Tuesday, January 8, 2019

Mỗi khi bí túng, Trung cộng giở trò



Mỗi khi bí túng, Trung cộng giở trò

Tran Hung

Đầu năm 2018, Trung cộng định giở trò với Ấn Độ nhưng bị Cà ry Ấn bắt bài. Sang đầu năm 2019, Trung cộng lại tiếp tục «rung cây nhát khỉ», hăm dọa Đài Loan, điều này cho thấy Trung cộng đã vô cùng quẫn bách lẫn quẫn trí khi mang «của để dành» là Đài Loan ra để thị uy.

Khuấy động Đài Loan là «chiêu thức cuối cùng» mà Tập Cận Bình phải dùng đến khi mọi ngã đường đã bị cô lập. Xin đăng lại bài viết cách nay một năm để cùng chiêm nghiệm. Trân trọng./.

Tin vui đầu năm khi Trung Quốc «giương tây kích đông» đã bị Cà ry nị bắt bài.

Tuy là một quốc gia đông dân nhất thế giới, là cường quốc số 2 về kinh tế nhưng quân đội của Trung Quốc vẫn còn dưới cơ nhiều nước trên thế giới.

Trong một quãng thời gian khá dài, do tập trung phát triển kinh tế nên Trung Quốc đã xem nhẹ phát triển quân đội, mặc dù có quân số đông đảo nhất thế giới nhưng quân đội Trung Quốc chỉ mới đang trong quá trình hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng 152 tỷ USD. Giờ đây, khi Trung Quốc đưa «giấc mộng Trung Hoa» vào nghị quyết của trung ương đảng, phấn đấu đến năm 2050 sẽ trở thành nước đứng đầu thế giới về quân sự, kinh tế đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã vác đá ghè chân mình.

Muốn trở thành quốc gia hàng đầu về quân sự buộc Trung Quốc phải tăng cường chi tiêu quốc phòng, trong bối cảnh hiện tại điều này rất khó khả thi bởi nền kinh tế của Trung Quốc đang đứng trước thử thách chưa từng có từ phía Mỹ khi cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ phát động đã bước vào vòng đánh thăm dò. Khó khăn càng chất chồng lên Bắc Kinh khi lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc đang gia tăng sức ép lên Bình Nhưỡng, đưa con mà Trung Quốc bằng mọi giá phải cưu mang.

Thường thì khi bị bao vây, người Trung Hoa lại ứng xử bằng cách «lấy tấn công làm phòng thủ». Các phương mà Trung Quốc có thể «tấn công để phòng thủ» trong giai đoạn này là Biển Đông và biên giới phía Tây với Ấn Độ, riêng vùng Đông Bắc Á và biển Đài Loan xem ra Trung Quốc không đủ khả năng để đương đầu bởi Mỹ và Đồng minh đã bịt chặt ngã này, biên giới với Nga càng không thể được.

Tại Biển Đông, mặc dù Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều và xem ra đã hoàn thành việc xây dựng các pháo đài bay trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép, tuy nhiên không có một sự bảo đảm nào về sự tồn tại vĩnh cửu của các đảo nhân tạo này khi Mỹ và các nước phương Tây thực thi công ước quốc tế về tự do hàng hải nếu có sự tố cáo nhắm vào Trung Quốc từ các nước có tranh chấp Việt Nam và Phillipines. Bởi nếu Việt Nam trở mặt, Phillipines trở kèo thì các đảo nhân tạo xây dựng trái phép của Trung Quốc sẽ không có giá trị và sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ trả lại nguyên trạng. Canh bạc Biển Đông luôn ở thế «5 ăn 5 thua» dù Trung Quốc là kẻ tỏ ra chiếm lợi thế vì sự hiện diện tại đây. Trung Quốc thừa hiểu rằng họ không thể làm bảo mẫu cho đảng cộng sản Việt Nam và tổng thống Duterte mãi được vì vậy số phận của các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông luôn gắn liền với thành trì của đảng cộng sản Việt Nam và nhiệm kỳ của Duterte, rất bấp bênh, chông chênh.

Khi Bắc Triều Tiên đã vào khuôn khổ, Đài Loan đã được Mỹ gia cường quan hệ, chính phủ Đài Loan cứng rắn hơn với Bắc Kinh thì Trung Quốc chỉ còn hai hướng để vẫy vùng đó là Biển Đông và biên giới với Ấn Độ. Khi Biển Đông đón nhận sự hiện diện của Siêu Hàng không mẫu hạm của Mỹ, nếu Trung Quốc làm dữ ở nơi này thì đồng nghĩa với việc chấp nhận xung đột với Mỹ ở vùng biển không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, điều này Bắc Kinh không mong muốn bởi khả năng tác chiến trên biển của Trung Quốc còn rất non cơ với sở trường của Mỹ. Chưa kể đến việc Trung Quốc chưa thực sự tin tưởng vào lòng trung thành của Việt Nam và Phillipines khi chiến sự nổ ra trên sân nhà của họ bởi trong mắt nhân dân Việt Nam và Phillipines thì Trung Quốc mãi là kẻ cướp, họ sẵn sàng đứng dậy gô cổ tên cướp để lấy lại nhà khi có lực lượng an ninh đến khống chế kẻ cướp.

Để lấy «tấn công làm phòng thủ», chỉ còn phía Ấn Độ xem ra là khả thi để vừa củng cố tinh thần binh sỹ và nhân dân trong nước, vừa dằn mặt những tên đàn em có y định «giậu đổ bìm leo» là Việt Nam và Phillipines thì kế sách «Giương Tây kích Đông» mà Trung Quốc thực thi trông lúc này sẽ hợp lý nhất với việc gia tăng sức ép lên Ấn Độ. Trong bối cảnh hiện nay, khi Syria đang thu hút Mỹ vào vòng xoáy bởi nơi này đang nóng lên do khả năng tham chiến của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Nga và IS, đồng thời Mỹ và Đồng minh vẫn chưa rảnh tay với Bắc Hàn và đặc biệt Mỹ và NATO đang tập trung vào tình hình bầu cử của Nga thì việc tung quân đánh chớp nhoáng với Ấn Độ sẽ là diệu kế, đạt được nhiều mục đích trong đó không ngoài mục đích ngăn chặn Ấn Độ can dự vào Biển Đông và khối Asean mà trước đó Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết.

Về tương quan lực lượng giữa Ấn Độ và Trung Quốc thì Trung Quốc có lợi thế áp đảo hơn Ấn Độ về Không quân tuy nhiên lại yếu thế hơn Hải quân. Vì vậy, để chớp nhoáng xua quân tràn sang chiếm lấy khu vực tranh chấp với Ấn Độ là Arunachal Pradesh mà phía Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng bằng Không quân và lục quân là khả năng cao nhất mà Bắc Kinh sẽ lựa chọn. Tuy nhiên, để tạo yếu tố bất ngờ thì Trung Quốc sẽ lấy sở đoản để nghi binh, tức tung tin đã đưa 11 tàu chiến vào Đông Ấn Độ Dương khi đảo quốc Maldives đang bất ổn bởi xung đột chính trị giữa phe thân Ấn Độ và phe cầm quyền thân Trung Quốc.

Việc Trung Quốc tung tin điều 11 tàu chiến vào Ấn Độ Dương mang rất nhiều mục đích, vừa củng cố tinh thần cho phe cầm quyền ở Maldives là tổng thống Abdulla Yameem, vừa lôi kéo sự tập trung của Tứ giác kim cương về hướng này để hạ nhiệt Biển Đông và vừa đe dọa những lực lượng đối kháng lại đảng cộng sản Việt Nam và tổng thống Duterte cũng như thủ tướng Hunsen của Cambodia với thông điệp «Trung Quốc luôn sẵn sàng bảo vệ đồng minh».

Trước tình hình này, Ấn Độ và Đồng minh Mỹ, Nhật, Úc, Hàn đã đánh hơi thấy mùi nên Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thân chinh đến thị sát Arunachal Pradesh, đồng thời đã điều 8 tàu chiến túc trực tuần tra ở Ấn Độ Dương. Phía Duterte thì tỏ ra ngọt với Trung Quốc, nhạt với Mỹ và điều quân canh giữ Benham Rise để phòng bất trắc. Việt Nam thì sắp tới sẽ cử chủ tịch nước Trần Đại Quang đi Ấn Độ vào đầu tháng 3/2018 với lý do «đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Ấn và khẳng định tái cam kết mở rộng quan hệ quốc phòng, an ninh». Trong khi đó ở Đà Nẵng sẽ chuẩn bị chào đó Siêu tàu sân bay Mỹ ghé thăm.

Việc Trần Đại Quang đi Ấn Độ trong lúc khả năng xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ rất lớn có ý nghĩa gì và mục đích gì đang là một ẩn số, nó phụ thuộc vào việc Trần Đại Quang làm theo lệnh của Tập Cận Bình hay theo gợi ý của Donald Trump thì sau chuyến thăm này với tuyên bố chung sẽ rõ. Tuy nhiên dù Trần Đại Quang thuộc phe nào thì rõ ràng Trung Quốc đang dần bị Tứ giác kim cương xiết cổ khi Maldives bị xáo trộn bởi đây là nơi hơn 80% lượng dầu mỏ Trung Quốc nhập từ Trung Đông đều đi qua vùng này. Tình hình Maldives bất ổn sẽ thúc đẩy sự hiện diện của Ấn Độ tại đây và khó khăn sẽ chồng chất lên nền kinh tế của Trung Quốc.

Khi con cọp giấy Trung Quốc yếu đi thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ giảm đi sự chống lưng của Trung Quốc, bên ngoài đã vậy, bên trong thì nội bộ đấu đá, kinh tế thoi thóp, thuế phí chất chồng, lòng dân oán hận. Dù có ba đầu sáu tay cộng sản Việt Nam cũng khó mà đứng vững khi Trung Quốc nguy khốn. Hãy chuẩn bị tinh thần để tiến tới tiêu diệt tập đoàn tội ác mang tên đảng cộng sản Việt Nam./.
Tran Hung



No comments:

Post a Comment