Sunday, November 10, 2019

Những lời trăn trối của Tổng thống Ngô Đình Diệm gửi cho nước Mỹ



Những lời trăn trối
của Tổng thống Ngô Đình Diệm

g
ửi cho nước Mỹ 
trước khi từ chối tỵ nạn chính trị tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ
hiên ngang chờ đón cái chết vì dân vì nước

Công Dân Nguyễn Anh Tuấn
Nhóm Phát Huy Tinh Thần Ngô Đình Diệm
Và nền Cộng Hòa Việt Nam

Maggie Higgins đã dành cả một chương 9 trong cuốn Our Nightmare of Vietnam để viết về Tổng thống Diệm. Theo Higgins, Ngô Đình Diệm là một vị quan lại bị ngộ nhận quá nhiều. Khi cụ Diệm bị Hồ Chí Minh bắt tại Tuyên Quang, lúc đó cụ Diệm đang đói và rất đau khổ. Hồ Chí Minh đã nói với cụ, «Tôi đã sẵn sàng dành cho ông một chức vị cao trong chính quyền. Tôi mong ông đến sống cùng tôi và ở trong dinh Toàn Quyền.»
Cụ Diệm nói thẳng vào mât Hồ Chí Minh, «ông và tôi hoàn toàn khác nhau về tương lai của nước Việt Nam». Rồi cụ Diệm nói thêm, «ông có bảo đảm là ông không áp đặt chế độ độc tài vô sản trên đất nước này không? Tôi đã chứng kiến người CS của ông khi cai trị tỉnh Phan Rang và Phan Thiết… họ đã hành xử như những tội phạm… làm thế nào để tôi tin được ông? Bàn tay của nhũng người CS của ông đẫm máu những người Quốc Gia lương thiện… ông đã giết anh tôi là tỉnh trưởng Quãng Ngãi.» Hồ Chí Minh chống chế: «tôi chẳng hề biết về việc anh của ông… đất nước đang hỗn loạn, ông đang buồn bực… hãy ở lại đây với tôi… Chúng ta phải sát cánh bên nhau làm việc để chống thực dân Pháp».
Cụ Diệm nói thẳng thừng với Hồ Chí Minh:
«Tôi không tin là ông hiểu được loại người như tôi. Hãy nhìn thẳng vào mặt tôi xem tôi có phải là loại người biết sợ hãi hay không?»
Hồ Chí Minh nói:
«Không… ông không là loại người như thế.»
Cụ Diệm nói ngay:
«Tốt lắm! bây giờ tôi đi nhé.»
Và Hồ Chí Minh đã để cụ Diệm lặng lẽ ra đi. Vì thế Hồ Chí Minh rất tôn kính cụ Diệm.
Phlippe Deviller, một sử gia hữu hạng đương thời của Pháp đưa ra nhận định như sau: «Ngô Đình Diệm được mọi người biết đế là một con người chính trực liêm chính vẹn toàn (perfect integrity), một con người đầy năng lực và rất thông minh»
Riêng sử gia nổi tiếng Paul Mus thì cho rằng: «ông Diệm là một lãnh tụ phe Quốc Gia được kính trọng nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất» (The most respected and the most influential nationalist leader).
Khi người Nhật chiếm Đông Dương vào Đệ II Thế Chiến cũng cố gắng mời cụ Diệm cộng tác, nhưng ông đã từ chối. Người Pháp trước và sau Đệ II Thế Chiến đã bao lần mời ông hợp tác và bổ nhiệm ông vào các chức vụ quan trong, ông cũng đã từ chối luôn.
Hoàng Đế Bảo Đại đã hai lần mời ông vào 1945 và 1949, ông đều từ chối. Mãi tới lần thứ ba vào 1954 ông mới nhận lời làm thủ tướng.
Vào 1933 cụ Diệm đã yêu cầu Pháp cải cách chính trị để trả lại một số quyền hành cho Việt Nam để cải tạo xã hội mà lo đời sống người dân. Người Pháp không chấp nhận nên ông đã rũ áo từ quan về làm ruộng để chờ thời.
William Henderson, chuyên gia trong Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế của Hoa Kỳ, thường chỉ trích ông Diệm, nhưng phải đồng ý rằng, «Hồi tưởng lại chính quyền chống cộng sản của Ông Diệm và sự củng cố vững mạnh quyền hành để xây dựng một nước Việt Nam tự do thật là một phép lạ chính trị lớn lao lần đầu tiên mới thấy.»
Sau Hội Nghị Geneve, Henderson tiếp tục phát biểu:
«Miền Nam Việt Nam dường như đang rơi vào cơn hỗn loạn. Với những mục đích rất thực tế, ông Diệm đã dùng quyền hành rât hữu hiệu để chế ngự những hỗn loạn của vùng Sài Gòn và các thành phố… Mặc dù Geneve đã được ký kết, Việt Minh đã để lại tại miền Nam những tổ chức bí mật, ngay sau khi Việt Minh triệt thoái khỏi miền Nam, các cán bộ cộng sản vẫn kiểm soát các vùng nông thôn, họ liên tục gia tăng việc xâm nhập vào quân đội, công an và viên chức hành chánh tại miền Nam. Nhiệm vụ loại trừ cộng sản của ông Diệm vô cùng khó khăn, nhưng với những chiến thuật chiến tranh tâm lý và chiến tranh chính trị, tất cả là những nỗ lực loại trừ cộng sản rất hữu hiệu.»
Vào giữa 1956, phần đông các quan sát viên nhận thấy những người cộng sản, dù tiềm năng bao nhiêu chăng nữa, cũng không thể đe dọa chế độ của ông Diệm được nếu không có trợ giúp bên ngoài. Thực tế cho thấy ông Diệm đã tái tổ chức lại quân đội và cảnh sát để gia tăng sức mạnh của miền Nam. Trong lúc chưa đủ sức để đối đầu nếu có những cuộc tấn công của Cộng sản Bắc Việt vào miền Nam, thì tình hình an ninh của miền Nam đã được bảo vệ và duy trì tốt đẹp.
Ông Diệm dồn mọi nỗ lực của quyền hành để lo cho đời sống của các nông dân miền Nam mà ông cho là chiếm 80% dân số miền Nam.
Bất cứ một phê phán nào công bình cũng phải thừa nhận là đời sống của nông dân miền Nam đã đạt những tiến bộ quá tốt đẹp.
Trong khi 1954 đến 1964 tất cả nông dân Miền Bắc dưới sự thống trị độc tài khát máu của Hồ Chí Minh và Cộng sản Bắc Việt đã dở sống dở chết với tất cả sự đói khát và khiếp đảm trong cải cách ruộng đất gây ra làm cho 50.000 người chết và 100.000 người lao động tập thể cưỡng bách đã làm cho kinh tế miền Bắc hoàn toàn sụp đổ thê thảm.
Higgins cho biết, phần lớn những lời chỉ trích đầy hận thù ông Diệm lại không nhắm vào những gì ông làm và đã thành đạt, mà họ chỉ nhắm vào những phương pháp, và những kỹ thuật điều hành guồng máy quốc gia.
Henderson còn nói thêm: «Những ngày khởi đầu là những ngày phủ đầy bóng tối, phần lớn các cuộc chống đối chính trị đã được khuất phục, những quyền dân sự chưa được lý tưởng. Các cuộc bầu cử tự do còn xa vời, và những phương pháp đem ra xử dụng để có sự ủng hộ của quần chúng vẫn độc đoán. Nhưng những vấn nạn hai năm đầu gần như tràn ngập khi ông Diệm nắm quyền hành, trong lúc người dân Việt vẫn thiếu hẳn sự hiểu biết và ý thức về dân chủ… Nhưng phải nhìn nhận sự thật là ông Diệm đã dâng hiến tất cả cho chính nghĩa dân chủ được thể hiện trong đường lối cai trị quốc gia hơn là gia tăng sự độc tài.»
«Nói một cách khác, ông Diệm chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn, dân chủ theo Tây phương và đó là lý do chính yếu người ta nhắm vào để chỉ trích bất công với ông.»

Những lời nhắn nhủ nước mỹ trở thành những lời trăn trối nhờ Higgins trao lại cho nước Mỹ trước khi bị Thích Trí Quang và Dương Văn Minh giết
Marguerite Higgins bước vào Dinh Độc Lập ngày 7-8-1963, đây là nhà báo sau cùng đã đến phỏng vấn Tổng thống Diệm liên tiếp hơn 5 tiêng đồng trước khi ông nằm xuống, và đây cũng là lời nói sau cùng với nước bạn đồng minh của Việt Nam của ngưỡi lãnh tụ mà Paul Mus nói là «một lãnh tụ trong hàng ngũ Quốc Gia đáng kính trọng nhất và có ảnh hưởng lớn lao nhất Việt Nam».
Theo Higgins cho biết, ông Diệm trong cuộc phỏng vấn này đặc biệt chú tâm tới những vấn đề hệ trọng của Việt Nam như chiến tranh, cơn khủng hoảng Phật giáo, và những đường lối đầy mâu thuẫn giữa các viên chức Hoa Kỳ, và làm thế nào để giải quyết những cơn khủng hoảng như thế?
Ông Diệm chấp nhận nắm quyền hành quốc gia từ 1954. Thật khó mà hình dung được hình ảnh ông Diệm như một nhà cách mạng để nói với dân Việt Nam khi ông chấp nhận nắm giữ quyền hành để lèo lái con thuyền quốc gia đang trong cơn bão tố do Hoàng Đế Bảo đại trao cho:
«If I advance, follow me. If I retreat, kill me. If I die, avenge for me»
«Nếu tôi tiến lên, hãy tiến theo tôi. Nếu tôi tháo lui bỏ chạy, hãy giết tôi đi. Nếu tôi bị chết, hãy trả thù cho tôi».
Higgins đã bỏ ra hơn 5 tiếng đồng hồ để trao đổi riêng tư với Tổng thống Diệm về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tổng Thống Diệm đã nói:
«Nếu người dân Hoa Kỳ hiểu được về những khó khăn phức tạp của đất nước Việt Nam, và hiểu được bản chất của chiến tranh Việt Nam, do cộng sản gây ra mà hiện nay chúng tôi đang phải đối đầu gánh chịu. Cô Higgins đã đi nhiều về các vùng nông thôn. Cô đã gặp những người dân Thượng, với những giáo mác và những mê tín dị đoan của họ. Những người dân Chàm, Cao Đài, Hòa Hảo. Những người dân làng chất phát mộc mạc là những nơi thờ cúng tổ tiên khắp nơi tại Việt Nam. Cô Higgins hãy nói cho tôi nghe, thứ ngôn ngữ nào của dân chủ nghị viện có thể giải thích cho những con người như thế, khi ý nghĩa của dân chủ chưa tìm ra trong ngôn ngữ của họ, với quá khứ của thời kỳ thực dân đất nước Việt Nam»
Ông Diệm nói tiếp: ’
«Những người Pháp ra di không để lại cho chúng tôi những gia sản cao quý. Trong thời kỳ trước thực dân, ngay trong các làng người dân có thể đọc và viết. Bây giờ chúng tôi phải xây dựng lại… Nhưng chúng tôi phải xây dựng từ từ, bắt đầu từ các làng xã. Tại các làng xã vốn đã có sẵn truyền thống dân chủ và quyền tự trị của các làng xã… Đó là một phần văn hóa Khổng Giáo… Người dân làng gắn bó với việc thờ cúng tổ tiên… Và chúng tôi muốn loại bỏ những gốc rễ đã ăn xuống quá sâu trong truyền thống Khổng giáo của chúng tôi là tinh thần nho quan hủ bại trong việc xây dựng lại xã hội Việt Nam.»
«Tôi biết có nhiều người Mỹ và họ cho tôi là một thứ quan lại (mandarin)… Nhưng tôi hãnh diện với vai trò của tôi… Đó là những kinh nghiệm mà người Mỹ chưa từng trải qua, là giới quan lại trong hệ thống Khổng giáo, nhưng quan lại thì phải chính trực liêm chính. Đó là linh hồn của dân chủ. Chúng đã đi ngược lại truyền thống tốt đẹp đó để sao chép thứ “nho quan hủ bại” của quá khứ. Và chúng tôi cũng muốn đem những di sản của chúng tôi vào thời hiện đại. Người Mỹ của cô đã hoàn tất những công trình xây dựng xã hội trên các dòng tư tưởng và những giá trị hoàn toàn khác biệt với các giá trị trong văn hóa của chúng tôi. Sau những cơn hỗn loạn tơi bời vừa qua của lịch sử Việt Nam và những phá hoại của cộng sản. Ưu tiên số một của Việt Nam là ổn định và phải kiểm soát mọi việc thật chặt chẽ, người dân phải tôn trọng chính quyền và tôn trọng luật pháp quốc gia và có bổn phận bảo vệ trật tự quốc gia. Cô Higgins có nhận thấy khi tôi chấp nhận chấp chánh để điều hành guồng máy quốc gia, chính quyền trung ương đã đánh mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các vùng nông thôn… Những người Mỹ hiểu được những gì về truyền thống quan lại với năm đức tính phải có mà Vương Dương Minh đã đưa ra làm tiêu chuẩn cho những người chăn dân giữ nước là chính trực liêm chính và coi dân như ruột thịt. Những người Mỹ đang phá bỏ tâm lý của con người Việt Nam, và họ cũng chẳng hiểu được là họ đang làm gì vậy.»
«Báo chí và truyền thông ngoại quốc chế giễu kỷ luật quốc gia và tinh thần tôn trọng chính quyền của người dân và cổ súy vinh danh các quyền tự do dân sự (civll liberties) và các quyền khác của người dân cũng như cần phải có đối lập chính trị (political opposition). Nhưng quốc gia của chúng tôi đang đứng trước một cuộc chiến đấu vô cùng cam go và vô cùng khó khăn trước sự sống và sự chết (life and death). Ngay cả nước Mỹ và các quốc gia Tây Phương cũng đã từng giới hạn các quyền tự do dân sự trong hoàn cảnh khẩn cấp của chiến tranh».
Về phía Mỹ, Higgins muốn thấy nhận định của ông Diệm như thế nào? Và ông Diệm cho biết:
«Ông Đại Sứ của cô đến và nói với tôi là tôi cần phải tạo ra một khuôn mặt tự do (liberal image) cho đất nước Việt Nam bằng cách cho phép các cuộc biểu tình trên các đường phố và cho các đảng chính trị đối lập hoạt động công khai… Tôi không thể nào nghe lời thuyết phục của Tòa Đại Sứ, đây là đất nước Việt Nam, đây không phải nước Mỹ. Chúng tôi có lý do chính đáng để cấm các cuộc biểu tình trước lò lửa của chiến tranh sôi bỏng như thế này, và lý do khác nữa là Việt cộng có mặt khắp mọi nơi… như thế chuyện gì sẽ xảy ra, và tai vạ nào sẽ mang đến cho chúng tôi, nếu Việt cộng xâm nhập, len lỏi và trà trộn trong các cuộc biểu tình tại Sài Gòn này, chúng sẽ ném bom và sẽ giết hại nhiều dân của chúng tôi, và có cả báo chí ngoai quốc. Làm sao thoát? chết cả lũ hay sao? Rồi đến những người thiên tả sẽ nói gì về tôi? và họ có tin chính quyền của tôi, khi chúng tôi nói rằng, Việt cộng phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người hàng loạt như thế, cuối cùng chỉ có những người cộng sản là hưởng được tất cả lợi lộc từ những cơn hỗn loan như thế! Cô nên suy nghĩ nhiều về những thảm họa đã xẩy ra cho người dân của chúng tôi tại thành phó Huế. Những quả bom plastic do chính Việt cộng ném ra… nhưng người Mỹ của cô đã thống trách ai? Họ đã đổ hết lỗi lầm lên đầu tôi, chỉ vì tôi là Tổng Thống nước Việt Nam tự do, và họ đổ tội luôn cho quân đội miền Nam của chúng tôi. Đây không phải trò chơi đùa của bọn con nít. This is not child’s play.»
«Tôi đâu phải người nặn ra những tên việt cộng khủng bố. Tuy nhiên khi tôi nỗ lực để bảo vệ che chở những người dân của đất nước này, bảo vệ cả tính mạng của người Mỹ bằng một hệ thống an ninh chặt chẽ và hữu hiệu của cảnh sát và bảo vệ an toàn các đường phố, và khi làm những việc khó khăn như thế, tôi đã bị mọi người lên án là đàn áp Phật giáo».
Khi đề cập đến những điểm đó, ông Diệm đột ngột hỏi lại Higgins:
«Cô Higgin ơi! cô có biết tôi nghĩ gì về chính quyền Mỹ không? Phải chăng đơn giản tôi chỉ là một thứ bù nhìn của người Mỹ hay sao? Hoặc như tôi vẫn thường kỳ vọng, chúng ta có thể là những người cộng tác mật thiết với nhau vì chính nghĩa chung (common cause) không? »
«Tại sao tôi lại đặt ra câu hỏi đó? bởi vì tôi đang cố gắng trở thành một người đồng minh trung thành với Mỹ. Tuy nhiên, gần như ngày nào tôi cũng nghe phát thanh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và những nhà báo Mỹ thảo luận với Washington là chúng ta duy trì để ông Diệm tiếp tục nắm quyền hay chúng ta lật đổ ông Diệm? »
«Chúng tôi là một nước nhỏ bé và nước Mỹ là một đại cường quốc. Tôi tôn sùng nước Mỹ về nhiều lãnh vực. Nhưng Tổng Thống Kennedy nghĩ thế nào nếu báo chí Việt Nam tràn ngập các bài viết toàn là những chuyện vẽ vời ra để kêu gọi người dân Mỹ lật đổ Tổng thống Kennedy? »
«Chúng tôi mang ơn những viện trợ của Hoa Kỳ. Nhưng tôi muốn tin rằng nước Mỹ không phải vì viện trợ Mỹ mà biến thành một thứ phương tiện để Mỹ kiểm soát chính quyền Việt Nam. Chắc chắn chỉ có thể biện minh cho sự có mặt của Mỹ tại Việt Nam, vì quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ đòi hỏi phải trợ giúp Việt Nam để ngăn chặn làn sóng cộng sản khỏi xâm lăng Việt Nam. Nếu sự thật là như thế, thì cung cấp viện trợ cho Việt Nam như một phần trong sự hợp tác Việt-Mỹ trong chiến tranh để đánh bại cộng sản. Nhưng bây giờ tôi nghe là Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ nếu tôi không làm đúng những gì người Mỹ đòi hỏi. Hành xử như thế có phải là quá kiêu căng phách lối khi đưa ra những đòi hỏi như thế không? Hoa Kỳ có một nền kinh tế quá lớn lao, và có nhiều điểm đáng kính trọng tôn vinh. Nhưng với sức mạnh của Mỹ, chẳng lẽ nước Mỹ đương nhiên có tất cả quyền để bắt buộc đồng minh của họ phải thi hành những yêu sách của Mỹ tại Việt Nam à? »
«Có phải chiến tranh Việt Nam đang diễn ra vô cùng khốc liệt và nóng bỏng, và đây là một thứ chiến tranh mà người Mỹ chưa bao giờ trải qua những kinh nghiệm về một cuộc chiến như thế này. Nếu như Hoa Kỳ đưa ra mệnh lệnh giống như bắt buộc tên bù nhìn phải cúi đầu tuân hành của họ, như vậy thái độ của Hoa Kỳ có gì khác thực dân Pháp không? Tôi biết rõ Hoa Kỳ đang giao tiếp âm thầm với những người Việt Nam ở đất nước này là những người đang âm mưu để lật đổ tôi. Những người này sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự tiếp tay và chấp thuận của những người Mỹ. Nhóm người Việt Nam này biết rõ điều đó».
Higgins tiếp tục dò hỏi ông Diệm:
«Thưa Tổng Thống có phải thực sự ngài nghĩ rằng Hoa Kỳ đang âm mưu lật đổ ngài hay sao?»
Ông Diệm liền đáp lại:
«Tôi không nghĩ là ông Đại Sứ Nolting muốn lật đổ tôi. Tôi cũng thấy không phải CIA Richarson đang có âm mưu lật đổ tôi. Tôi biết có một số viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là những người đang sửa soạn đưa ra quyết định để loại trừ tôi. Tôi thực sự không biết tương lai đi về đâu. Tôi cũng không thể nào ngờ và tin được là Hoa Kỳ đang quay lưng hãm hại đồng minh trung thành của họ, khi quốc gia đồng minh ấy đang bị bom đạn chiến tranh khói lửa ngút trời vây hãm bốn bề như thế này, và chúng tôi đang điêu đứng dấn thân trong cuộc chiến đấu để mong sống còn tồn tại của một dân tộc đau khổ tột cùng. Nhưng có một số người quá điên rồ mê sảng, và cả thế giới hình như cũng điên rồ mê sảng như thế.»
«Cô Higgins ơi! thêm nữa, tôi hy vọng chính quyền Hoa Kỳ của cô nên có cái nhìn sát thực tế vào nhóm tướng lãnh trẻ đang âm mưu chiếm đoạt chiếc ghế quyền lực quốc gia. Nhóm tướng lãnh này có thực sự trưởng thành chín chắn chưa, hoặc họ hiểu biết được bao nhiêu về phương diện chính trị quốc gia của họ. Làm sao nhóm tướng lãnh này có được một George Washington trong hàng ngũ quân đội của chúng tôi? »
Higgins nhận thấy cho đến khi những người Phật giáo tranh đấu tại Huế biến vụ Phật giáo thành bi kịch quá lớn lao trong cơn khủng hoảng lớn lao này, lực lượng chống đối Tổng thống Diệm có tầng lớp trí thức, và các tướng lãnh cùng các sĩ quan cao cấp khác trong quân đội miền Nam.
Tất cả nhóm người này chỉ là thiểu số rất nhỏ bé trong dân số của quốc gia, họ thường xuyên tranh cãi ấm ĩ với nhau về những chuyện rất tào lao, họ không thể nào đồng ý với nhau về sự thay đổi chế độ hay làm bất cứ điều gì cho ra hồn. Hành động với những «âm mưu» rồi kết cục cũng chỉ là những «âm mưu» trong các quán cafe hay quán nhậu, tạo ra cảnh tranh khôn tranh dại, chẳng bao giờ giải quyết được chuyện gì, dù rất tinh ma quỉ quái đầy mánh khóe nhưng thường không có mục đích rõ ràng. .
Để hỏi những kẻ âm mưu này xem có chương trình gì thảo luận cho tương lai của Việt Nam không, từ đó mới thấy những con người này có làm được gì khác không, có «dân chủ» hơn không, hoặc có hiệu năng hơn chế độ của ông Diệm hay không? Những tướng lãnh và các sĩ quan cao cấp không có được một viễn kiến cho sự thay đổi và tiến bộ hơn một chính quyền dân sự mà họ đang âm mưu lật đô, nhưng họ còn nguy hiểm hơn, vì nếu họ hạ bệ ông Diệm để nắm giữ toàn bộ quyền hành quốc gia thì họ sẽ phá tan nát quốc gia.
Ông Diệm buồn bã trả lời: «It is impossible, Điều đó không thể nào có được, bởi vì những người Mỹ nên hiểu về sự độc hại của những đam mê quyền hành vô độ trên đất nước này, thứ ham mê danh lợi đó là sản phẩm của bản chất bán khai và lạc hậu (premitive and backward) của đất nước Việt Nam phát sinh từ hậu quả xấu xa của gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ở đó mọi người đoàn kết với nhau trên một điểm duy nhất, đó là lòng hận thù đối với thực dân Pháp. Tại Hoa Kỳ ngay cả những người Cộng Hòa và Dân Chủ đã đoàn kết với nhau trên rất nhiều điểm, trên nền tảng triết lý về chính quyền, một phần là chính sách đối ngoại. Nhưng tại Việt Nam chưa hề có một sự thỏa thuận nào về chính quyền sẽ thành lập ra sao. Có một số thành phần tư sản không hiểu được một cách sâu xa cái gì đã gắn bó với toàn dân về ý nghĩa một nền độc lập của một quốc gia.»
«Vì tầng lớp trí thức tư sản này là những phần tử hưởng đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp và vì thế họ khước từ không hợp tác tích cực trong việc xây dựng và củng cố nền độc lập quốc gia. Chúng tôi nghe nói có một số người Việt Nam đề nghị mở rộng sự bảo hộ Việt Nam của Hoa Kỳ. Có lẽ họ hy vọng làm được như thế thì họ sẽ hưởng lợi từ những âm mưu của họ. Nếu Hoa Kỳ ủng hộ cho những con người như thế sẽ là một sai lầm lớn lao vô cùng. Những dự mưu bất chính đó sẽ làm tan nát hết khát vọng tự do của người dân Việt Nam muốn thoát ách nô lệ của ngoại bang».
Tôn Thất Thiện, một học giả và trí thức Việt Nam đã đề cập những vấn đề như Higgins đã quan sát thấy. Ông ta viết rằng:
«Nền độc lập của Việt Nam đánh dấu một khởi đầu đầy dẫy những khó khăn, hoàn cảnh không giống một thế kỷ khi người Pháp cai trị. Khi thực dân Pháp cai trị người Việt Nam đối đầu với vấn đề thực dân rất đơn giản. Đó là làm thế nào để loại trừ thực dân Pháp… Sự thống trị của thực dân Pháp đã tạo ra hậu quả là làm tiêu tan mọi hiệu năng cần có khi cai trị quốc gia, về tổ chức, về lãnh đạo và trách nhiệm đều mất hết… người Việt Nam đã học hỏi làm thế nào để phá hoại, vật chất, tinh thần và xã hội. Họ không có trách nhiệm trong việc điều hành quốc gia, họ cũng không có cơ hội để học hỏi làm thế nào để bảo vệ, để phát triển, để xây dựng, để suy nghĩ và hành động xây dựng.»
Suốt buổi nói chuyện với Tổng thống Diệm cho thấy ông nắm vai của một vị quan đầy đau khổ và bị ngộ nhận quá nhiều. Ông không chối bỏ sự cai trị quốc gia trong bàn tay mạnh của quyền hành, nhưng ông lý luận rằng, tình thế với muôn vàn khó khăn mà không có sức mạnh thì làm sao cai trị được đất nước này, với những hỗn loạn triền miên và thảm nạn phe phái tranh dành sâu xé sẽ làm tiêu tùng tất cả trước một hoàn cảnh vô cùng khẩn trương liên tục vì bạo lưc đe dọa và vây hãm không ngừng của cộng sản.
Tổng thống Diệm bước trên một chặng đường quá gian nan khổ ải để xây dựng dân chủ và để xoa dịu những cơn giận dữ của Hoa Kỳ là những người đang viện trợ cho Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa được công bố vào tháng 10-1956, theo đúng tinh thần của Hiến pháp Hoa Kỳ. Hệ thống chính trị theo tổng thống chế đã được thành lập, bởi vì Việt Nam đang cần một hành pháp thật vững mạnh. Nhưng bầu cử chưa thực sự được tự do theo tiêu chuẩn của Tây Phương (Tây phương). Làm thế nào để 80% nông dân sống trong các làng xã và nhiều thị dân các thành phố cũng chưa biết đọc tên đề trên các lá phiếu, họ chưa hiểu quan niệm về hiến pháp. Chưa hiểu được sự ưng thuận của toàn dân khi lựa chọn chính quyền ra sao, không biết bầu cử phiếu kín là như thế nào, cũng chẳng biết thế nào là phân chia quyền hành và kiểm soát để thăng bằng quyền hành như thế nào, và những nguyên tắc dân chủ cũng chưa bao giờ nghe thấy.
Tổng Thống Diệm giải thích rằng:
«Tiến trình thực hiện bầu cử diễn ra rất từ từ, và người dân sẽ từ từ hiểu được những bài học dân chủ căn bản khi đem vào thực tế.»
Phần lớn, Higinns cho biết, cuộc phỏng vấn dành nhiều thời gian để đề cập đến những lời lên án kết tội chính quyền của những người Phật giáo quá khích.
Tổng Thống Diệm đưa ra lời nhận định của ông như sau:
«Thế giới Tây Phương đã có những cuộc chiến tranh tôn giáo, nhưng ở Việt Nam chưa bao giờ có chiến tranh tôn giáo, người Việt Nam chưa hề xung đột sát hại lẫn nhau vì lý do tôn giáo, dân Việt chúng tôi có cái nhìn rất bao dung về tôn giáo (tolerant people) hãy nhìn chúng tôi và những mối liên hệ với nước Tàu. Chúng tôi đã chiến đấu và đánh bại người Tàu trong các cuôc xâm lăng chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi đuổi được những kẻ xâm lăng, chúng tôi giữ lại tôn giáo của họ như Phật giáo và Khổng giáo. Các vị vua theo Khổng giáo chiến đấu chống lại những người Công giáo không phải vì tôn giáo của họ mà vì họ lo sợ các tu sĩ Công giáo là móng vuốt của đế quốc thực dân… Mặc dù chúng tôi loại trừ thực dân nhưng chúng tôi giữ lại đạo Công giáo của họ làm tôn giáo của chúng tôi».
«Tôi thực sự không hiểu được những người Mỹ. Ông Đại Sứ của cô đã kêu gọi tôi phải tìm cách hòa giải với những người Phật giáo, nhưng lại không chịu nói để bảo vệ và chống đỡ cho những lời buộc tội chúng tôi thật phi lý của những người Phật giáo đang chống đối tôi. Tôi vẫn giữ đường lối thương thảo với những người Phật giáo. Nhưng nếu tôi phải giữ thái độ im lặng, tại sao người Mỹ không chịu nói lên sự thật, đó là những hoạt động của những người Phật giáo chẳng dính dáng gì đến lãnh vực tôn giáo, và đó là cuộc tranh đấu bạo lực của Cộng Sản để lật đổ chính quyền của chúng tôi.»
«Hoặc giả Washington có thể nhìn tôi như một thằng điên? Chắc hắn chỉ có người điên, ngay trong lúc chiến tranh đang diễn ra sôi bỏng, mà đột nhiên lại đi đánh nhau với những người Phật giáo là những thành phần quan trọng trong dân. Nhưng tôi bảo đảm với cô Higgins, tôi chẳng phải người điên rồ. Tôi đã làm mọi việc trong quyền hạn của tôi để xoa dịu (placate) những ngườ Phật giáo này. Tôi đã đưa ra một sự thỏa thuận với họ về việc treo cờ và sở hữu tài sản. Tôi đã cung cấp tất cả tài liệu cho Ủy Ban Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra gồm cả báo chí và cung cấp luôn cho những người Phật giáo. Tại sao những người Phật giáo lại từ chối những thỏa thuận mà tôi đã đưa ra cho họ? Cô Higgins ơi! Tôi thấy có cộng sản và Việt cộng đầy trong các ngôi chùa đó, và chúng tôi đã biết chính xác sự thật đó. Cô đã từng theo dõi các cuộc biểu tình, cô đã nghe những bài diễn văn đầy nội dung phá hoại, ngay cả chính quyền Hoa Kỳ cũng khó mà bao dung nổi, nhất là không được phép làm như vậy trong lúc chiến tranh đang sôi sục nóng bỏng. Thật là lạ lùng, ngược lại,  chính quyền Hoa Kỳ lại nói tôi nên giữ im lặng và nên chấp nhận tất cả. This regime is to sit silently and accept all this.»
«Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi ngồi im lặng xuôi tay không làm gì cả? Và trên những trang nhất của báo chí sẽ thấy nhiều người tự thiêu hơn để thế giới thấy hình ảnh của tôi như ma quỉ. Chúng tôi càng thụ động (passive) bao nhiêu thì càng có nhiều cuộc biểu tình nổi lên bấy nhiêu. Làm sao tôi có thể, ngay trong lúc chiến tranh khủng khiếp đang bốc cháy khắp, mà tôi cứ để sự hỗn loạn tơi bời cứ tiếp diễn liên tục trên các đường phố như thế hay sao? Chúng tôi phải có trách vụ ưu tiên số một trong số những việc phải làm, đó là đương đầu với chiến tranh».
Higgins cho biết, cuộc phỏng vấn Tổng thống Diệm được làm trên hai cách. Có những câu hỏi đã được viết xuống, và những câu trả lời cũng được viết thành văn. Tất cả đã được lưu vào hồ sơ. Cuộc trao đổi diện đối diện sẽ không được xử dụng cho đến khi nào cơn khủng hoảng này chấm dứt.
Sau khi Higgins rời khỏi Dinh Độc Lập sau 5 tiếng đồng hồ, đầu óc Higgins mệt nhoài, nhưng vẫn còn hăng hái.
Cuộc đối thoại giữa Higgins và Tổng thống Diệm rất hấp dẫn, lôi cuốn, không khí thoáng nhìn vào tâm tư của một vị lãnh tụ Á Đông da vàng, bởi vì Higgins đã cảm nhận được ý nghĩa về những lập luận mà Tổng thống Diệm đưa ra chính là những vấn đề gắn liền với sự sống và sự chết của chế độ ông Diệm. Nếu ông không thể thuyết phục được Washington tương tư những gì ông đã nói với Higgins thì khôi phục lại quan hệ với Hoa Kỳ không thể nào làm được. Và như thế, chuyện gì xảy ra và ông sẽ không bao giờ cứu vãn được chế độ của ông, và bảo vệ được sự ổn định tại Việt Nam.
Dù ông có lỗi lầm gì đi chăng nữa, Tổng thống Diệm là một học giả minh triết và là một sĩ phu xuất chúng trong thời đại của ông (Brilliant scholar and intellect). Những chứng liệu lịch sử của Higgins cho thấy trong cuộc trao đổi giữa Higgins và Tổng thống Diệm, đều có trích dẫn lời của Thomas Jefferson, Plato, Khổng Tử, Đưc Phật và Lão Tử.
Ông Diệm nói:
«Thế giới Tây Phương cần cho chúng tôi có đủ thời gian. Mặc dù những người Tây phương chưa nhận ra hình thức dân chủ của Đông Phương, với tinh thần dân chủ luôn luôn là một phần tinh hoa của văn hóa Á Đông. Nền dân chủ này có liên quan đến tât cả các tôn giáo. Triết lý Ấn Độ giúp cho linh hồn con người siêu thoát. Đức Phật truyền bá sự bình đẳng trong thế giới con người, và những giá trị đạo đức của Khổng giáo. Tinh thần dân chủ có thể tìm thấy khắp nơi tại Việt Nam, đặc biệt là trong các làng xã, ở đó chúng tôi xây dựng dân chủ. Những người dân sống trong các làng xã tự cai trị lấy chính họ. Từ từ khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi sẽ tiến tới một nền dân chủ ở cấp độ lớn hơn, tức là xây dựng một xã hội và một quốc gia dân chủ. Những giá trị đó sẽ được rút ra từ những giá trị dân chủ của văn hóa Tây Phương.»
«Nhưng điều không thể nào làm được, hay chỉ là ảo tưởng khi nghĩ rằng một giải pháp cho chính trị Á Châu là sao chép một cách mù quáng các phương pháp của Tây phương. Điều mà người dân Hoa Kỳ chưa hiểu được là một quốc gia có một nền kinh tế rât lạc hậu và đang phải gánh chịu một cuộc chiến tranh quá khốc liệt và tàn bạo, chúng tôi phải chiến đấu khốn khổ với chiến tranh du kích của cộng sản, là những con ngưới quỉ quyệt nhất, gian manh nhất và độc ác nhất thế giới. Không có một quốc gia nào có thể hành động khác như chính quyền Việt Nam đang hành động trên sự chết và sự sống. Xin mọi người hãy chỉ cho tôi thấy có một quốc gia Á Phi nào trong những giờ phút sinh tử này có thể cổ súy cho chế độ dân chủ theo tinh thần Đông Phương. Cô đã thấy tại Mạc Tư Khoa (Moscow) nơi đó là tổng hành dinh của chế độ độc tài lâu đời nhất, tuy nhiên lại muốn có một chế độ dân chủ tự do cho lục địa Phi Châu.»
«Mục đích của Quốc Tế cộng sản đã quá rõ ràng. Nếu các quốc gia đón nhận lời đề nghị của cộng sản, các quốc gia đó dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho cộng sản nuốt chửng họ. Chúng tôi có lực lượng cảnh sát và an ninh, bởi vì trước tình thế hiện nay là chống lại những đòi hỏi của cộng sản. Chúng tôi biết rõ từ làng này qua làng khác ai là người đối đầu với những áp lực và đe dọa của cộng sản và Việt cộng, mà người ta thường gọi là chế độ độc tài. Thực ra đó là những hành động bắt buộc phải có cho một chính quyền muốn sống còn và tồn tại được, và sẽ không bị cộng sản nghiền nát. Có làm như thế mới chống đỡ được chiến tranh. Và bất cứ là ai sau tôi cầm quyền lãnh đạo chiến tranh, họ sẽ bắt buộc phải sử dụng những phương pháp như tôi, nếu không đất nước này sẽ mất vào tay cộng sản.»
«Và nếu những người Mỹ hiểu được tình thế cực kỳ nguy hiểm, và còn biết bao vấn đề khó khăn không thể nào vác nổi trên đôi vai của quốc gia chúng tôi. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng, người Mỹ sẽ không còn nỗ lực để đầu độc dư luận nước Mỹ khi nhìn vè Việt Nam nữa.»
Ông Diệm tra vấn nước Mỹ:
«Có thực sự nước Mỹ hiểu được là cuộc chiến đấu gian khổ của chúng tôi với cộng sản là gì không? Đây là một cuộc chiến tranh toàn diện (total war), một cuộc chiến tranh khác thường không lấy chiến trường để quyết định. Nhưng là một cuộc chiến với những nỗ lực làm tiêu hao soi mòn từ từ tinh thần của đối phương, một cuộc chiến tranh mở ra trên khắp các mặt trận, chính trị, kinh tế, ngoại giao, tuyên truyền và quân sự, và mở ra trên tầm mức quốc tế trên khắp thế giới. Nếu nhìn vào bản đồ thế giới, người ta có thể nhận ra ở điểm nào với thời gian là ba năm chiến tranh với cộng sản gây ra đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới kể từ Đệ II Thế Chiến. Và nếu chúng tôi có mặt tại Việt Nam để đối đầu với chiến tranh do cộng sản gây ra một cách thành công, rồi từ bài học thành công trong chiến tranh Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp cho cả thế giới chống lại làn sóng cộng sản. Và đó là việc làm chúng tôi đang làm. Đừng quên rằng trong cuộc chiến tranh này bên nào vững tâm bền chí chiến đấu tới giờ phút cuối, người đó sẽ thắng».
Higgins nhìn lại những sự kiện đã được viết xuống, cô bị những lời nói của Tổng thống Diệm làm chấn động mạnh mẽ vào tâm tư của cô.
«Those who come after me», «những người kế tục vai trò lãnh đạo của tôi» Tổng thống Diệm nói:
«Cái chìa khóa của mối tương quan liên hệ ngoại giao với cường quốc như Hoa Kỳ và một tân quốc gia vừa mới được độc lập như trường hợp của Việt Nam; hoặc là tôi lãnh đạo đất nước này, hay những ai kế tiếp vai trò lãnh đạo của tôi, điều tiên quyết phải đòi hỏi là, luôn luôn tôn trọng nguyên tắc nền tảng về quyền tối thượng (sovereignty) của tân quốc gia độc lập của Việt Nam. Tân quốc gia độc lập (the new national independence) , ở đó biết bao con người đã chiến đấu trong máu, nước mắt và mồ hôi để dành lại nền độc lập với bao trầm luân khổ ải chồng chất của họ».
Cuối cùng Higgins đã kết thúc cuộc phỏng vấn và trao đổi với Tổng thống khi quay qua hỏi Tổng thống Diệm về nền tảng triết lý chính trị của thuyết «nhân vị» đem ra ứng dụng vào Việt Nam. Nhưng không nên dịch «personalism» mà nên hiểu thuyết nhân vị qua chủ nghĩa «nhân bản» (humanism) thì chính xác hơn.
Rõ ràng là ông Diệm không muốn bảo vệ tôn giáo của ông, và ông đã từ chối rằng triết lý của thuyết nhân vị không có gì liên quan đến giáo lý của Công giáo. Đây là điều đã được nhắc đi nhắc lại, và đã khiến cho ông bất bình, vì ông đã bị người ta kết tội là tìm cách để áp đặt Kitô giáo lên những người không phải Kitô giáo. Vì thế ông Diệm nói với Higgin rằng, thuyết nhân vị rất gần những lời dậy của Khổng Tử.
Ông Diệm giải thích:
«Quan niệm của thuyết Nhân Vị thực ra rất đơn giản. Những người cộng sản quan niệm cá nhân con người hiện hữu để phục vụ nhà nước. Ngược lại, thuyết Nhân Vị cho rằng nhà nước phải phục vụ cá nhân, an sinh xã hội và tự do cá nhân của con người phải được bảo vệ. Nhưng tự do không phải món quà của ông già Noel. Người nông dân của chúng tôi phải học cách hợp tác với chính quyền trong việc bảo vệ tự do bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ cộng đồng. Mỗi làng phải tự họ thành lập nên các lực lượng để bảo vệ chính họ, xây dựng các tiện ích công cộng cho các hạ tầng cơ sở như ấp chiến lược, để góp tay vào loại trừ Việt cộng. Tiếng nói của dân được bày tỏ trong các cuộc bỏ phiếu kín trong các ấp chiến lược để tổ chức và tuyển chọn để tổ chức nên các Hội Đồng Làng Xã. Trước thời thực dân trong các làng đều có tài sản của cộng đồng và tài sản riêng tư của mỗi người dân. Cộng đồng làm chủ đất đai của cộng đồng, dùng vào việc giúp cho người dân nào không có đất canh tác sẽ canh tác trên các đất công mà sống, và con người khi sống đói khổ thì khó bảo vệ được sự chính trực của họ. Về phương diện kinh tế, vấn đề lớn trong các nghành kỹ nghệ hóa, là làm sao tìm được sự thăng bằng giữa quyền lợi quốc gia hay cộng đồng với quyền lợi riêng tư của mỗi người dân, đó là nhu cầu đòi hỏi phải có mới bảo vệ được đời sống của dân và cả đời sống quốc gia. Đó là điều phù hợp với khát vọng về truyền thống, phong tục, tập quán và nhu cầu của đất nước Việt Nam. Tại Việt Nam của chúng tôi, điều mà Tây Phương gọi là một nền kinh tế hỗn hợp. Vì chúng tôi thiếu vốn đầu tư ngoại quốc nên chính quyền phải đóng vai trò lớn trong thời kỳ kỹ nghệ hóa.»
«Trong một tình thế luôn luôn hỗn loạn liên tục đe dọa, nhu cầu cần thiết đầu tiên là trật tự và an ninh (security and order) thật vững vàng để xây dựng Việt Nam với đặc tính và với con người hoàn toàn Việt Nam của chúng tôi. Sự nhấn mạnh của chúng tôi vào thuyết Nhân Vị với cách nói là tât cả những điều như thế có thể và phải thực hiện cho bằng được trong phạm vi giới hạn bắt buộc bởi sự sống của người dân»
Higgins tiếp tục hỏi Tổng thống Diệm về Hồ Chí Minh vào tháng 7-1963 là cả hai Miền Nam và Miền Bắc nói chuyện với nhau, sau cùng là tiến đến thống nhất hai miền Nam-Bắc. Ông Diệm nói rằng:
«Có rất nhiều người nói đến chuyện thống nhất đất nước, nhưng lại rất it người biết thế nào để thống nhất đây? . Thống nhất thì phải hòa giải và tôn trọng tự do của người dân. Có rất ít người Quốc Gia chịu làm áp lực với những người cộng sản Bắc Việt, đó là những người đi xâm lăng chiếm đoạt Miền Nam (miền Nam) của chúng tôi. Lạ lùng thay, lại quay qua quốc gia nạn nhân (victimized nation) đang bị xâm lăng để áp lực hòa giải và thống nhất. Miền Nam tự do dân chủ và Miền Bắc độc tài cộng sản, ai là nạn nhân của ai? ai xâm lăng ai? »
«Chúng tôi đang sống trong lò lửa hừng hực của chiến tranh kéo dài suốt bao năm, mặc dù như vậy chúng tôi vẫn không chịu cúi đầu khuất phục trước những đoàn quân xâm lăng bạo ngược của Cộng sản Bắc Việt, bời chúng tôi muốn cứu vãn nền độc lập của chúng tôi và vẫn muốn tiếp tục nắm lấy cơ hội để được sống trong tự do. Bất cứ chương trình thống nhất nào không bảo vệ được những giá trị của độc lập và tự do và tự chủ sẽ phản bội lại những hy sinh của toàn dân Việt Nam từ 1954, và những năm xây dựng nền Cộng Hòa của chúng tôi».
Sau khi Higgins rời khỏi Dinh Độc Lập sau cuộc trao đổi với Tổng thống Diệm suốt 5 tiếng đồng hồ chưa đưa đến một kết luận. Sau những ngày kế tiếp Higgins đã tìm thấy những sự kiện dồn dập để chứng minh cho những lý luận rất biện chúng (dialectical arguments) của ông Diệm: những hình ảnh được chụp bởi những phóng viên với một nhóm cảnh sát mặc sắc phục, những thông kê về những người đào ngũ trong hàng ngũ Việt cộng. Các tài liệu do kết quả của các cuộc điều tra về biến cố tại Huế, gồm có cả những cuốn sách và báo chí viết về nhiều khía cạnh của đời sống tại Việt Nam. Đặc biệt là cuốn The Struggle for Indochina của Ellen Hammer, viết bằng tiếng Pháp, cùng với chữ viết bằng bút chì của ông Diệm như sau:
«Tôi thiểu cô Hammer là người đã cố gắng tìm hiểu xem chúng tôi đang làm những gì. Hammer đặt trong bối cảnh của Á Châu mà ở đó chúng tôi điều hành đất nước và chiến đấu trong chiến tranh.»
Sau đây là những điểm chính yếu đã được Hammer viết xuống:
«Xã hội Việt Nam không giống các xã hội Tây Phương. Vì thế ngôn ngữ chính trị của Tây phương không thể nào diễn tả đời sống Việt Nam mà không hết sức thận trọng, nếu không thì sẽ nguy hiểm với những ngộ nhận và rắc rối vô cùng»
Hammer nhận thấy,
«Xã hội Việt Nam mang tính chất của chế độ quân chủ chuyên chế và cũng có một số khía cạnh về dân chủ. Mặc dù quyền hành nằm trong tay Hoàng Đế, mọi khía cạnh của đời sống Việt Nam được đặt trên nền tảng đạo đức của Khổng giáo. Những lời dậy của Khổng Tử đặt nặng về chủ nghĩa nhân bản (humanism) mang tính cách hài hòa, để đưa ra luật lệ cho từng cá nhân chú ý tới vai trò của dân trong chính quyền, đó là những trách vụ và sự liên hệ giữa dân và chính quyền. Khi thực dân Pháp cai trị Việt Nam, xã hội Việt Nam không khác xưa kia; mặc dù quyền hành chính trị nằm trong tay Pháp nên không tránh được những mất mát trong lối sống, truyền thống xã hôi và gia đình là nơi bảo vệ những giá trị truyền thống cho quốc gia.»
«Khổng giáo ăn sâu vào lối sống của người dân Việt, và là nguồn gốc của văn hóa Việt Nam, không cần biết thuộc tôn giáo nào, hay đối với Công giáo và Phật giáo, đều nhấn mạnh đến trách nhiệm, đúng như thuyết Nhân Vị chủ trương, của cá nhân với xã hội.»
«Trong thế giới Khổng giáo, phong cách chính trị ràng buộc bởi hàng loạt các tiêu chuẩn đạo đức dành cho bất cứ ai khi phục vụ quốc gia phải có đủ tiêu chuẩn… với nước Việt Nam, việc tuyển chọ các thành phần ưu tú tinh hoa vào hệ thống chính quyền, hoặc tuyển chọn các quan hoàn toàn tùy thuộc vào giáo dục và hệ thống tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển rất kỹ lưỡng, các viên chức được tuyển chọn nhắm vào tài năng của họ. Trong hệ thống Khổng giáo được áp dụng vào một xã hội mà trong đó mỗi cá nhân đều biết vị trí và bổn phận của họ. Bất cứ quyền gì mà một cá nhân có được phải xuất phát từ chức năng của họ và từ vai trò của họ mà xác định vị trí của họ trong xã hội.»
Vào 1954 khi ông Diệm nắm giữ quyền hành như bổn phận tuân thủ quyền hành đã mất tại các thành phố trước đây. Nhưng từ khi ông Diệm xây dựng chế độ Cộng Hòa, từng bước một, trên nền móng đã từng ăn sâu trong xã hội Á Đông trên các tiêu chuẩn của Khổng giáo, cùng với sự nhấn mạnh đến những quyền của cá nhân… trong sự phát huy một tín điều chính trị (poltical credo) xuất phát từ những gốc rễ mà những người chân chính tại Á Châu rất thích. Những việc làm của ông Diệm là đưa tự do vào Á Châu cũng như mở rộng nước Việt Nam Cộng Hòa.”
Cuối cùng Higgins nhận ra là ông Diệm là một mẫu mực điển hình của một người lãnh tụ và một người sĩ phu minh triết của Đông Phương. Ông bị những người Tây Phương có mặc cảm tự tôn của những con người tự cho là mình siêu đẳng (superiors) nhìn ông Diệm như những con người Á Đông hạ đẳng thấp hèn (inferiors) vì Tây Phương (Tây phương) có sự thành tựu vế khoa học kỹ thuật và chế dộ tự do dân chủ. Họ cho Á Châu phải học của Tây phương mọi thứ và Á Châu chẳng đem được gì cho Tây phương. Trong lúc ông Diệm đang cố gắng phục hồi lại những giá trị đạo đức của Khổng giáo để xây dựng dân chủ cho Nền Cộng Hòa Việt Nam trong một bối cảnh kinh hoàng của chiến tranh mà Cộng sản Bắc Việt đang gây ra. Ông cần sự trợ giúp và cảm thông của thế giới Tây phương, nhưng bất hạnh thay, phần đông những người Tây phương đã nghiêng về «tả phái» (left wing) nên đã dành tất cả tình cảm và trợ giúp cho Cộng sản Bắc Việt. Tại MNVN là một quốc gia Á Châu lạc hậu đang khốn đốn dở sống dở chết trong lò lửa của chiến tranh thì lại bị toàn những chỉ trích và phỉ báng lăng nhục rất tàn bạo và bất công.
Higgins cho rằng một phán quyết của lịch sử (historical verdict) về ông Diệm không thể nào phỏng đoán lơ mơ được. Hoặc giả ông là một tiên tri, một con quỉ, một vị thánh, vị anh hùng (prophet, devil, saint, national hero) của dân tộc Việt Nam hay một lãnh tụ xấu xa, thì cần đòi hỏi phải có đủ thời gian và nắm vững tất cả sự kiện mới có thể phê phán được. Nhưng người ta khó mà có được một cái nhìn về Tổng thống Diệm chính là một vị quan đã bị hiểu lầm và ngộ nhận quá nhiều. (Our Nightmare of Vietnam, pages157-179)
Qua lời trăn trối, Tổng thống Diệm đã trao cả sinh mệnh của riêng ông và trao luôn cả dòng sử mệnh đen tối nhất của Dân Tộc Việt Nam vào tay nước Mỹ và những kẻ đang âm mưu phản loạn để họ tìm lấy sự sống hay cái chết cho Miền Nam Việt Nam.

Hawaii ngày 15 tháng 10-2016
Công Dân Nguyễn Anh Tuấn
Political scientist


No comments:

Post a Comment