Tự
do báo chí và tự do ngôn luận tiếp tục ‘thụt lùi’ ở Trung Quốc
Mộc Thảo
Tóm
tắt bài viết
●
Trung Quốc ngày càng
tiếp tục cấm đoán các mạng xã hội nước ngoài của thế giới tự do để bưng bít
thông tin.
●
Tự do báo chí và tự
do ngôn luận ở Trung Quốc chỉ có ngày càng giảm chứ không có tăng.
●
Chính quyền Trung Quốc
sử dụng robot nhân tạo AI sửa đổi nội dung bài báo để tuyên truyền.
Tự do báo chí từ lâu đã là một khát vọng
khó có được ở Trung Quốc, mà ngược lại, điều đó ngày càng trở nên tồi tệ hơn dưới
sự cai trị chặt chẽ của chính quyền, VOA đưa tin.
Trong
năm qua, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng cường sử dụng công nghệ, và
gia tăng nỗ lực để ngăn chặn truy cập tin tức, ý kiến và thông tin. Các nền tảng
truyền thông xã hội cũng bị chặn ở Trung Quốc, Twitter là một ví dụ.
Ở
Trung Quốc, hàng ngàn trang web của thế giới tự do đã bị chặn như: Facebook,
Gmail, Google, Instagram và thậm chí Pinterest. Các trang tin tức như VOA tiếng
Anh và tiếng Trung, BBC, New York Times, Bloomberg và các trang khác cũng bị
cho «ra rìa» bên ngoài
thành trì tường lửa của Bắc Kinh.
Ở Trung Quốc, người dân chỉ được truy cập những website đã
qua ĐCSTQ kiểm duyệt. Hình ảnh một người đàn ông cầm iPhone truy cập một trang
blog ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 29/5/2012. (Ảnh: Reuters).
Với
việc chính quyền thắt chặt truyền thông xã hội trong nước, người dân Trung Quốc
đã dùng Twitter là nơi chia sẻ thông tin và đọc thêm về các sự kiện trên thế giới.
Tuy
nhiên, trong những tháng gần đây, từ các cá nhân cho tới những học giả, hay là
những người ủng hộ quyền công dân, thậm chí một số tài khoản có rất ít người
theo dõi – đã buộc phải xóa bài đăng, và một vài trường hợp phải đóng cửa tài
khoản kinh doanh của họ vĩnh viễn. Ước tính, hàng chục người ủng hộ quyền công
dân đã phải ngồi tù, dù họ chỉ đăng lại hoặc thậm chí thích bài viết.
Dưới
thời chính phủ ông Tập Cận Bình, Trung Quốc tiếp tục thắt chặt không gian tự do
ngôn luận. Họ thu hẹp dần dần, từ việc chặn các trang web ở nước ngoài, và gây
áp lực lên các nhà điều hành các trang web nội địa, khiến các cuộc trò chuyện
nhóm chỉ diễn ra trên mạng truyền thông xã hội do chính quyền Trung Quốc kiểm
soát.
Người
dân Trung Quốc tập trung vào Twitter không chỉ là như một cách cho họ tìm thấy
một không gian thoát khỏi những ngột ngạt, mà còn là «một đại lộ»
cho họ có thể truy cập nhiều điều hơn, không chỉ là các tin tức truyền thông do
nhà nước và ĐCSTQ chỉ đạo.
Ảnh chụp màn hình máy tính hiển thị bài báo kiến nghị trực
tuyến, kêu gọi tờ Cambridge University Press khôi phục hơn 300 bài báo nhạy cảm
về chính trị bị xóa khỏi trang web của họ ở Trung Quốc sau khi có yêu cầu của
chính quyền Bắc Kinh, ngày 21/8/2017. (Ảnh: VOA).
Ngoài
ra, nó cũng giúp những người bên ngoài Trung Quốc hiểu rõ bên trong Trung Quốc
hơn.
«Một số nguồn trên Twitter là tin tức quan
trọng cho các nhà báo nước ngoài và đó là nơi người dân ở Trung Quốc không chỉ
nói lên ý kiến của mình mà còn phơi bày thông tin, họ đăng video»,
Sarah Cook, một nhà phân tích nghiên cứu của Freedom House, cơ quan giám sát kiểm
duyệt có trụ sở tại New York cho biết.
Uớc
tính có khoảng 1% đến 3% người dùng internet Trung Quốc đang ở trên Twitter, đó
chỉ là con số nhỏ cho một quốc gia tự hào với dân số trực tuyến hơn 800 triệu
người. Sự phát triển của các bài báo truyền thông viết bằng tiếng Trung Quốc có
thể là một lý do khiến ĐCSTQ thắt chặt kiểm soát trên Twitter.
Thực
tế, 2019 là một năm có nhiều kỷ niệm quan trọng và nhạy cảm đối với ĐCSTQ, từ kỷ
niệm 70 năm thành lập nước Đài Loan, cho đến kỷ niệm 30 năm thảm sát Lục Tứ.
New
York Times, BBC và những kênh truyền thông nước ngoài khác có tài khoản Twitter
tiếng Trung Quốc với hơn một triệu người theo dõi. Trang tin tiếng Trung của
VOA có hơn 780.000 người theo dõi.
Trong
khi đó, phiên bản tiếng Anh của tờ báo nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã có hơn 12
triệu người theo dõi và phiên bản tiếng Trung của họ chỉ hơn một triệu lượt.
Công cụ tuyên truyền
Trước
khi ông Tập Cận Bình bắt đầu gia tăng quyền lực vào cuối năm 2012, các nhà phân
tích và nhà hoạt động nói rằng, những gì mà chính quyền Trung Quốc cổ súy có nhiều
sự khác biệt. Dưới thời cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc có nhiều không gian
hơn cho xã hội dân sự và chia sẻ thông tin trực tuyến thông qua mạng truyền
thông xã hội.
«Ông Tập Cận Bình rõ ràng đã củng cố quyền
lực của mình và vì điều đó có ít không gian hơn cho tự do báo chí»
– theo ông Châu Thự Quang, một nhà báo nhân dân nổi tiếng, đã rời Trung Quốc
trước khi ông Tập lên nắm quyền – «Ở Trung Quốc, ngày càng có ít nhà báo điều tra, không gian
cho tự do ngôn luận của công dân đang bị siết chặt và nhiều người đang bị bắt
vì những gì họ đã nói».
Nhân viên của tờ Ming Pao tham gia tuần hành chống lại bạo lực
đối với các nhà báo ở Hồng Kông, ngày 2/3/2014. (Ảnh: VOA).
Ngoài
việc thắt chặt kiểm soát, ĐCSTQ đang sử dụng công nghệ để thúc đẩy các mục tiêu
tuyên truyền trong nước và toàn cầu, cũng như quan điểm của chính quyền đối với
truyền thông.
Cuối
năm ngoái, Tân Hoa Xã và hãng công nghệ Sogou đăng hàng loạt tin tức về robot đầu
tiên trên thế giới, sử dụng AI để bắt chước giọng nói, cử động môi, và biểu cảm
của một phát thanh viên. Robot này được quảng cáo có thể làm việc 24 giờ một
ngày và tăng hiệu quả làm việc. Sự kết hợp giữa AI và bộ máy tuyên truyền của
chính phủ Trung Quốc là một điều đáng lo ngại, theo bà Sarah Cook thuộc tổ chức
Freedom House.
Bà
Sarah giải thích: Dựa trên những thuật toán, các ứng dụng công nghệ AI mà chính
quyền Trung Quốc đang sử dụng tạo nên một công cụ tuyên truyền rất mạnh mẽ. Những
ứng dụng AI này có khả năng điều chỉnh nội dung của câu chuyện, với các phiên bản
khác nhau có thể thu hút những đối tượng người xem khác nhau.
Mộc Thảo
No comments:
Post a Comment