Những
nước cờ sắp xếp lại trật tự thế giới của Tổng Thống Mỹ Donald Trump
Trần Đình Thu
Xuất thân từ một nhà buôn, hoàn toàn không có chút kinh nghiệm chính
trường nào, ông Trump khiến nước Mỹ và cả thế giới lo lắng đến nghẹt thở khi
ông lên nắm quyền. Ranh giới giữa một thiên tài chính trị và một kẻ ngông cuồng
chính trị đôi lúc khó đoán định. Nhưng ông dần chinh phục thế giới qua những
nước cờ lạ.
1.
Sai lầm của Obama và nước cờ chính của ông Trump:
Trên bình diện một quốc gia thì cần một chính phủ cầm quyền, trong đó có
người lãnh đạo có quyền lực cao nhất thì quốc gia đó mới ổn định. Ở bình diện
thế giới cũng vậy, phải có một nước mạnh nhất nắm giữ quyền lực thì thế giới
mới ổn định.
Và điều quan trọng, nước mạnh nhất thế giới ấy cần phải phát triển nhất
thế giới thì thế giới mới phát triển theo. Còn nếu nước mạnh nhất thế giới bao
gồm những kẻ du mục như thời đại Thành Cát Tư Hãn thì là đại họa.
Với tiêu chí ấy có lẽ không có nước nào xứng đáng hơn là nước Mỹ trong
thời đại ngày nay.
Nước Mỹ nên và phải là nước mạnh nhất
để thống trị toàn thế giới.
Thế nhưng trong các chính sách của các đời tổng thống Mỹ trước đây, nhất
là của tổng thống Obama, đều bỏ qua nguyên tắc tối quan trọng này. Các chính
sách kinh tế của nước Mỹ dưới thời Obama dần làm cho nước Mỹ suy yếu đi và
Trung quốc dần mạnh lên. Đó không chỉ là tai họa cho nước Mỹ mà còn là tai họa
cho toàn nhân loại.
Trung quốc, một nước có dân số quá lớn, đa số người dân có mức sống
trung bình hoặc dưới trung bình của thế giới, nếu trở thành một nước mạnh nhất
thế giới, thì nước này sẽ thực hiện một cuộc đại xâm lăng để vơ vét tài nguyên
về nuôi người dân của họ. Điều đó sẽ khiến toàn thế giới lâm vào cảnh điêu đứng
ít nhất là cả thế kỷ tới cho đến khi toàn bộ hơn một tỷ người Trung hoa trở nên
giàu có.
Donald Trump đã nhìn thấy điều đó khi ông còn là một nhà kinh doanh.
Nhưng vì là một nhà kinh doanh nên ông không thể thuyết phục các nhà lãnh đạo
Mỹ nghe theo ông. Vì thế ông phải quyết tâm trở thành tổng thống Mỹ để đưa nước
Mỹ trở lại vị trí cường quốc số 1 thế giới và hạ Trung quốc xuống ít nhất là vị
trí thứ 3 sau Nga.
Đó là lý do mà ông thân Nga và tuyên chiến thương mại với Trung quốc.
2.
Chính sách mềm dẻo với Hồi giáo cực đoan:
Nhiều người nhầm lẫn khi cho rằng ông Trump tuyên chiến với thế giới Hồi
giáo khi ông thực hiện chính sách “bế quan tòa cảng” với 6 nước Hồi giáo. Thật
ra đó chỉ là nước cờ đầu tiên của ông. Chính sách xuyên suốt của ông với thế
giới Hồi giáo cực đoan có lẽ là giảm nhiệt hơn là đối đầu. Về mặt sâu xa, thế
giới Hồi giáo và nước Mỹ không có mâu thuẫn quyền lợi sâu sắc mà tất cả chỉ do
tâm lý ghét Mỹ vô cớ được phát động bởi một số cá nhân trong đó có Bin Laden.
Cho nên sau lệnh xiết nhập cảnh với công dân 6 nước Hồi giáo như là một biện
pháp hành chính tạm thời, ông bắt đầu biện pháp xoa dịu mà mở đầu là với
Taliban. Tôi nghĩ với Hồi giáo cực đoan, ông Trump sẽ không gặp nhiều khó khăn
để đạt tiếng nói chung.
3.
Thân Nga để dàn xếp vị trí số 1 và số 2
Là một nước có dân số chỉ 150 triệu người nhưng có diện tích rộng nhất
thế giới với nguồn tài nguyên giàu có, người dân có mức sống khá cao, tiềm lực
quân sự mạnh, đặc biệt chế độ chính trị đã chuyển đổi, không còn như Trung
quốc, nên thật lý tưởng nếu Nga trở thành đồng minh của Mỹ và đứng ở vị trí số
2. Tôi cho rằng Đảng Dân Chủ của Mỹ và một số thành viên trong Đảng Cộng Hòa
như ông McCain vừa bảo thủ vừa thiển cận khi liên tục công kích chính sách thân
Nga của ông Trump. Nga dù là một nước thường hay phủ quyết Mỹ trong Hội đồng
bảo an Liên Hợp Quốc nhưng đó chỉ là tâm lý của một nước muốn Mỹ công nhận hơn
là chống đối Mỹ.
Tôi hoàn toàn tin rằng Nga có nhúng tay vào trong cuộc bầu cử tổng thống
Mỹ nhưng điều ấy chỉ tốt cho Mỹ mà thôi. Tôi giả sử nếu bà Hilary đắc cử tổng
thống Mỹ thì nước Mỹ sẽ tiếp tục là một nước bạc nhược và chưa biết điều gì sẽ
xảy ra khi Trung quốc ngày càng vươn lên với giấc mộng bá chủ của mình.
4.
Quyết liệt với Trung quốc vì sự sống còn của nước Mỹ và thế giới:
Trung quốc là nước có nguy cơ gây mất ổn định thế giới chứ không phải là
Nga hay các nước Hồi giáo. Với giấc mộng muốn chinh phục thế giới, Trung quốc
có thể lôi kéo một số nước vào cuộc chiến tài nguyên và lãnh thổ. Và như đã nói
với dân số quá đông, nước này như một con tàu há mồm muốn nuốt chửng tài nguyên
thế giới để thỏa mãn cơn đói của mình.
Điều đáng ngạc nhiên là ông Trump không hề nhắc đến cuộc chiến thương
mại với Trung quốc khi tranh cử. Vì sao như vậy?
Theo tôi đây là một sự khôn khéo của ông Trump, vì công bố ý định này sẽ
là con dao hai lưỡi quá nguy hiểm cho chiếc ghế tổng thống mà ông muốn nắm giữ.
Cho đến bây giờ nước Mỹ vẫn còn lo sợ cuộc chiến thương mại với Trung quốc
huống gì những ngày ông còn tranh cử. Tuy nhiên vấn đề này ẩn trong lời hứa
“Đưa nước Mỹ vỹ đại trở lại” mà ông không nói rõ sẽ làm thế nào để đưa nó vỹ
đại.
Trong một dịp khác tôi sẽ viết sâu hơn về vấn đề Mỹ và Trung quốc.
....
Trần Đình Thu
No comments:
Post a Comment