Nhân ngày Quốc Hận 30/4,
chúng ta cùng nghĩ lại
Tại sao chúng ta để mất
Miền Nam cho Cộng sản?
Lê
Duy San
Cuộc chiến Việt Nam mặc dầu đã được kết thúc trên ba chục
năm nay, nhưng nhiều người vẫn còn tự hỏi: «Quân đội của chúng ta hùng mạnh
như vậy, tinh thần chiến đấu của quân đội chúng ta cao như vậy, nhiều quân nhân
còn xâm chữ “Sát Cộng” vào cánh tay, còn đồng bào ta thì sợ Việt Cộng như sợ
cùi, sợ hủi. Bọn chúng tới đâu là đồng bào ta bỏ chạy khỏi đó. Vậy mà tại
sao chúng ta lại thua cộng sản ?»
Đành rằng nguyên nhân chính và trực tiếp vẫn là vì chúng
ta bị đồng minh, tức Hoa Kỳ bỏ rơi trong đó có sự góp tay của bọn truyền thông
dân chủ thổ tả. Nhưng còn nguyên nhân sâu xa là gì? Đã có rất nhiều chính trị
gia, chiến lược gia, sử gia Việt Nam
cũng như ngoại quốc đã đưa ra rất nhiều lý do, nhưng chưa thấy một tác giả nào
nói tới lý do nhân đạo, luật pháp và tinh thần của
nhân dân miền Nam Việt Nam .
1/
Vì chính quyền VNCH quá nhân đạo.
Vì nhân đạo, chúng ta không thể bắt chước cộng sản, «thà
giết lầm còn hơn tha lầm». Bắt được những tên cộng sản, những tên Việt
gian, những tên ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản, chúng ta vẫn đối xử nhận đạo.
Hẳn chúng ta còn nhớ, vào năm 1955-1956, một phong trào mang tên là Phong
Trào Hòa Bình do các ông Phạm Huy Thông, Lưu Văn Lang, Trần Kim Quan
v.v…thành lập. Đây là một phong trào thiên Cộng hoạt động với mục đích hỗ
trợ cho Việt Cộng và đòi Tổng Tuyển Cử theo Hiệp định Genève 1954, chính phủ
Ngô Đình Diệm cũng chỉ tống xuất một vài tên qua cầu Hiền Lương ra Bắc. Năm
1957, Hà Minh Trí bị bắt vì ám sát hụt Tổng Thống Ngô Dình Diệm ở Ban Mê Thuột
cũng như Phạm Phú Quốc bị bắt sau khi lái máy bay bỏ bom dinh Độc Lập vào năm
1961, tội đáng tử hình, nhưng cả hai cũng chỉ bị phạt tù.
Đầu năm 1965, một phong trào khác mang tên tương tự là «Phong
Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình» do những tên Việt gian, ăn cơm quốc gia, thờ
ma cộng sản thành lập như Thượng tọa Thích Quảng Liên, bác sĩ Thú Y Phạm Văn
Huyến, nhà báo Phi Bằng tức Cao Minh Chiếm, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ
Lê Khắc Quyến v.v.. Gần 30 thành viên của phong trào này đã bị bắt giữ, trong
đó có Cao Minh Chiếm, Tôn Thất Dương Kỵ và Phạm Văn Huyến. Tướng Nguyễn Chánh
Thi đã đề nghị thả dù bọn này ra bắc vĩ tuyến 17 tức bên kia cầu Hiền Lương cho
Việt Cộng. Nhưng Thủ Tướng Phan Huy Quát cũng chỉ vì lý do nhân đạo, sợ làm như
vậy bọn chúng có thể gẫy chân, què tay vì bọn chúng đâu biết nhẩy dù, nên đã lấy
cớ rằng làm như vậy, quốc tế sẽ chỉ trích, và chỉ đồng ý giải giao bọn chúng
cho Việt Cộng bằng đường bộ qua cầu Hiền Lương.
Ngay cả quân đội Việt Nam Cộng Hoà cũng vây, khi hành quân
cũng như khi lâm trận, họ luôn luôn bảo vệ dân. Họ không bao giờ bắn vào dân dù
họ biết là bọn Việt Cộng đang núp ở trong đó. Trái lại, bọn Việt Cộng luôn luôn
dùng dân làm bia đỡ đạn. Chúng sẵn sàng nã đạn giết dân nếu chúng biết có quân
đội Việt Nam Cộng Hòa lẫn trong đó. Đối với chúng, «Thà
giết lầm, dù giết lầm cả trăm, cả ngàn người vô tội, còn hơn thả lầm một người
có tội». Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, bọn
Việt Cộng đã thực hiện không biết là bao nhiêu cuộc thảm sát tập thể những người
dân Việt Nam hiền lành vô tội.
Bọn Việt cộng mở miệng ra nói là toàn tuyên truyền giả dối, đối đáp thì ngụy biện, vô học, nếp sống
thì tàn ác, vô đạo đức. Vậy mà chẳng thấy ai nói gì. Trái lại, nếu có ai vì chống
cộng nói sai một chút, nói quá lời một câu, mà đâu có phải nói họ mà chỉ là nói
bọn Việt cộng hoăc bọn Việt gian cộng sản là bị chỉ trích, bị phê bình liền, có
khi còn bị mạ lỵ. Bọn người này, không biết họ thuộc loại nào? Có thể họ là bọn
Việt cộng nằm vùng, có thể họ là bọn Việt gian cộng sản, nhưng cũng có thể chỉ
vì cảm tình cá nhân nên đã bênh vực nhau. Nói ra họ lại la làng
là bị chụp mũ. Có điều chắc chắn là không bao giờ thấy họ viết một bài nào chống
cộng. Hoặc nếu có thì cũng chỉ hời hợt hoặc vô thưởng, vô phạt để
chứng tỏ ta đây cũng là người chống cộng. Còn những bài viết chỉ trích những
người chống cộng thì họ phê bình chỉ trích tới nơi, tới chốn.
2/
Vì luật pháp quá khoan hồng.
Vì tôn trọng luật pháp, chúng ta có bắt được Việt Cộng,
chúng ta cũng không thể cho chúng mò tôm, bắt ốc như bọn cộng sản đã làm đối với
những người quốc gia trong thời chiến tranh. Chúng ta phải đưa chúng ra tòa
để xét xử theo luật pháp. Dù chúng có tội thì cũng chỉ giam giữ
ít lâu rồi lại thả ra. Trường hợp phạt chúng tội tử hình, thật là hiếm. Không
những thế, nhiều khi còn để tình cảm lấn át. Do đó có những
trường hợp kẻ bị bắt có thế lực hoặc có liên hệ với các ông lớn trong chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa được can thiệp và cho tại ngoại ngay từ lúc mới bị bắt hoặc
được cho biết trước để mà chạy trốn hoặc phi tang chứng cớ.
Trường hợp 1: Giáo Sư Nguyễn Đình Ngọc (1),
Ông Ngọc có hoạt động cho Việt Cộng nên bị an ninh bắt.
Ông Nguyễn Chung Tú, Khoa Trưởng trường Đại Học Khoa Học Saigon đã lấy tư cách
và uy tín của mình để bảo lãnh cho ông ta. Vì thế, ông Ngọc không những đã được
tại ngoại mà cũng chẳng phải ra toà lãnh án.
Trường hợp thứ 2: Trần Đình Minh, cán bộ xã Hải
Nhuận, thuộc quận Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên, một Việt cộng nằm vùng. Tháng 5
năm 1972 (mùa hè đỏ lửa), để ngăn chận cuộc tổng nổi dậy của Cộng quân tại Huế,
Thiếu Tá Liên Thành, Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên đã mở cuộc hành quân gọi là
Chiến Dịch Bình Minh và đã bắt giữ khoảng 1.500 Việt cộng và nội tuyến trong đó
có Trần Đình Minh. Chỉ mấy ngày sau khi Trần Đình Minh bị bắt, Thiếu Tá Liên
Thành đã nhận được điện thoại của Đại Tá Dương Quang Tiếp Chỉ Huy Trưởng Cảnh
Sát Quốc Gia Vùng I, ra lệnh thả Trần Đình Minh. Lý do là vì Ủy Viên Chính Phủ
Tòa án Quân Sự Mặt Trận Vùng I Chiến Thuật, Trung Tá Cao Chánh Hựu là bạn thân
của Đại Tá Dương Quang Tiếp đứng ra làm giấy bảo lãnh cho Trần Đình Minh.
Trường hợp thứ 3: Nguyễn Ngọc Lương. Ông Tạ
Quang Khôi cho biết: «Lương là một cán bộ cộng sản được gài vào Nam
theo cuộc di cư năm 1954. Sau Lương được nhận vào đài phát thanh Saigon làm biên tập viên phòng bình luận. Lương bị công
an bắt, không phải một lần mà nhiều lần. Nhưng không hiểu sao công an bắt rồi
thả mà không giam giữ luôn trong tù hoặc đưa ra tòa xét xử dù biết chắc ông hoạt
động cho cộng sản? Không những thế, ông Tổng Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh
còn vào khám thăm Lương mỗi khi y bị bắt.»
Trường hợp thứ 4: Nhà văn Vũ Hạnh (2), tên thật
là Nguyễn Đức Dũng sinh năm 1926 tại Quảng Nam . Ông là cán bộ văn hoá khu ủy
Sài Gòn-Gia Định. Ông Hạnh bị bắt 5 lần, nhưng lần nào cũng có người bảo lãnh
cho tại ngoại. Người bảo lãnh sau cùng cho Vũ Hạnh là Linh Mục Thanh Lãng, Chủ
tịch Hội Văn Bút.
Vụ Têt Mậu Thân năm 1968, không thiếu gì những tên Việt cộng
giết người một cách dã man, một cách vô tội vạ, giết người hàng loạt. Vậy mà bọn
chúng đâu có bị ai đưa ra tòa? Còn chúng ta, nếu vì quá tức giận trước những
hành động quá độc ác, qúa dã man của bọn chúng mà tự ý giết chúng, thì dù có lý
do chính đáng đến đâu cũng vẫn bị kết tội là dã man, là vô nhân đạo. Nếu không
bị đưa ra tòa thì cũng bị nhiều người phê bình và thế giới nguyền rủa. Đó là
trường hợp của tướng Nguyễn Ngọc Loan đã xử tử tên Việt cộng Nguyễn Văn Lém tự
Bẩy Lốp, kẻ đã sát hại cả gia đình một sĩ quan cảnh sát vào Tết Mậu Thân 1968.
3/
Vì thiếu đoàn kết và không có tinh thần chống Cộng.
Ngày 24-9-1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, thừa ủy nhiệm Quốc
trưởng Bảo Đại, ký Sắc lệnh số 94-CP cải tổ nội các. Nhiều chính trị gia tên tuổi
đã tham gia (3). Nhưng khi biết tướng Nguyễn Văn Hinh (thân Pháp) muốn lật đổ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm,
họ sợ ông Diệm mất chức sẽ ảnh hưởng tới số phận của họ, nên một số người đã từ
chức gây điêu đứng cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Sau khi Thủ Tướng Ngô
Đình Diệm vượt qua được cơn sóng gió, tống cổ được Nguyễn Văn Hinh ra khỏi nước
và thiết lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa thì cùng lúc các đảng phái quốc
gia nói riêng, giới chính trị gia miền Nam nói chung, vì thiếu tinh thần đoàn kết
và ý thức quốc gia, đã đặt quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm lên trên quyền
lợi của quốc gia dân tộc. Họ tìm cách đả phá, chỉ trích chính quyền và đòi hỏi
những điều chính quyền không thể thỏa mãi họ được. Họ không cần biết là Việt cộng
luôn luôn tìm cách lợi dụng những sự bất an và xáo trộn của xã hội để phá hoại
miền Nam Việt Nam. Dân chúng thì thờ ơ với việc chống cộng. Nhiều người còn
nuôi dưỡng, giúp đỡ hoặc che dấu Việt cộng trong nhà.
Họ đã gây ra cuộc đảo
chính bất thành ngày 11/11/1960 mà trong đó nhóm Tự Do Tiến Bộ, còn gọi là Nhóm
Caravelle, chủ xướng. Vụ 2 phi công VNCH Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom
Dinh Độc Lập ngày 27/2/1962 do Đại Việt Quốc Dân Đảng chủ mưu. Những sự kiện
này đã làm cho người Mỹ không còn tin tưởng vào chính quyền của Tổng Thống Ngô
Đình Diệm, dẫn tới cuộc đảo chính ngày 1/11/1963.
Nếu cho rằng trong thời Đệ
Nhất Cộng Hòa, các chính trị gia, các đảng phái quốc gia đã không có cơ hội để
thi thố tài năng thì trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, họ đã có cơ hội, nhưng họ đã
làm được gì hay cũng chỉ phá hoại? Phá hoại hết tất cả những gì mà nền Đệ Nhất
Cộng Hòa đã xây dựng được? Hết nội các Nguyễn Ngọc Thơ (11/63-1/64), nội các Trần
Văn Hương (8/64-10/64), đến nội các Phan Huy Quát (2/65–6/65), không nội các
nào thọ được hơn 4 tháng và dĩ nhiên cũng chẳng ai làm được trò trống gì. Để rồi
lại phải trao quyền cho quân đội để trở lại vai trò chỉ trích và quậy phá.
Không biết bao nhiêu là
cuộc biểu tình, xuống đường để gây rối cho miền Nam, làm lợi cho Việt cộng, và
làm nản lòng người Mỹ. Nào là phong trào đấu tranh của ký giả miền Nam Việt Nam
tục gọi là «Phong trào ký giả đi ăn mày», Phong trào đòi quyền sống của luật sư
Ngô Bá Thành, Phong trào bài trừ tham nhũng và đòi hỏi Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu phải từ chức của linh mục Trần Hữu Thanh, Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Lao động
của linh mục hốt rác Phan Khắc Từ, linh mục Trương Bá Cần, linh mục Trần Thế
Luân và linh mục Nguyền Ngọc Lan, Lực lượng Hòa hợp, Hòa giải Dân tộc của nhóm Ấn
Quang v.v… và hơn 140 vụ xuống đường khác của bọn Việt cộng đội lốt sư sãi, xúi
giục học sinh sinh viên biểu tình «chống Mỹ cứu nước». Họ không cần biết là bọn Việt cộng đang cố tình vi phạm Hiệp định Paris
và quyết tâm tiến chiếm miền Nam. Không những thế, họ còn gọi những dân biểu,
thượng nghị sĩ ủng hộ chính quyền một cách vô ý thức là đám dân biểu «gia nô», thượng nghị sĩ «gia nô».
Trong cuộc chiến Triều
Tiên, có lúc Bắc Hàn đã chiếm gần hết Nam Hàn, vậy mà nhờ sự quyết tâm hỗ trợ của
Mỹ, Nam Hàn đã phản công và lấy lại được tất cả những vùng đất đã bị mất. Miền
Nam Việt Nam còn thủ đô Saigon, còn cả vùng 4 và một phần vùng 3. Nếu Mỹ không
quyết tâm ngưng viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chắc chắn quân đội VNCH cũng
sẽ tiến chiếm lại được những vùng đã mất như đã chiếm lại được Quảng Trị trong
mùa hè đỏ lửa 1972. Nhưng tiếc rằng chính chúng ta, hay nói cho đúng hơn, chính
bọn tướng lãnh vô kỷ luật đã làm sụp đổ nền Đệ Nhất VNCH, chính bọn chính trị
gia ngu dốt, chính bọn sư sãi Ấn Quang, linh mục thân cộng, chính bọn trí thức
ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản, đã làm cho người Mỹ thất vọng, không còn muốn
giúp chúng ta nữa. Đó là những nguyên do khiến cho miền Nam Việt Nam phải mất
vào tay cộng sản.
Chú
thích :
(1). Nguyễn
Đình Ngọc được học bổng của chính phủ VNCH đi du học tại Pháp. Năm
1965, ông trở về và được dậy học tại Đại Học Khoa Học Saigon. Sau 1975, ông được
Việt Cộng ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển
ngành tin học Việt Nam. Ông còn là một nhà tình báo và được phong quân hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam giống như trường hợp của nhà
báo Phạm Xuân Ẩn.
(2). Sau năm 1975, ông Vũ Hạnh
làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên ban chấp hành Liên
Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một tổ chức của đảng,
phải theo sự chỉ đạo của đảng và Ban Tuyên Giáo Trung Ương như các hội khác thuộc
về tổ chức của đảng, của nhà nước.
(3). Đó là các ông: Trần Văn Đỗ, Tổng
trưởng Bộ Ngoại giao, Bùi Văn
Thinh, Tổng trưởng Bộ Tư pháp, Phạm Xuân Thái, Tổng trưởng Bộ Thông tin và Chiến
tranh Tâm lý, Trần Hữu Phương, Tổng
trưởng Bộ Tài chính, Lương Trọng
Tường, Tổng trưởng Bộ Kinh tế, Nguyễn Công Hầu, Tổng trưởng Bộ Canh nông, Trần Văn Bạch, Tổng
trưởng Bộ Công chính, Nguyễn Văn
Thoại, Tổng trưởng Bộ Kế hoạch và Kiến thiết, Huỳnh Kim Hữu, Tổng
trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Dương Đôn, Tổng
trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, Nguyễn
Mạnh Bảo, Tổng trưởng Bộ Xã hội, Nguyễn Đức Thuận, Tổng trưởng Bộ Cải cách, Nguyễn Tăng Nguyên, Tổng
trưởng Bộ Lao động, Hồ Thông
Minh, Tổng trưởng phụ tá Quốc phòng, Trần Ngọc Liên, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, đặc nhiệm
Công vụ, Phạm Duy Khiêm, Bộ
trưởng đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướng, Bùi
Kiện Tín, Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướng, Huỳnh Văn Nhiệm, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Văn Cát, Thứ
trưởng Bộ Nội vụ.
No comments:
Post a Comment