Trung
Cộng,
giang hồ cho vay nặng lãi
giang hồ cho vay nặng lãi
Apr. 03, 2019,
Đỗ Ngà
Một đại ca giang hồ chuyên nghề
cho vay nặng lãi, hắn lục tìm các anh nhà nghèo, có nhà cửa là tài sản duy nhất
và thích đua đòi khoe khoang. Hắn gạ cho vay một cách dễ dãi. Ai thích mua ô tô,
hắn cho vay. Ai thích SH sang chảnh hắn cho vay để mua con SH vi vi cùng bạn
cùng bè. Ai muốn gì hắn cũng cho vay, miễn sao giá trị gói vay ấy thấp hơn rất
xa giá trị căn nhà mà con nợ đang ở.
Thế rồi, những đồng tiền đi vay để
mua sắm ấy, nó trở nên gánh nặng mà con nợ không cách nào trả nổi. Những chiếc
ô tô hay SH không sinh ra đồng lợi nào, nhưng khi túng thiếu bán đi, giá trị chỉ
còn phân nửa. Lãi suất vay nóng quá cao, đến kỳ hạn không trả nổi, thế là thằng
chủ nợ dẫn đàn em mặt mày bậm trợn đến siết nợ. Hắn buộc chủ nhà phải kí giấy
bán nhà cho hắn. Nhờ thế, hắn thu được rất nhiều bất động sản về cho mình. Thủ
đoạn cho những thằng nghèo chơi sang vay tiền tiêu xài để rồi chúng rơi vào thế
không còn khả năng trả nợ mà ép con nợ ký bán nhà cửa đất đai với giá rẻ mạt. Người
ta gọi đó là bẫy nợ.
Như vậy, chúng ta có biết tại sao
Trung Quốc luôn chơi với những nước độc tài nghèo đói, thích phá phách và hay
tiêu sang không? Vì Trung Quốc cũng tựa như tên tên giang hồ cho vay nặng lãi
kia, nó đi lùng sục những nước độc tài nghèo đói thích vay tiêu hoang phí để
cho bọn này vay. Mục đích là ép những nước đó ký nhượng địa 99 năm, để nhà cầm
quyền Bắc Kinh thiết lập những căn cứ kinh tế lẫn quân sự bủa khắp thế giới này.
Thực ra sáng kiến «1 vành đai, 1 con đường» của Tập Cận
Bình là một dự án chính trị ẩn dưới dạng dự án kinh tế. Mục đích là Trung Cộng
muốn chiếm cứ các vị trí đường biển và đường bộ từ Á xuyên Âu để hình thành nên
gọng kiềm giữ lấy một thị trường rộng lớn và tiến tới thiết lập các căn cứ quân
sự của họ trên các vùng bị chiếm cứ ấy. Hình thành nên vòi bạch tuộc kiểm soát
một phần thế giới nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ. Đó là cả một dự án lớn, Trung
Cộng thực hiện nó bằng cách dụ dỗ, gài bẫy, ép nhượng và sau đó chiếm giữ.
Dự án đường cao tốc Bắc Nam có giá
trị khoảng 13,6 tỷ đô la, và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam có giá trị khoảng
58,7 tỷ đô la. Tổng giá trị 2 đại dựa án này là 72,3 tỷ đô la. Những dự án
này không thể dùng tiền Việt để chi trả mà phải dùng ngoại tệ. Năm 2016, Việt Nam đã
nợ nước ngoài là 210% GDP, tương đương với 431 tỷ đô la. Có thể năm 2019 này số
nợ đã cao hơn. Như ta biết, hầu hết nguồn vốn ODA giải ngân trong những năm gần
đây là do những hợp đồng vay từ trước năm 2014, chứ nguồn vay mới giờ đã cạn. Tại
sao những nước thường cho vay ODA giờ họ siết lại? Đơn giản, vì những nước có nền
chính trị minh bạch họ không muốn cho chúa chổm vay thêm nữa. Nó nợ ngập đầu rồi.
Như vậy, với tổng tiền đầu tư lên
đến trên 72 tỷ đô, Việt Nam
vay ai? Không phải Trung Cộng thì không ai có thể vào đây cho vay số tiền khổng
lồ này được. Khi đó nợ Việt Nam
phình lên đến một con số khổng lồ thì lấy tiền đâu trả cho Trung Cộng đây? Nếu
lâm vào khoản nợ này thì không phải chỉ nhượng Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú
Quốc thôi, mà lúc đó Trung Quốc đòi nhượng thêm 10 khu nữa cũng phải kí. Mới 1
cảng biển mà Sri Lanka đã ăn không ngon ngủ không yên thì cả chục khu như vậy, hải
quân Việt Nam có đủ dũng khí đóng quân gần đó để canh me quân Tàu không? Hay lại
trốn biệt để đi cướp đất với dân?
Khi dự án đường cao tốc Bắc Nam được
chuẩn bị mời thầu thì ông bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể nói gần
nói xa để trấn an nhân dân rằng, «Trung
Quốc trúng thầu sẽ không sao, vì họ có năng lực».
Vâng! Ở đây cho dù nhà thầu Trung
Quốc có trúng thầu bằng năng lực tốt đi nữa, thì khi nhà thầu Trung Quốc nhận
gói thầu này thì điều đó cũng đồng nghĩa rằng, gói vay khổng lồ đó chính là của
Trung Quốc. Và chỉ cần như thế là sụp bẫy nợ Trung Cộng, hậu quả sau đó sẽ là
nhượng địa rất nhiều cho Trung Cộng. Vì với số tiền khổng lồ đó, cộng thêm nợ
cũ, Việt Nam
trả sao nổi?
Đỗ Ngà
(Lãi suất oda của Trung Cộng thường
là 3%, Nhật là 0,4% đến 1,2%, , Ấn Độ là 1, 75%, Đan Mạch là 0%, Tây Ban Nha là
1, 2%… Trung Cộng là cao nhất 3%. Ngoc Tung Le).
No comments:
Post a Comment