Chết
vào tay Trung Quốc?
Nguyễn Văn Lục
Nguồn: Đàn Chim Việt
Ngày đăng: 2019-02-11
Gần đây
sôi nổi vụ tình báo gián điệp Trung Quốc của công ty Huawei với bà Mạnh Vãn Chu
phải ra hầu tòa. Bộ tư pháp Mỹ đã đưa ra hơn 10 chứng cớ buộc tội bà Mạnh Vãn
Chu và công ty của bà. Xem ra nó có vẻ mới mẻ như một vụ xi căng đan lớn?
Tập Cận
Bình lãnh tụ của Trung Cộng.
Thật ra, người
hiểu chuyện xứ Tầu trong việc làm ăn, giao thiệp cho dù tầm cỡ quốc tế đi nữa
thì có bao giờ nước Tầu tôn trọng luật lệ và làm ăn sòng phẳng đâu! Chủ nghĩa
thực dụng với tích lũy kinh nghiệm buôn bán kế thừa từ đời nọ sang đời kia cho
phép các nhà buôn Tầu làm ăn phát đạt. Phi thương bất phú. Đúng như thế. Nhưng
làm giàu bằng cách nào là một chuyện khác.
Chỉ biết rằng
ngày nay nước Tầu đang phát triển vào bậc nhất. Nhưng nạn nhân cũng chính là họ.
Nạn nhân ấy là Môi trường. 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì riêng nước Tầu
chiếm đến 16 thành phố. Giàu bất chính nên 2/3 những thương gia giàu có ở nước
này đều co giấy xuất cảnh đi nước ngoài. Cho nên, chỉ cần một biến cố nhỏ đụng
chạm đến quyền lợi, họ rụng như lá.
Thế giới
nay kinh ngạc, hoảng sợ trước sức mạnh kinh tế của Tầu. Cũng đúng. Nhưng người
ta quên rằng hơn ai hết người Tầu sợ chính họ. Có thể chỉ các doanh nhân và các
công ty lớn của Mỹ đụng chạm với thực tế họ hiểu rõ điều này hơn ai hết.
Người ta còn nhớ, chỉ cách đây vài chục năm, ông Alain Peyrefitte đã xuất bản một cuốn sách vào năm 1973 với nhan đề “Quand la Chine s’éveillera… le monde tremblera”, nxb Fayard. (Khi nước Trung Hoa thức tỉnh … cả thế giới sẽ run rẩy.)
(Câu trich dẫn trên được cho là của Hoàng Đế Napoléon Đệ I, nhưng thật ra nó không có trong bất cứ văn bản chính thức nào. “Hãy để Trung Quốc ngủ, vì khi Trung Quốc thức dậy, cả thế giới sẽ run sợ.” Theo sử gia Jean Tulard, câu nói đáng ngờ này được phát minh cho bộ phim 55 ngày ở Bắc Kinh phát hành năm 1963. Nhưng với những người khác, có thể Napoléon đã tuyên bố câu này vào năm 1816 sau khi đã đọc xong Hành trình vào nội địa Trung Quốc và Tartary được thực hiện trong những năm 1792, 1793 và 1794 của Lord Macartney, vị đại sứ đầu tiên của Anh Quốc ở Trung Hoa).
Cuốn sách của A. Peyrefitte thì đến nay cũng được 46 năm, phải nói là lời tiên đoán của A. Peyrefitte nay đã trở thành sự thật. Nhưng sự thật ấy chỉ đúng một nửa.
Chính cái nửa sau này là công việc mà chúng ta cần quan tâm và khai triển nó ra.
Nguồn: FAYARD
Trong bức hình mà tác giả Alain Peyrefitte dùng làm bìa moojt aasn barn cuar cuốn sách của ông có chụp hình một bé trai, chừng 12 tuổi, khuôn mặt có dáng buồn tẻ, trên tay cậu cầm một cuốn sách nhỏ mầu đỏ (Little Red book hay “Mao ngữ lục”) trong đó ghi các câu nói của Mao. Nó như một thứ sách kinh điển cộng sản Trung Hoa vậy.
Bức hình này có nhiều ý nghĩa lắm! Bằng cách nào, một dân tộc vốn tôn thờ các người hiền, các bậc anh hùng, các bậc thánh nhân. Nhưng cổ súy một chủ nghĩa giáo điều với chính sách ngu dân lại có thể trong vài chục năm trở thành một cường quốc mạnh thứ nhì thế giới?
Những dự đoán của A. Peyrefitte dù nước Tầu nay đã trở thành cường quốc thứ nhì thế giới, dự đoán ấy nay trở thành một phần lỗi thời vì khoảng cách từ năm 1970 đến bây giờ 2019 đã bị vượt qua rất nhiều yếu tố “bất ngờ”.
Peyrefitte đã không thể nào có cái nhìn rốt ráo về sức mạnh Trung Quốc.
Ngoài sức mạnh về dân số đông – một tỷ 300 triệu người sẵn sàng làm việc với số lương lúc đầu khoảng 25 xu tiền Euro/một giờ. Và có hơn 300 triệu người dân quê bỏ thôn quê ra tỉnh kiếm việc làm. Và nay sẵn sàng tiêu thụ. Người ta tính ra mỗi tháng có thêm 5 triệu người Tầu xử dụng điện thoại. Số lượng người mua xe hơi mới nhiều hơn dân số nước Pháp. Mỗi năm đào tạo số kỹ sư cao gấp 5 lần so với nước Mỹ.
Ngoài ra, diện tích đất đai và tài nguyên còn hầu như “chờ được khai thác”.
Nhưng các điều trên chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ.
Người ta còn phải kể đến sức mạnh Đảng trị kìm kẹp dân, một tập đoàn lãnh đạo tiêu biểu với bàn tay sắt, với hệ thống công an trị, dẫn dắt dân bằng cách quản trị miếng ăn, quản trị cái dạ dầy nhờ đó kiểm soát cái đầu với ba chặng mốc lịch sử gồm ba người lãnh đạo thuộc loại xuất chúng: Từ Mao Trạch Đông như một “khởi điểm”, ông là một tư tưởng gia hơn là một nhà kế hoạch. Đến Đặng Tiểu Bình như một nhà kế hoạch với những “bước ngoặt bứt phá” về kinh tế ngọan mục. Sang đến Tập Cẩn Bình như một nhà quản trị với những bước “bước nhảy vọt”.
Điều quan trọng là cả ba đều là những người thấm nhuần tư tưởng đảng cộng sản Trung Quốc.
Bằng mọi gíá, bằng mọi phương tiện, bằng đầu tư sức người, sức của làm mà không hưởng trong suốt nhiều năm để tích lũy. Cho đến khi nới lỏng có hai tuần nghỉ hè có lương…
Đấy là yếu tố nội tại-sức mạnh- của một tỉ 300 triệu dân Tầu. Nay làm và được chia phần thưởng dù nhỏ nhoi.
Nó còn có vấn đề tương giao bàn cờ chính trị mà Trung Quốc biết lợi dụng, biết khai thác, biết xâm nhập, ngay cả ăn cắp. Cộng với một tham vọng làm bá chủ thế giới như một chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhất- lỗi thời và nguy hiểm nhất- nhưng lại tỏ ra có hiệu năng nhất! Với một vài cột mốc như thế, chúng ta đi vào nước Tầu.
Ted Fishman là một nhân chứng tố cáo
Tác giả là một trong những ký giả lớn của các tờ New York Times và U.S.A Today, ông còn làm Giám đốc một công ty cố vấn thương mại. Ông đi nhiều, nhất là các nước Tầu, nước Nhật, vốn tích lũy kinh nghiệm hẳn không thiếu. Ông là một trong những tác giả viết về nước Tầu một cách khá đầy đủ về nhiều mặt. Ông đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể, tại chỗ, về sự phát triển kinh tế của nước Tầu dựa trên chính sách giá cả, sản phẩm rẻ không ai cạnh tranh được.
Ông viết:
«Một số trong chúng ta than phiền không còn biết phải làm sao sắp xếp những đồ chơi rẻ tiền, các máy điện tử, các dụng cụ đủ loại, giày dép, điện thoại, nhất là quần áo tràn ngập các ngăn tủ (…) Đa phần từ nước Tầu- một trong những nhà sản xuất thế giới và đánh bại mọi người vì giá cả của nó.» (Ted Fishman (tác giả), Monique Sperry (Dịch giả), Hervé Denès (Dịch giả). «La Chine : Première entreprise mondiale», 2005, trang 9)
Ted Fishman đã dành hẳn chương 9 với nhan đề “Une Nation pirate” (Một Quốc Gia ăn cắp). Việc buôn bán với nước Tầu chủ yếu dựa vào giá cả. Giá rẻ người ta mua. Muốn có giá rẻ thì giá thành phải rẻ. Muốn có giá thành rẻ thì không gì bằng ăn cắp của người. Cộng thêm nhân công rẻ.
Không một sản phẩm nổi tiếng nào của Tây Phương mà không bị làm giả.
¨ Như bia Heineken, Budwweiser được phân
phối trong các nhà hàng ở bên Tầu. Cũng vậy Coca-Cola, Starbucks, Haagen-Daz
cũng như hàng trăm mẫu Fromage giả.
¨ Các sản phẩm như mỹ phẩm
thường có giá rất cao cũng bắt chước làm giả như như các thuốc gội đầu Head
& shoulder được sản xuất ở tỉnh Gansu .
¨ Tại tỉnh Sichuan , có khu vực sản
xuất 40 nhãn thuốc lá ngoại giả và một năm sản xuất 100 tỉ điếu thuốc giả mạo.
¨ Các nhãn hiệu quần áo
như Ralph Laurent, Tommy Hilfiger, Hermès, Lacoste, Hugo Bos và Armani được làm
giả và xuất cảng, bán trong các chợ Marché aux Puces.
¨ Các đồ chơi điện tử
Nintendo, Game Boy mà Nhật là nước nạn nhân. Nintenđo cho biết, họ bị thất
thoát 720 triệu đô la năm 2003 vì bị ăn cắp..
¨ Các gọng kính của Gucci
và Versace hay Louis Vuiton đều là đồ giả bán ra 0.80 đến 2.50
¨ Các phụ tùng xe hơi của
hãng Ford Motor như thắng đều là đò giả. Và bộ thương mại Mỹ cho rằng nếu không
bị làm giả thì có thể tạo thêm 210.000 công ăn việc làm ở Mỹ.
¨ 90% sản phẩm của
Microsoft bị làm giả ở bên Tầu.
¨ Giá trị thương mại của
việc làm giả này đem lại 250 tỉ đô la cho nước Tầu.
Trong chương 11, chương áp chót, ông đặt vấn đề, Le siècle de la Chine (Thế kỷ của Trung Quốc) để nói về những hiểm họa của Trung Quốc đối với nước Mỹ nếu nước Mỹ không có những chính sách, đường lối để cạnh tranh với Trung Quốc.
Nói tóm một lời, không có thứ gì có lợi mà không bị người Tầu làm giả và ăn cắp. Và càng ngày người Tầu càng lấn sân sâu vào nước Mỹ chẳng những về kinh tế mà con cả về an ninh, quốc phòng nữa.
Một ngày không xa, nước Tầu là một đe dọa cho nuiowsc Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian 5 năm, nước Mỹ mất 2 triệu 9 công việc làm do hàng hóa rẻ tiền của Tầu tạo ra nhập siêu và thất nghiệp..
Sau nước Mỹ người ta tự hỏi đến lượt nước nào nữa? Âu Châu? Sau Âu Châu? Phi Châu?
Sự đe dọa của nước Tầu nay mang tính toàn cầu.
Peter Navarro – người hiện đang là Phụ tá Tổng thống và Giám đốc Văn phòng Chính sách Thương mại và Sản xuất (Assistant to the President and Director of the Office of Trade and Manufacturing Policy)
Peter Navarro, tiến sĩ kinh tế đại học Harvard và là tác giả cuốn “Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action” (2011)
Ông đã lên tiếng cảnh cáo như sau:
«Unfortunately, most Americans never see the other face of China. And how the Chinese people have paid for all this “progress” with a dramatically damaged ecosystem, corruption, social injustice, human rights abuse, poisonous foods, and most seriously, the moral degradations of the souls.» (Peter Navarro. Death by China, trang XV)
Tuy nhiên, lời cảnh báo quan trọng nhất hiện nay là gián điệp Trung Hoa đã có mặt trong hầu hết các cơ quan từ dân sự đến chính quyền, nhất là trong lĩnh vực quân sự.
Trong chương 8, P. Navarro dành trình bày về vấn đề Hải quân với nhan đề: Death by Blue water, trích dẫn câu nói của Mao Trạch Đông, «Unfortunately, most Americans never see the other face of China. And how the Chinese people have paid for all this “progress” with a dramatically damaged ecosystem, corruption, social injustice, human rights abuse, poisonous foods, and most seriously, the moral degradations of the souls.»
P. Navarro đưa ra nhận xét là Không quân và nhất là Hải quân Trung Quốc được trang bị đến nơi đến chốn và trở thành một lực lượng đe dọa khủng khiếp nhất cạnh tranh với Hoa Kỳ. Tỉ dụ, võ khí hủy diệt như Dongfeng (DF) hay “East Wind” 31 A có trang bị đầu đạn nguyên tử có thể phóng đến tận Des moines hay Decatur.
Hỏa tiễn Đông Phong 31 của Trung Cộng.
[DCVOnline:
Hỏa tiến Đông Phong 31 hat DF-31 (東風-31)
nặng 42 tấn, dài 13 m, đường kính 2,25m có đầu đạn nhiệt hạch tâm, tầm hoạt động
từ 7200-8000 km (Nguồn: Wikipedia). Bắc Kinh cách Decatur, GA khoảng 12.000km
đường chim bay và cách Demoines, IA gần 11.500 km. Tác giả Navarro phóng đại tầm
hoạt động của Hỏa tiến Đông Phong 31 đến 150%.]
Về không quân, vào năm 1999, một phi cơ tối tân của Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Serbia. Trung Quốc đã ngay lập tức đến thu tập tất cả mảnh vỡ. Và nhờ bắt chước Mỹ, họ đã thành công chế tạo chiếc J-20. Máy bay này chỉ mất 30 phút đến Tokyo và 10 phút đến Đài Loan. (P. Navarro. Ibid, trang 111-121.)
F-117 của không quân Mỹ. Nguồn: wikipedia.org
[DCVOnline:
Về chiếc chiến đấu cơ siêu hình F-117A Ó Đen của Không quân Mỹ bị Tiểu đoàn 3 Lữ
đoàn hỏa tiễn phòng không 250 của Nam Tư bắn rơi ngày 2 tháng Ba, 1999 trong trận
lực lượng NATO oanh tạc Nam Tư. Charles R. Smith trong bài «Russian Engineers Admit Using F-117
Wreckage for Tests» đăng trên NewsMax.com ngày 12 tháng 12
2001 cho biêt kỹ sư của Nga đã dùng một số mảnh vụn của chiếc Ó Đen bị bắn rơi ở
Nam Tư để thí nghiệm kỹ thuật chống máy bay siêu hình của Mỹ để dùng trong hệ
thống hỏa tiễn SAM. Quân dội Nam Tư cũng gởi một số mảnh vỡ của chiếc Ó Đen
sang Trung Quốc để họ có thể khai triển kỹ thuật phòng không. Quân đội Mỹ đã
không còn dùng F117 từ năm 2008. Chiến đấu cơ Thành Đô J-20 còn có tên là Uy
Long của Không quân Trung Quốc chính thức ra mắt năm 2016. Giới kỹ thuật hàng
không quân sự cho rằng J-20 của Trung Quốc có thể tương đương với chiếc F-111 của
Không quân Mỹ chế tạo hồi thập niên 1960s và không còn sử dụng ở cuối những năm
1990. Một lần nữa, theo trích dẫn của tác giả bài viết, Peter Navarro đã chứng
tỏ ông có khiếu tuyên truyển huyễn hoặc hơn là có kiến thức thực tế về vũ khí
quân sự.]
Chiến đấu cơ Thành Đô J-2- của Trung Cộng. NGuồn: YouTube
Cũng theo P. Navarro, trong chương 10, nhan đề: Death by Red Hacker, From Chendu’s “dark visitors” to Manchurian Chip. Chẳng hạn “Red Hacker” của Trung Quốc đã xâm nhập vào cơ quan NASA, The Pentagon và The world bank cũng như cơ quan thương mại và kỹ nghệ của Hoa Kỳ. (…)
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2008 Red Hacker đã xâm nhập vào địa chỉ điện thư của Obama và của McCain và cả của tổng thống Bush.” (P. Navarro, Ibid trang 137-139)
Còn rất nhiều chi tiết khác đã được nêu ra mà người viết không tiện trình bày đầy đủ và chi tiết ra hết ở đây.
[DCVOnline:
Tin CNN ngày 6 tháng 11, 2008 cho hay máy điện toán ở bộ tham mưu ban vận động
tranh cử cho hai ứng cử viên Obama và McCain bị một tổ chức hay chính phủ nước
ngoài xâm nhập. Nhân viên của FBI xác nhận commputers của hai đảng Dân chủ và Cộng
hòa để bị tin tắc đánh cắp tài liệu nhưng từ chối không xác định nguồn gốc của
tin tặc. Đến 2013, nhân viên tình báo Mỹ cho NBC News biết tin tặc xâm nhập vào
Mỹ năm 2008 là chính phủ Trung Quốc. Một lần nữa sách của Peter Navarro, theo
trích dẫn của tác giả bài viết, ghi chép điều không có thật. Computer của hai đảng
Dân chủ và Cộng hòa khác xa với điện thư của hai ông Obama và McCain.] (Đọc
Frank Dikotter, «Mao’s Great Famine»)
Frank Dikötter và Mao’s Great Famine: The History of China’s Most Devastating Catastrophe, 1958-1962
Thật vậy, đọc lại trong cuốn “Mao’s Great Famine: The History of China’s Most Devastating Catastrophe, 1958-1962” của Frank Dikötter, ông cho rằng từ giữa năm 1958 đến 1962, nước Trung Hoa đang tụt dốc xuống đáy sau chủ trương bước nhảy vọt vĩ đại của Mao mong đuổi kịp nước Anh trong vòng 15 năm nữa. Chính sách của Mao đã đưa đến kết quả là có khoảng 45 triệu người rơi vào cảnh đói khát hay bị đánh đập đến chết, một trong những thảm họa giết người hàng loạt trong lịch sử nhân loại! Có những gia đình phải giết con để sống qua ngày.
Trong đó các trẻ em rồi đến phụ nữ là những nạn nhân hàng đầu bị hy sinh.
Frank Dikötter đã trích dẫn một câu nói lừng danh của Mao Trạch Đông:
«Revolution is not a dinner party» (Frank Dikotter. Maos Great Famine. The History of China’s most devastating catastrophe. 1958-1962. Walker& Co, New York, 2010)
[DCVOnline:
Nguyên văn phát biểu của Mao trong «Report
on An Investigation Of The Peasant Movement In Hunan March 1927»
«Secondly, a revolution is
not a dinner party, or writing an essay, or painting a picture, or doing embroidery;
it cannot be so refined, so leisurely and gentle, so temperate, kind,
courteous, restrained and magnanimous. A revolution is an insurrection, an act
of violence by which one class overthrows another.»]
Đọc cuốn sách đó mà không đến lạnh người thì chắc không phải giống người. Những kẻ độc tài trên thế giới này, dù là độc tài cá nhân hay độc tài đảng thì chúng đều không phải giống người.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu khó đọc lịch sử nước Tầu thì những điều tàn bạo của văn minh Tầu là như thế. Một nền văn minh mà sự tàn bạo, sự gian xảo là lẽ sống còn của họ.
«Rất nhiều người Âu Châu thường tưởng tượng ra tất cả người Tầu đều gian xảo và độc ác và họ để thời giờ ngồi nghĩ ra các cách trừng phạt (…) như tất cả các cô gái nhỏ người Tầu phải chịu đựng hàng ngàn loại tra tấn để làm thế nào khôn cho cái chân của họ phát triển bình thường». (Nguồn: openendedsocialstudies.org) (Trích trong Tintin viết cho bạn của nó là Tchang trong Lotus Bleu. Trích lại trong số Les cahiers Science & Vie. Số 154, tháng 7- 2015. trang 20)
Một bức ảnh khác cho thấy cách tra tấn người tù nhân một cách dùng cực hình. Hai Tay xỏ qua hai lỗ của một tấm ván. Nằm sấp. Chân duỗi ra và cũng luồn qua hai lỗ ván. Trên lỗ ván, có ba người tìm cách xiết chặt các lỗ này làm nghiền nát mắt chân cá của phạm nhân.
(Hình chụp với nhan đề: Supplice: Les chevilles du condamné sont écrasées dans un étau. Gravure 1801. Trích lại trong Les cahiers Science & Vie, số 154, Ibid, trang 20).
Tra tấn ở Pháp (Praxis criminis persequendi – 1541 – par Jean de Mille -BNF) và Lăng trì ở Trung Quốc, Trung Quốc c1890. Xử lăng trì đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vào năm 1905. (Vintage Pump Park Photography / Alamy)
Vậy mà chỉ đến cuối thập niên 1980 – trong khi các nước Đông Âu đứng bên bờ vực thẳm thì Trung Hoa lại một mình trỗi dậy. Ngay cả biến cố Thiên An Môn vào mồng 4 tháng sáu năm 1989 cũng đã bị nhà cầm quyền Trung Hoa xóa sạch mọi dấu vết.
Bên cạnh đó, nhà cầm quyền Trung Quốc còn siết chặt tôn giáo như trường hợp Pháp Luân công (Falun Gong), dân thiểu số Tây Tạng và người Uighurs.
Nguyên nhân nào đã giúp nước Tầu vươn
lên hàng cường quốc
Điểm quan
trọng mà người viết muốn lưu ý bạn đọc là: Hầu như các tác giả Mỹ cũng như Tây
Âu ít chú trọng đến biến cố «bắt tay»
giữa Mao Trạch Đông và TT Nixon.
[DCVOnline:
Truy cập bằng Google search người đọc sẽ có khoảng hơn 2 triệu kết quả từ những
bài báo, luận văn nghiên cứu cho đến sách bằng Anh ngữ viết về «Mao và Nixon»; ví dụ «Sino-American Relations and Détente: Nixon,
Kissinger, Mao and the One-China Policy, with special reference to Taiwan»
(Luận án 2008) của Chun Yen Hsu (Chris) ; «Seize
the Hour - When Nixon Met Mao» của Margaret MacMillan, «Ping-Pong Diplomacy: The Secret History
Behind the Game that Changed the World» của Nicholas Griffin, «Nixon's» Women: Gender Politics and
Cultural Representation in Act 2 of «Nixon
in China», của Matthew Daines đăng trên The Musical Quarterly Vol. 79, No. 1
(Spring, 1995), pp. 6-34, và vô số những tác phẩm khác. ]
Cho đến
năm 1970, ai muốn có chiếu khán vào nước Tầu thì phải xin chiếu khán ấy qua tòa
đại sứ Canada ở Ottawa . Nước Tầu lúc đó bị
cô lập, không có chân trong LHQ cũng như Việt Nam .
Nếu không
có cú bắt tay này liệu Trung Quốc có thể dễ dàng ra vào nước Mỹ, lợi dụng xuất
cảng ồ ạt, ăn cắp kỹ thuật, gửi sinh viên đi du học, ngay cả chi phối cuộc bầu
cử của TT. Clinton .
Đây là một
trong những bằng chứng xâm nhập.
Trong bài «Chinese denies seeking White House Visit»
do Steven Mufson đăng trên tờ Washington Post Foreign Service, ngày chủ nhật 13
tháng 6 năm 1997, Trang A0I, trong đó một thương gia Trung Quốc có thế lực tên
Wang muốn đóng góp vào quỹ tranh cử của Clinton qua trung gian một chủ nhà hàng
tên Charles Yah Lin Trie, bạn lâu năm của TT Clinton. Việc này được phát ngôn
viên chính phủ chính thức cho biết Trung Quốc đóng góp 2 triệu đô la cho Clinton . Về điều này thủ
tướng Li Peng thời bấy giờ của Trung Quốc tại Bắc Kinh cũng lên tiếng phủ nhận.
Tôi chỉ
tóm tắt sơ lược, không đưa ra kết luận, nhưng chủ ý nhấn mạnh vào những mánh
khóe mua chuộc mà Trung Quốc rất có thể làm. (Nguồn: Henry
A. Kissinger).
Cho đến
nay thì có thể gọi đó là điểm sai lầm chiến lược của Mỹ và hậu quả của nó thì
ngày hôm nay mới thấy rõ. Trong khi đó, người dân miền Nam hơn ai – là nạn nhân
của chính sách của Mỹ – nên hiểu rõ cú bắt tay của đôi bên đưa đến chỗ Người Mỹ
đã «hy sinh» miền Nam như thế nào.
Người được
TT. Nixon giao trọng trách nối lại mối liên hệ đứt đoạn giữa Mỹ và Trung Quốc từ
hơn 20 năm nay, kể từ sau chiến tranh Triều Tiên, không ai khác là tiến sĩ
Henry Kissinger, cố vấn an ninh Quốc Gia của Nixon.
Trong Hồi
ký của Kissinger ông cho hay ông đã qua lại Trung Quốc như con thoi cả thẩy 50
lần để tiếp xúc với các lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Ông đủ
khôn ngoan và láu cá khi cho rằng mục đích của các chuyến đi ấy chỉ vì muốn đi
tìm hòa bình. ông viết:
«At the same time, all my life I have
reflected on the building of peace, largely from an American perspective. I
have had the good luck of being able to pursue these two stands of thinking
simultaneously as senior official, as a carrier of messages, and as scholar.»
(Henry Kissinger, «On China», (2011) with
a new afterword)
[DCVOnline:
Ngay đoạn đầu tiên trong «Lời nói đầu»
của cuốn «On China» (The Penguin
Press, New York ,
2011), tác giả Kissinger viết,
«Forty years ago almost to the day, President
Richard Nixon did me the honor of sending me to Beijing to reestablish contact
with a country central to the history of Asia with which America had had no
high-level contact for over twenty years. The Ameri can motive for the opening
was to put before our people a vision of peace transcending the travail of the
Vietnam War and the ominous vistas of the Cold War.»
«Gần như đúng bốn mươi năm trước, Tổng thống
Richard Nixon đã cho tôi vinh dự được gửi đến Bắc Kinh để tái thiết bang giao với
một quốc gia là trung tâm trong lịch sử Châu Á mà nước Mỹ đã không có liên hệ
cao cấp trong hơn hai mươi năm. Động cơ thúc đẩy Mỹ mở cửa với Trung Quốc là để
trình bầy với nhân dân Mỹ một viễn tượng hòa bình vượt xa hơn cả những gì người
Mỹ đang cố gắng trong Chiến tranh Việt Nam và những viễn cảnh đáng ngại của Chiến
tranh Lạnh.»]
Người viết
rất tiếc là không biết ông đã viết «Lời nói
đầu» như thế nào của lần đầu tiên.
Nhưng
Kissinger hơn ai hết đều hiểu rằng có một mối căng thẳng giữa Liên Xô- Stalin
và sau này tiếp theo với Khruschev với Trung Quốc thời Mao Trạch Đông ngay từ Đại
Hội Đảng của các nhà lãnh đạo Đông Âu ở Moskva vào năm 1957. Năm 1958, Khruschev
đã phải thân hành sang Bắc Kinh để làm hòa dịu mối bất hòa giữa đôi bên.
Và đến
tháng giêng năm 1972, TT Nixon sang Bắc Kinh. Cú bắt tay ấy tạo sự hòa dịu giữa
đôi bên, đồng thời làm gẫy đổ một liên minh Sino-Soviet vốn đã mong manh từ thời
Stalin.
Phải chăng,
đấy là mục đích chính của Kissinger và TT Nixon, cô lập hóa sự liên minh giữa
khối cộng sản với nhau? Và con đường tiếp cận với Mỹ mở ra cho Trung Quốc một
tương lai đầy hứa hẹn như ngày nay?
Có phải
đây là chuyện nuôi ong tay áo hay chuyện tò vò mà nuôi con nhện? Nixon đã không
nhìn thấy mối hiểm nguy từ nước Tầu nên mua chuộc Tầu để làm giảm thế lực của
khối cộng sản.
Vậy mà
trong cả cuốn sách của ông Kissinger, dày 604 trang, xuất bản năm 2011, người
viết không tìm thấy «một cái nhìn lại»
chính sách sai lầm của Nixon như thế nào?
Nhưng
trong một cuốn sách khác cũng của ông, «Henry
Kissinger. À la Maison Blanche 1968-1973», ông lại dành 98 trang để nói về
cái mà ông gọi là «Les affaires du Viêt Nam » (Vấn đề Việt Nam ). Ông viết:
«Cho mãi đến tận bây giờ, tôi không thể nói về
Việt Nam
mà không cảm thấy một nỗi phiền muộn, một nỗi buồn sâu xa nhất.» (H. Kissinger.
À la maison Blanche 1968-1973).
Đọc suốt gần
trăm trang tài liệu này, người viết thấy ông không tin tưởng chiến thắng cuối
cùng nào của VNCH. Vì thế, ông đã ngỏ ý riêng với TT Nixon là mời Sainteny sang
hội kiến với Nixon. Đó là ngày 15-7 năm 1969. Và yêu cầu Sainteny – một nhà ngoại
giao Pháp thân thiện với HCM – làm trung gian giao thiệp với Xuân Thủy một cách
hoàn toàn bí mật. Nhưng Xuân Thủy chỉ là thứ công chức không có quyền quyết định
gì. Người có quyền hành chính trị chính là Lê Đức Thọ.
Muốn hiểu
cuộc thương thuyết và kết quả là Hiệp Định Ba Lê như thế nào, bạn đọc có thể
tìm đọc một cuốn sách khá đầy đủ của phe cộng sản hai biên tập viên là: Lưu Văn
Lợi và Nguyễn Anh Vũ nhan đề «Các cuộc
thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại París».
Một tài liệu
khác của bà Han Suyn đưa ra một số chi tiết mà Kissinger đã bỏ trong Hồi ký của
ông. Tác giả Han Suyn cho rằng vào tháng 8, năm 1969, TT Nixon và ông H. Kissinger
đã sang Romania .
Tại nơi đây, họ đã bàn thảo về mối liên hệ Đông-Tây, trong đó đề cập đến Liên
Xô và Trung Quốc.
Đối với vấn
đề Á Châu thì Nixon khẳng định rõ ràng, dứt khoát: Máu của người Mỹ phải ngừng
chảy ở đây. Chiến tranh Việt Nam
phải được Việt Nam
hóa.
Đối với
Trung Quốc, lần đầu tiên, Nixon dùng chữ: Cộng Hòa nhân dân Trung Quốc. Đó chứng
tỏ một hảo ý từ phía Nixon. Tiếp theo đó là những nhượng bộ nhỏ như công dân Mỹ
đến nước Trung Hoa nay có quyền mua 100 đô la hàng hóa của Tầu mang về Mỹ. Các
công ty Mỹ bắt đầu liên hệ thương mại với nước Tầu.
Nhưng quan
trọng hơn là qua trung gian nhà báo Edgar Snow, Han Suyn viết:
«Ngày 1 tháng 10, Mao đã yêu cầu nhà báo
Edgar Snow và bà vợ ông đứng bên cạnh ông trong buổi lễ tại khán đài La Paix
céleste; Đó là một dấu hiệu tốt. Đến tháng 12-1970, Mao Trạch Đông cũng đã dành
cho Snow một buổi phỏng vấn và Mao Trạch Đông đã trả lời công khai điều mà người
ta trông đợi ở ông: “Tôi rất vui mừng được tiếp chuyện với TT Nixon, bởi vì ông
Nixon là TT được nhân dân Mỹ bầu lên, ông Nixon có thể đến nước Tầu với tư cách
một khách du lịch hay một tổng thống, Nixon sẽ được đón tiếp ở đây”.» (Han
Suyn. Le premier jour du monde, trang 432-433)
Trở về Mỹ,
Snow cho đăng bài phỏng vấn của Mao Trạch Đông trên tờ Life, 30-4-1971.
Cũng vào
tháng tư, một phái đoàn thể thao Ping-pong của Mỹ đến Bắc Kinh. Cho đến năm
1971, Kissinger từ Pakistan
sang Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm chính
thức của TT Nixon vào tháng 2-1972. Tháng 10, nước Tầu chính thức vào Liên Hiệp
Quốc và công việc bình thường hóa giữa Mỹ với Trung Quốc, có nghĩa loại bỏ Đài
Loan.
Một quá
trình đối đầu căng thẳng và Mao Trạch Đông đánh giá công việc của Nixon đã làm
là vô giá. Việc Nixon sang nước Tầu là một trong những biến cố lơn lao nhất được
trình chiếu trên Vô Tuyến truyền hình và truyền thanh tại Trung Quốc cũng như
trên toàn thế giới. Đây có thể ví như một bước nhảy vĩ đại về chính trị giữa
hai nước chẳng khác gì việc đặt chân lên mặt trăng của Mỹ.
Mao tuyên
bố, «Thời gian và lịch sử đứng về phía
chúng ta.»
Thật đúng
vậy, nước Tầu được tất cả và Mỹ được gì? Mao nay có thể làm ăn buôn bán chẳng
những với Mỹ và tất cả các nước Tây Âu khác theo chân Mỹ. Mối lo ngại tranh chắp
biên giới với Nga cũng sẹp xuống cũng như với Ấn Độ. Tham vọng làm thay đổi thế
giới, thay đổi con người dần dần lộ diện!
Phần Nixon
đã gửi riêng cho Hồ Chí Minh một lá thư. Và cảnh ngoại giao đi đêm bắt đầu với
đầy vẻ bí mật và mánh khóe che đậy như sang Paris
là để gặp Tổng thống Pompidou lúc bấy giờ; chính ở Paris , ông Kisinger đi găp Sainteny.
Sự tiết lộ
này của Kissinger cho thấy, chính quyền Nixon đã bán đứng Việt Nam
cho cộng sản Hà Nội. Và Việt Nam
hoàn toàn không biết gì cái giai đoạn khởi điểm này.
Xin trích
lại nguyên văn:
«Nous optames pour la première suggestion. Une
lettre personnelle de Nixon à Ho Chi Minh fut rédigée. Nous demandames à
Sainteny de la remettre en mains propres. La lettre insistait sur notre volonté
de paix, proposait de discuter des plans de Hanoi en même temps que des nôtres,
et concluait en ces termes:
«L’heure est venue de s’acheminer, à la table
de conférence, vers une résolution rapide de cette guerre tragique. Vous nous
trouvenez disponibles, prêts à apporter avec vous, dans un effort commun, les
bienfaits de la paix au courageux peuple du Vietnam . Que plus tard l’on puisse
dire qu’en cet ínstant critique les deux parties ont choisi la paix plutôt que
le conflit et la guerre.» (Henry Kissinger, À la Maison Blanhce 1968-1973, Fayard,
1979, trang 290-291.
Chúng tôi
đã chọn giải pháp đầu tiên. Một lá thư riêng của TT. Nixon được thảo ra và được
gửi cho Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã yêu cầu Sainteny đưa tận tay cho Hồ Chí Minh.
Lá thư nhấn mạnh đến ý muốn của chúng tôi là mong muốn hòa bình và đề nghị thảo
luận những kế hoạch từ phía Hà Nội và cả từ phía chúng tôi và lá thư đã được kết
thúc bằng những dòng sau đây.
«Đã đến thời điểm phải đi đến bàn Hội Nghị để
tìm ra một giải pháp nhanh chóng về cuộc chiến bi đát này. Các quý ông sẽ thấy
chúng tôi đã sẵn sàng trong một nỗ lực chung để đem lại những điều tốt đẹp cho
hòa bình cho người dân Việt Nam
can đảm. Và để sau này người ta có thể nói rằng ngay trong những giờ phút khó
khăn này hai bên đã chọn hòa bình thay vì những xung đột và chiến tranh.»
Lá thư gửi
đi ngày 15-7 thì hơn tháng sau, HCM trả lời Nixon vào ngày 30-8-1969. Chỉ ba
ngày sau thì HCM chết bằng một giọng điệu cứng rắn và sắt máu không thưa gửi Tổng
thống như Nixon đã làm. Đại khái chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng không ngại những
hy sinh và khó khăn gặp phải. Rồi yêu cầu này nọ đủ thứ.
Tôi thiết
nghĩ cũng cần đưa ra lá thư trả lời của Hồ Chí Minh mà tôi đã không tìm thấy
trong các tài liệu bằng tiếng Việt. Lá thư có một phần nội dung như sau:
«Dân tộc Việt Nam chúng tôi rất tha thiết vào
hòa bình, một hòa bình thực sự với sự dành được độc lập và tự do. Dân tộc Việt
Nam cũng quyết tâm chiến đấu đến cùng, không ngaị hy sinh hay những khó khăn gặp
phải, để bảo vệ sự sống của mình và bảo vệ những quyền lợi thiêng liêng của đất
nước. Chương trình tổng quát 10 điểm, do Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam và của chính quyền Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam là cơ sở căn bản hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam. Chương trình ấy được
sự hưởng ứng đồng thuận và ủng hộ của các dân tộc trên toàn thế giới.
«Ngài đã viết trong lá thư bày tỏ ý muốn đạt
tới một nền hòa bình dựa trên sự công bằng. Từ đó, Chúng tôi yêu cầu phía chính
quyền Mỹ phải chấm dứt việc xâm lấn và rút quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam
và tôn trọng quyền của dân chúng miền Nam cũng như tôn trọng quyền của người
dân miền Nam mà không có sự can thiệp của người ngoại quốc. Đó là cách thức đứng
đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam .»
(H. Kissinger À la Maison Blanhche, 1968-1973, trang 295)
Lá thư mà
nội dung toàn là những lời lẽ khuôn mẫu thuộc lòng và khô lạnh, không một chút
hé lộ bất cứ một sự nhượng bộ dù nhỏ nhoi nào. Đòi Mỹ rút quân, nhưng không đả
động gì đến việc đòi quân đội cộng sản rút về Bắc.
[DCVOnline:
Văn bản chính thức (bằng tiếng Anh) của lá thư Nixon gởi Hồ Chí Minh (đề ngày
15 tháng 7, 1969, công bố ngày 3 tháng 11, 1969) và thư Hồ Chí Minh gởi Nixon (viết
ngày 25 tháng 8, 1969). Nguồn: Richard Nixon: «Letters of the President and President Ho Chi Minh of the Democratic
Republic of Vietnam.,» November 3, 1969. Online by Gerhard Peters and John
T. Woolley, The American Presidency Project.
Tuy
nhiên, theo Cheng Guan Ang viết trong cuốn «Ending
the Vietnam War: The Vietnamese Communists' Perspective» do Routledge xuất
bản năm 2004, ở trang 26: 1/ Mỹ nhận được thư của Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 8, 1969;
2/ Hồ không đọc và cũng không trả lời thư của Nixon; 3/ Vũ Kỳ, thư ký của Hồ
Chí Minh, cho biết vào cuối tháng 8 Hồ Chí Minh đã không còn sức làm việc, không
tiếp phái đoàn Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam ra
miền Bắc từ 16-20. Tin của Trung Quốc cho biết bệnh tình của Hồ đã nguy kịch
vào cuối tháng 8 và bị đã hôn mê, rồi sau đó chết vào ngày 2 tháng 9, 1969. Do
đó có thể cho rằng lá thư Nixon nhận được không thể nào do Hồ Chí Minh viết. ]
Trong khi
quân đội VNCH vẫn xả thân chiến đấu thì trên Bàn Hội Nghị, phía Hà Nội đòi hỏi
loại bỏ Thiệu, Kỳ và Hương để lập một chính phủ Liên Hiệp trước khi họ muốn nói
chuyện.
Tôi viết lại
những dòng này để thế hệ sau đọc cho biết. Còn thế hệ chúng tôi coi như bỏ.
Memoirs của
Andrei Gromyko tiết lộ nhiều chi tiết liên quan đến chủ nghĩa Bá quyền Trung Quốc.
Cuốn Hồi
ký của ngoại trưởng Gromyko giúp người đọc hiểu biết được nhiều truyện bí mật
trong khối cộng sản Quốc Tế. Do là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, làm việc
dưới nhiều đời Tổng Bí Thư cộng sản, giao thiệp nhiều, khôn ngoan và lịch thiệp
nên quen biết hầu hết các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới ở cả hai phía.
Hồi ký của
Andrei Gromyko. Nguoodn: Amazon UK
Cuốn Hồi
ký không dầy lắm, 353 trang, nhưng hầu như điểm mặt và đưa ra những nhận xét
khá khách qua`n về các sự kiện lịch sử của một nhà nhà giao chuyên nghiệp. Tôi
nhận thấy có nhiều điểm tương đồng giữa ngoại trưởng Gromyko và Thủ tướng Chu
Ân Lai.
Trong hồi
ký của Gromyko, phần dành cho vấn đề bang giao giữa Liên Xô-Trung Quốc là một
trong những tài liệu quý hiếm. Đọc phần tài liệu này, mặc dầu không nhiều, nhưng
cũng giúp người đọc nắm được phần nào mối liên hệ tay đôi của hai nước cộng sản
anh em, và giúp hiểu rõ hơn, tại sao Hoa Kỳ đã bắt tay với Mao Trạch Đông.
Mối liên hệ
Stalin-Mao Trạch Đông lạnh nhạt và đi đến đối đầu
Cho đến
nay thì người ta thấy rằng trong khoảng 70 năm trước đây – kể từ khi Mao Trạch
Đông thống nhất toàn bộ nước Tầu, mối liên hệ Nga-Hoa bên không bình thường.
Bỏ qua những
vấn đề nội bộ của hai bên, người ta thấy có thể có một xung đột về cá tính giữa
Mao-Stalin. Mao Trạch Đông luôn giữ tính cách độc lập trong mọi chính sách nội
bộ cũng như sự giao thiệp với các nước khác. Không hề bàn thảo hay thông báo
cho nước cộng sản anh em Liên Xô những gì mà Trung Quốc làm.
Lần đầu
tiên khi lên nắm chính quyền vào năm 1949, Mao Trạch Đông có sang Liên Xô từ
tháng 12-1949 đến tháng 2-1950.
Mặc dầu chính
quyền Liên Xô tổ chức một buổi đón tiếp rất trân trọng, tỉ mỉ từng chi tiết một
biểu lộ tình bạn bè giữa đôi bên. Hai bên cũng đã có thỏa thuận với nhau trong
mối quan hệ giữa hai đồng minh để ký vào ngày 14-2-1950 trước khi Mao Trạch
Đông về nước.
Thế nhưng
đó có thể chỉ là việc trên giấy tờ mà nội dung cụ thể vẫn là phải tiến hành
trên bình diện con người.
Một bữa tiệc
đã được tổ chức tại khách sạn Metropolitain do Stalin và các ban lãnh đạo Sô Viết
chủ trì. Gần như hai vị lãnh đạo hai nước hầu như không nói với nhau. Gromyko
nhận xét:
«Even so, I was not the only one to notice
that conversation between the two leaders, who sat side by side at dinner, was
sporadic, to say the least. They would exchange a few phrases, through an
interpreter of course, and then a seemingly endless pause would ensue. I sat
sitting opposite and did my best to help them out, but without much success. My
chief impression was that they did not have enough in common of a personal
nature to make the necessary minimum of contact.» (Andrei Gromyko «Memoirs», Lời tựa của Henry Kissinger, Bản
dịch của Harold Shukman. 1989, trang 248-249)
Vài ngày
sau, tình trạng lạnh nhạt ấy cũng không thay đổi gì.
Sang đến
1957, tình trạng lạnh nhạt giữa đôi bên nay không còn là giữa hai nhân vật mà
là giữa hai nước càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Mao Trạch
Đông lại sang Moskva lần thứ hai. Và lần này gặp riêng Gromyko. Mao hứa không
làm cho tình trạng đôi bên căng thẳng hơn và cần phải sát cánh bên nhau để
tranh đấu cho hòa bình.
Cũng theo
sự nhận xét riêng của ông Gromyko thì Mao mong muốn Trung Quốc trở nên một siêu
cường, nhất là trong lãnh vực kinh tế. Và ông cứ nhắc đi nhắc lại: Mỹ chỉ là một
con hổ giấy. Ông trù liệu là Mỹ có thể dùng bom nguyên tử tấn công nước Tầu. Và
ông chờ đợi điều đó xảy ra và để cho quân đội Mỹ lấn sâu vào trong đất liền, lúc
đó Mao mới ra tay. Gromyko sững sờ khi nghe Mao trình bày như vậy về cách thí
quân.
Tháng 10, năm
1959, một phái đoàn Liên Xô một lần nữa sang Bắc Kinh. Dẫn đầu là Khrushchev
cùng với các Suslov, Nikolaev và Gromyko.
Một lần nữa,
nhiều bất đồng nữa nổi lên giữa đôi bên. Trong đó có tranh cãi về việc khai
thác nguồn lợi thiên nhiên tại sông Amurn và việc thiết lập một đường xe lửa
qua các vùng Xinjiang-Uyghur-Kazakhstan.
Với một
biên giới rộng và trải dài như vậy, cộng thêm rất nhiều tài nguyên thiên nhiên,
cộng thêm vốn liếng văn hóa cổ truyền bắt buộc hai bên phải ngồi lại thảo luận
để nhìn nhận nhu cầu quan trọng của láng giềng và tình bạn. Phải củng cố tình bạn
giữa các nước XHCN.
Cuốn Hồi
ký của một nhà ngoại giao như Gromyko là nên đọc và phải đọc.
Ông đề cập
đến mọi vấn đề tranh chấp Quốc tế cũng như những nhà lãnh đạo cả hai phía. Vậy
mà rà soát đi soát lại, người viết đã không tìm thấy dù chỉ một vài dòng nói về
chiến tranh Việt Nam cũng như các nhà lãnh đạo như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ
Nguyên Giáp, v. v. . Theo thói quen, đọc phần Index vẫn không tìm ra tên một
nhân vật cộng sản Việt Nam
nào.
Điều đó
cho thấy Stalin và cả Gromyko có vẻ coi thường và không cần che dấu sự đánh giá
thấp lãnh đạo miền Bắc như những kẻ án bám.
Đây hẳn là
một nỗi nhục của đám lãnh đạo miền Bắc, mỗi lần sang chầu chực nhờ vả Liên Xô. Việc
Hồ Chí Minh sang Liên Xô mà mới đầu Stalin không muốn tiếp ai cũng biết cả.
Sự coi thường
ấy hiểu được vì họ chỉ là thứ ăn mày đi nhờ vả kẻ mạnh. Việt Nam là con số không đối với Gromyko
và nhất là đối với Stalin.
Khám phá
này đối với người viết là một điều nhục nhã cho tập đoàn cộng sản Hà Nội.
Trong cái
dở có cái may Sự tranh chấp đối đầu giữa Stalin và Mao Trạch Đông là một sự kiện
hiển nhiên. Stalin còn tìm cách đỡ đầu Lâm Bưu để tìm cách lật đổ và ngay cả ám
sát Mao Trạch Đông. Nhưng công việc bất thành. Moskva còn tấn công Trung Quốc bằng
ngoại giao ve vãn các nước tư bản như qua các tòa đại sứ Mỹ tại Washington, tại
Paris, tại Bonn và Londres về thảm họa Péril jaune (Hiểm họa da vàng, tiếng Anh:
Yellow Peril). Người viết thắc mắc không biết cụm từ này có phải do Liên Xô đưa
ra hay không?
[DCVOnline:
Hiểm họa da vàng (tiếng Anh: Yellow Peril) là thuật ngữ xuất hiện vào cuối thế
kỷ 19 ám chỉ việc những công nhân và phu phen người Trung Quốc nhập cư đến các
nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ; sau đó vào giữa thế kỷ 20, thuật ngữ này còn
liên quan đến người Nhật với việc Nhật Bản bành trướng quân sự. Có nhiều nguồn cho
rằng Kaiser Wilhelm II là người đã tạo ra cụm từ «hiểm họa da vàng» (tiếng Đức: gelbe Gefahr) vào tháng 9 năm 1895. Wilhelm
II đã cho vẽ một bức chân dung với tiêu đề này. Bức tranh mô tả cảnh tổng lãnh
thiên thần Michael biểu trưng cho nước Đức, ra lệnh chống lại mối đe dọa từ
châu Á, đại diện là bức tượng một vị Phật bằng vàng, thường được treo trên tất
cả cá tàu trên con đường biển Hamburg - Hoa Kỳ. Dường như bức họa do chính
Kaiser Wilhelm II vẽ. Nguồn: Daniel C. Kane, introduction to A. B. de Guerville,
«Au Japon, Memoirs of a Foreign
Correspondent in Japan , Korea , and China ,
1892-1894» (West Lafayette ,
IN : Parlor Press, 2009), p. xxix]
Trong cuộc
tranh chấp giữa đôi bên về hòn đảo Chen Pao. Người Trung Hoa đã vận dụng các cuộc
biểu tình lên đến 300 triệu người với biểu ngữ: «Đả đảo bọn Nga Hoàng mới.»
Thời
Brezhnev, tháng giêng 1967. Ông ra lệnh cho điều 13 sư đoàn lính Nga dàn quân
ra biên giới trước hiểm họa Cuộc Cách mạng văn hóa của Tầu. .
Ở vào thế
kẹt trong vụ tranh chấp giữa hai quan thầy, vì thế, trong chúc thư để lại trước
khi chết vào đầu tháng 9, họ Hồ mong mỏi hai nươc đàn anh tìm được sự hòa giải.
Đại diện
trong đám tang Hồ Chí Minh, có Chu Ân Lai về phía Tầu, Kosygin phía Nga hẳn là
cả hai đều đã nhận được chúc thư của Hồ Chí Minh.
Trên đường
trở lại Nga, Kosygin đã ghé qua Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai và họ Chu đã đưa ra ba
đề nghị: Giữ tình trạng status quo về tranh chấp biên giới; giải giới quân đội
hai bên ở một khoảng cách chiến lược, ở những điểm nhạy cảm để tránh các cuộc nổ
súng; chấm dứt các vụ tuyên truyền đả phá trên báo chí, đài phát thanh trong thời
gian hai bên thương thuyết, v. v. .
Cuối cùng
chẳng biết việc ám sát Mao có thật hay giả, con «gà nòi» Lâm Bưu cùng với vợ là Yeh Chun, người con trai là Lin
Likuo và 6 đồng chí khác đã tẩu thoát trên một chiếc máy bay Trident. Nhưng chẳng
may máy bay bị rớt ở Nội Mông, tại vùng Oundour Khan. (Han Suyn. «Le premier jour du monde», Stankes/Stock
các trang từ 417- 423)
Chính sự
tranh chấp giữa hai nước XHCN Tầu và Liên Xô đã mở đường cho nước Tầu có một địa
vị trong thế giới tự do mà trước đây họ không thể có. Trước đây, nước Tầu trù
tính có thể phải phải đối đầu cùng một lúc với bốn kẻ thù là: Mỹ, Liên Xô, Ấn Độ
theo Liên Xô, Nhật ngả về phía Mỹ.
Han Suyn
đã phỏng vấn Chu Ân Lai vào năm 1971. Chu Ân Lai trả lời là:
«Nước Tầu phải sẵn sàng, trong mọi trường hợp
đẩy lui sự xâm chiếm của một trong hai siêu cường, hoặc hai siêu cường cùng một
lúc. Và trong một tình huống tệ hơn, nước Tầu phải đối đầu với 4 nước cùng một
lúc.» (Han Suyn, Ibidm trang 425)
Tình huống
ấy đã không xảy ra vì cú bắt tay với Nixon! Phải nói là trong cái rủi có cái
may cho nước Tầu, nhờ đó có cơ hội trở thành cường quốc trên thế giới.
Bởi vì dưới
mắt Mao Trạch Đông, Á Châu phải do người Á Châu tự giải quyết. Vì thế, để chuẩn
bị cho tình huống có thể xảy ra. Mao Trạch Đông đã kêu gọi dân Tầu: Hãy đào sâu
các đường hầm, hãy tích trữ ở khắp nơi lúa gạo, , v. v.” Vì thế, mọi thành phố
đều đào những đô thị ngầm dưới đất có tích trữ lương thực đầy đủ. Cho dù chiến
tranh không xảy ra đi nữa thì tốt hơn hết cứ đề phòng những tình huống xấu nhất
có thể xảy ra.
Vậy mà có
một chiều hướng chính trị thuận lợi đã làm thay đổi tất cả.
Một nước Tầu
ngày hôm nay, một tham vọng bá chủ toàn cầu theo đúng tham vọng của Mao Trạch Đông
đề ra ngay từ khi làm chủ nước Tầu năm 1949. Nhưng lời căn dặn của Đặng Tiểu
Bình dặn các thế hệ sau: Hãy kiên nhẫn, ẩn mình. Phải chăng lời căn dặn ấy vẫn
còn có giá trị. Phải chăng cái tội lớn nhất của Tập Cẩn Bình là phô trương quá
lộ liễu sức mạnh kinh tế lẫn quân sự làm mất niềm tin nơi nhiều quốc gia chậm
tiến?
Cái sai lầm
về chính sách của Nixon bắt tay Tầu, chia rẽ hai đại cường cộng sản nay còn có
chút hy vọng Mỹ tìm lại được sức mạnh vốn có của mình nhờ sụ liên minh với phần
đông các nước kỹ nghệ cả trên đất liền và cả trên biển, nhất là trên biển với
liên minh với Ấn Độ? Hơn một tỷ người Trung hoa được thay thế bằng một tỉ người
Ấn Độ?
Đó là một
chọn lựa khôn ngoan nhất hiện nay với chính sách xoay trục này để thấy ai xử dụng
được sức mạnh mềm thì kẻ đó thắng.
Nguyễn Văn Lục
© 2019 DCVOnline
No comments:
Post a Comment