Monday, December 3, 2018

Xếp hạng 37 quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới


Xếp hạng 37 quốc gia
thịnh vượng nhất trên thế giới

* Lê Ngọc Châu
Viện Legatum đã công bố xếp hạng hàng năm của các quốc gia thịnh vượng nhất vào ngày  thứ Tư tuần trước.
Tổ chức giáo dục «Viện Legatum» tại Luân Đôn đã công bố chỉ số thịnh vượng toàn cầu hàng năm vào thứ tư tuần trước – một cuộc thăm dò ý kiến lớn, đánh giá rất nhiều quốc gia trên thế giới về «sự sung túc (Wohlstand = prosperity = sự phồn vinh» của họ. Các tiêu chuẩn khác nhau được đưa vào, bao gồm cả sức mạnh của nền kinh tế và môi trường tự nhiên.
Nhìn chung, Legatum quan sát trong sự xếp hạng hơn 100 tiêu chuẩn, bao gồm các chỉ số truyền thống như tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người và số lượng nhân viên làm việc toàn thời gian. Ngoài ra cũng phân tích nhiều dữ liệu bên ngoài, chẳng hạn như số lượng các trang chủ Internet an toàn ở một quốc gia và cảm giác toại nguyện hàng ngày của con người.
Ở đây bạn có thể thấy thứ hạng của các quốc gia:
Người dịch / người viết tóm lược theo thứ tự từ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng là 37 lên hạng nhất. Thêm vào đó, Legatum có ghi hạng của năm 2017 và thứ hạng cao nhất trong danh mục phụ như giáo dục, môi sinh, an ninh … để độc giả tiện theo dõi và so sánh.
* Kết quả bảng xếp hạng của viện Legatum:
1. Na Uy (Xếp hạng năm 2017: 1).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: bảo vệ và bảo mật (hạng nhất)
2. New Zealand (Xếp hạng năm 2017: 2).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: Vốn xã hội (Sozialkapital social capital ) / (hạng 1)
3. Phần Lan (Xếp hạng năm 2017: 3).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Chính phủ, Giáo dục (hạng thứ 1)
4. Thụy Sĩ (Xếp hạng năm 2017: 4).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Giáo dục (hạng hạng 2)
5. Đan Mạch (Xếp hạng năm 2017: 7).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: vốn xã hội (Sozialkapital social capital ) / (hạng 5)
6. Thụy Điển (Xếp hạng năm 2017: 5).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: phẩm chất kinh tế (Wirtschaftsqualitaet/ economy quality) / (hạng thứ 5)
7. Vương quốc Anh (Xếp hạng năm 2017: 10).
Xếp hạng cao nhất trong một danh mục con: Môi trường tự nhiên (hạng thứ 2)
8. Canada (Xếp hạng năm 2017: 8).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Tự do cá nhân (hạng thứ nhất)
9. Hòa Lan (Niederlande)  Xếp hạng năm 2017: 6.
Xếp hạng cao nhất trong một danh mục phụ: Giáo dục, Chính phủ/ Chính quyền (hạng thứ 5)
10. Ireland (Irland)  Xếp hạng năm 2017: 12.
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: bảo vệ và bảo mật, tự do cá nhân (hạng thứ 5)
11. Island (Xếp hạng năm 2017: 13).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: «chất lượng» kinh tế (hạng 1)
12. Luxembourg (Xếp hạng năm 2017: 14).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Sức khỏe (hạng thứ 2)
13. Úc (Xếp hạng năm 2017: 9).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: Vốn xã hội (hạng thứ 2)
14. Đức (Xếp hạng năm 2017: 11.)
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Chính phủ/ Chính quyền (hạng thứ 10)
15. Áo (Xếp hạng năm 2017: 15).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Sức khỏe (hạng thứ 6)
16. Bỉ (Xếp hạng năm 2017: 16).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Tự do cá nhân (hạng thứ 12)
17. Mỹ  (Xếp hạng năm 2017: 18).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: Môi trường kinh doanh (hạng thứ nhất)
18. Slovenia (Xếp hạng năm 2017: 21).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: Môi trường tự nhiên (hạng thứ nhất)
19. Malta (Xếp hạng năm 2017: 22).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: bảo vệ và bảo mật (hạng thứ 6)
20. Pháp (Xếp hạng năm 2017: 19).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: Môi trường tự nhiên (hạng thứ 7)
21. Singapore (Xếp hạng năm 2017: 17).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Sức khỏe (hạng số 1)
22. Hồng Kông (Xếp hạng năm 2017: 24).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: bảo vệ và bảo mật (hạng thứ 4)
23. Nhật Bản (Xếp hạng năm 2017: 23).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: bảo vệ và bảo mật (hạng thứ 2)
24. Bồ Đào Nha (Xếp hạng năm 2017: 25).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Tự do cá nhân (hạng thứ 6)
25. Tây Ban Nha (Xếp hạng năm 2017: 20).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Tự do cá nhân (hạng thứ 17)
26. Estonia (Xếp hạng năm 2017: 27).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: Môi trường tự nhiên (hạng thứ 6)
27. Cộng hòa Séc (Xếp hạng năm 2017: 26).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Giáo dục (hạng thứ 14)
28. Síp (Xếp hạng năm 2017: 31).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Tự do cá nhân (hạng thứ 24)
29. Mauritius (Xếp hạng năm 2017: 34).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: Vốn xã hội (Sozialkapital social capital ) / (hạng 21)
30. Uruguay (Xếp hạng năm 2017: 28).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Tự do cá nhân (hạng thứ 8)
31. Costa Rica (Xếp hạng năm 2017: 29).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Tự do cá nhân (hạng thứ 15)
32. Slovakia (Xếp hạng năm 2017: 35).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Bảo vệ và an ninh, Giáo dục (hạng thứ 26)
33. Ba Lan (Polen)  Xếp hạng năm 2017: 32.
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: bảo vệ và bảo mật (hạng thứ 23)
34. Ý (Iatlia)  Xếp hạng năm 2017: 30.
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: bảo vệ và bảo mật (hạng thứ 27)
35. Nam Hàn (Suedkorea) Xếp hạng năm 2017: 36.
Xếp hạng cao nhất trong danh mục phụ: Giáo dục (hạng thứ 17)
36. Lithuania (Xếp hạng năm 2017: 41).
Xếp hạng cao nhất trong một danh mục con: Môi trường tự nhiên (hạng thứ 18)
37. Israel (Xếp hạng năm 2017: 38).
Xếp hạng cao nhất trong danh mục con: Sức khỏe (Health) / (hạng thứ 16)
Thay lời kết:
Điều đáng lưu ý – nếu nhìn kỹ bảng xếp hạng- chúng ta sẽ thấy ngay trong số 37 quốc gia «phồn thịnh nhất thế giới» thì riêng ở Châu Á chỉ có Nam Hàn, Nhật, Hồng Kông, Singapor. Ngoài Uruguay, Canada, Mỹ, … Úc và đặc biệt New Zealand (hạng nhì trên toàn thế giới), còn lại hầu hết các quốc gia sung túc đều thuộc EU (Liên Hiệp Châu Âu). Ngay cả Trung cộng (TC) cũng không nằm trong danh sách 37 quốc gia «giàu có, sung túc» nhất trên thế giới thì đàn em cộng sản Việt Nam, lệ thuộc đàn anh TC về nhiều mặt, môi trường ô nhiễm thì nếu kẻ nào nói «VN là nhất» thì thú thật người viết nói riêng chào thua không biết nói gì vì rất đơn giản: «biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe» (hay tìm tài liệu đọc rồi hãy phát ngôn!). Mà nếu «nhất, tốt nhất thật sự» thì đâu cần phải «tìm đủ mọi cách» chạy ra nước ngoài làm gì?. Ngoài ra, muốn đánh giá đúng đắn một vấn đề, đặc biệt đời sống xã hội của một quốc gia thì các nhà nghiên cứu họ không nói «tào lao» nhưng vì uy tín họ đều dựa vào những dữ liệu cụ thể, ít nhất phải có từ các tiêu chuẩn căn bản trong cuộc sống, điển hình như: kinh tế, môi trường tự nhiên, giáo dục, an ninh, bảo vệ công dân và người tiêu thụ, y tế, tự do cá nhân …
Hãy can đảm nhìn sự thật, không nên khoác lác. Nước Mỹ là thiên đàng của nhiều người Việt ở VN. Giới tư bản Trung cộng và csVN hầu hết đều muốn sang «đế quốc Mỹ» sinh sống nhưng … Mỹ chỉ đứng hạng 17. Vài quốc gia ở Á Châu mà dân Việt – nhất là giới trẻ, thanh niên thiếu nữ từ trong nước ào ạt muốn tìm cách sang các quốc gia đó «theo kiểu xuất khẩu lao động» – cũng chẳng phải thuộc diện giàu có vượt bực như Nhật (hạng 24), Hồng Kông (hạng 22), Singapor (hạng 21) hay Nam Hàn kém giàu hơn ba nước thuộc châu Á kê trên (hạng 35). Còn Úc; Đức là quốc gia người Việt từ trong nước khá ưa chuộng chỉ đứng hạng 13 và 14 dựa trên các tiêu chuẩn đề cập ở trên thì chuyện csVN chẳng biết đánh giá theo kiểu gì nếu có kẻ nào từ trong nước tuyên bố vì lý do nào đó là VN «thế này, thế kia, có tự do nhân quyền, có tự do tôn giáo, kinh tế và môi trường tốt, đời sống người dân được bảo vệ an toàn … » thì đúng là chuyện lạ, nếu bình tâm đối chiếu với hình ảnh phổ biến trên internet hay Facebook … và khách quan so sánh «đa diện» với các quốc gia trong bảng xếp hạng của Viện Legatum/ Anh quốc!



* Lê Ngọc Châu

No comments:

Post a Comment