chê độ cộng sản mà trái lại còn công khai tỏ bầy lòng ái mộ đối với chế độ cũ tức chế độ Việt Nam Công Hòa. Ngày nay, hầu hết những người miền Nam đều nghĩ rằng: Miền Nam tuy đã bị người Cộng Sản chiếm, Saigòn tuy đã bị người Cộng Sản đổi tên, nhưng công dân và hậu duệ của VNCH vẫn sống, vẫn vươn lên, nhiều người vẫn đi tìm tự do.
Có người còn trương cờ Vàng ba sọc đỏ trước cửa nhà hoặc chạy dọc bờ biển.

Ông Lê Anh Hùng 38 tuổi đã hai lần vào tù, vì viết blog về nhân quyền và nạn hối lộ, hiện đang sống phấp phỏng trong căn nhà của ông ở Hà Nội. Tuy thế, ông nói: «Tôi biết điều mình lựa chọn là nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận trận chiến này».
Lê Anh Hùng
Nhiều người, không phải chỉ một vài người mà cả trăm người công khai rủ nhau đi thăm mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và mộ ông cố vấn Ngô Đình Nhu để tưởng nhớ công ơn người đã sáng lập nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Đồng bào và các Linh Mục đến thăm mộ Cố TT Ngô Đình Diệm ở Lái Thiêu
Các người khá giả có con đều muốn cho đi du học tại các nước tư bản nhất là Hoa Kỳ, Anh, Pháp v.v…Các du học sinh thì sau khi tốt nghiệp đều tìm cách ở lại, không muốn về nước, ngay cả các con cái của các lãnh đạo Việt Nam cũng vậy.
Các người lao động, thợ thuyền cũng tìm mọi cách, chính thức hoặc bất hợp pháp, ra nước ngoài để làm lao nô. Không phải chỉ các người dân bình thường mà ngay cả các cán bộ, công nhân viên nhà nước cũng muốn tìm cách cũng muốn ra nước ngoài sinh sống.
Các di sản cũ của Việt Nam Cộng Hòa như sách truyện, âm nhạc, phong tục, tập quán mà một thời bị bọn Việt Cộng coi là phong kiến, là đồi trụy, là phản động, đều được người dân trân qúy và phục hoạt trở lại, không phải chỉ trong chốn dân gian mà ngay cả trên các đài truyền hình công cộng như các trương trình nhạc Boléro tức nhạc Vàng tức nhạc của miền Nam trước năm 1975 (1).
Nhiều cuốn sách, truyện trước 1975 bị bọn chúng (VC) bắt đem đốt thì nay được người dân tìm mua với giá cao, có nhiều cuốn đã được in lại hoặc đem bán đấu gia.
Những sách báo xuất bản trước 1975 bị VC vứt ra đường đốt.
Nhiều cựu chiến binh quân đội nhân dân bầy tỏ sự bất mãn với đảng CSVN và nhà nước XHCNVN. Ông Dương Văn Tiếp, một cựu chiến binh quân đội nhân dân tuyên bố: «Cộng Sản không xứng đáng là người lãnh đạo đất nước» và hô hào dân chúng: « Phải phế truất đảng Cộng Sản đi.»
Nhiều đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã bỏ đảng. Ngay cả một số tướng lãnh Việt Cộng như tướng Lê Mã Lương, cũng tỏ ra không những không thích chế độ Cộng Sản mà còn mong chế độ Việt Nam Cộng Hòa trở lại. Ông nói: « VNCH trở lại là ước vọng của tôi».
Tướng Lê Mã Lương
  Còn ông Trần Anh Kim, cựu trung tá quân đội nhân dân cộng sản cũng có ý tưởng thành lập tổ chức «Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ», với lực lượng nòng cốt là các sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và các cựu quân đội Việt Nam Cộng Hòa, mục đích lật đổ chế độ hiện nay để thành lập một Nhà Nước Dân Chủ.
  Ông Trần Anh Kim tự xưng chủ tịch và đề cử ông Lê Thanh Tùng, cựu sĩ quan quân đội nhân dân làm phát ngôn viên tổ chức nêu trên. Hai ông dự tính sẽ ra mắt tổ chức trên mạng Internet vào ngày 21/9/2015 thì bị lực lượng an ninh Việt Cộng bắt và khởi tố. Tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình, trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12/2016, ông Trần Anh Kim bị toà tuyên phạt 13 năm tù giam và ồng Lê Thanh Tùng bị tuyên phạt 12 năm tù giam.
  Để hiểu rõ lòng dân cũng như lòng người đã từng một thời hết lòng theo Cộng Sản Việt Nam nghĩ gì về đảng Cộng Sản Việt Nam, về chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng nhữ những thành phần lãnh đạo chế độ CHXHCNVN có lẽ chúng ta nên tìm xem phim «Tiếng gào thét từ bên trong» của Andre Menras, một người Pháp có tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết.(2)
Tóm lại, mặc dầu chế độ VNCH đã xụp đổ và Việt Cộng đã chiếm được miền Nam Việt Nam và làm chủ toàn thể lãnh thổ Việt Nam, nhưng lòng người dân Việt Nam từ Bắc chí Nam vẫn nuối tiếc, vẫn hướng về quá khứ tốt đẹp và mong muốn chế độ Việt Nam Cộng Hoà trở lại như ước vọng của tướng quân đội Nhân Dân Lê Mã Lương.
Sở dĩ chế độ Cộng Sản tức Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, một phần vì đồng bào Việt Nam ở ngoại quốc kể cả những người dân đi là lao nô, gửi tiền về Việt Nam cho thân nhân vô tình đã nuôi sống chế độ và phần khác là nhờ dựa vào Trung Công để sống còn . Chính Tổng Bí Thư Việt Cộng Nguyễn Văn Linh đã nói : «Tôi cũng biết dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng».

Trong một phát biểu tại Đại Hội Đồng LHQ vào tháng 9/2018, Tổng Thống Trump đả tuyên bố: «Bất cứ nơi nào mà Chủ nghĩa Cộng sản hay Chủ nghĩa Xã hội được mang ra áp dụng, thì ở đó có thống khổ, tham nhũng và thối nát. Chủ Nghĩa Xã Hội thèm khát quyền lực vô biên, dẫn tới bành trướng, xâm lăng và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới phải hợp sức chống chủ nghĩa Cộng Sản và chống lại sự khốn cùng mà chủ nghĩa đó mang lại.» Với chủ trương này và với cuộc thương chiến với Trung Cộng mà Tổng Thống Trump đã phát động, Trung Cộng không bao lâu nữa sẽ tan rã. Tới lúc đó, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không còn chỗ dựa, chắc chắn chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ phải thay đổi đường lối nếu không muốn bị tiêu vong như các chế độ Cộng Sản Đông Âu.
Lê Duy San 30/4/2020

_________________________________________
Chú thích:
(1). Làm gì có nhạc Boléro, chỉ có điệu Boléro. Nhưng vì chúng, bọn Việt Cộng, sợ chữ Vàng nên chúng không dám dung chữ Nhạc Vàng tức nhạc tình cảm của thời VNCH mà hầu hết đều viết theo thể điệu Boléro nên chúng gọi là nhạc Boléro.
(2). André Menras sinh năm 1945 tại Coufouleux, miền nam nước Pháp. Năm 1967, tốt nghiệp đại học Sư phạm thành phố Montpellier. Năm 1968, André Menras tới Việt Nam dạy tiếng Pháp tại Lycée Blaise Pascal ở Đà Nẵng và năm 1969 tại trường trung học Lê Quý Đôn (Jean-Jacques Rousseau) ở Sài Gòn.
Thuộc nhóm phản Chiến, ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, André Menras đã cùng bạn là Jean-Pierre Debris leo lên tượng Thủy quân Lục chiến trước Hạ nghị viện của Việt Nam Cộng Hòa (tức Nhà hát lớn) ở Sài Gòn để treo cờ Giải phóng, và rải truyền đơn đòi Mỹ và quân đồng minh rút quân khỏi Việt Nam. Vì hành động này, André Menras và Jean-Pierre Debris đã bị xử tù người ba năm, người bốn năm. André được trả tự do và bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 1/1/1973.
Vì ái mộ Hồ Chí Minh nên Andre Menras lấy tên Việt là Hồ Cương Quyết. Năm 2002, Andre Menras Hồ Cương Quyết được công nhận là công dân danh dự Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, ông thành lập Hiệp hội hữu nghị phát triển và trao đổi sư phạm Pháp Việt (ADEP) và giữ cương vị chủ tịch. 

Tháng 11 năm 2009, với quyết định do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký, André Menras chính thức trở thành công dân có quốc tịch Việt Nam với tên Hồ Cương Quyết. Các bài viết của anh từ đó thường ký hai tên André Menras - Hồ Cương Quyết.

No comments:

Post a Comment