Ý
nghĩa của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
và bài «Tiếng Gọi Công Dân»
và bài «Tiếng Gọi Công Dân»
Ls. Lê Duy San
Đã có cả hàng chục bài viết về lịch sử, ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
(quốc kỳ của VNCH) và bài «Tiếng Gọi Công
Dân» (quốc ca của VNCH) cùng nhiều bài tranh luận có nên treo Cờ Vàng Ba
Sọc Đỏ và hát bài Tiếng Gọi Công Dân trong các buổi sinh hoạt cộng đồng của
người Việt tỵ nạn Cộng Sản hay không. Nhiều bài viết rất là công phu và giá trị
như bài «Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam»
của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhưng chính giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng công
nhận: «Viết bài này, tác giả chỉ có mục
đích trình bầy một số dữ kiện lịch sử xác thật về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam…»
Còn hầu như chưa có bài nào viết thật rõ ràng và ngắn gọn về ý nghĩa của Cờ
Vàng Ba Sọc Đỏ và bài «Tiếng Gọi Công Dân»
để người Việt hiểu rõ, nhất là trong giai đoạn hiện tại, và tại sao chúng ta,
những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, cần phải tôn kính và vinh danh mỗi
khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.
1/
Lịch sử và ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài «Tiếng Gọi Công Dân» trước 1975.
a/ Lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài «Tiếng
Gọi Công Dân»
Có thể nói, trước ngày quân đội Nhật lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp ở
Đông Dương vào ngày 9/3/1945, Việt Nam chưa hề có quốc kỳ và quốc ca. Ngày
17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, lá cờ Quẻ Ly (sọc vàng ở
giữa đứt đoạn làm hai) được chấp nhận là quốc kỳ của Việt Nam. Có thể nói đây
là lá cờ đầu tiên của Việt Nam. Nhưng trên thực tế, lá cờ này chỉ đại diện cho
nhân dân Việt Nam 2 miền Bắc và Trung mà thôi, vì nhà cầm quyền quân sự Nhật
chưa chịu trả Nam Kỳ cho triều đình Huế. Mãi tới ngày 14/8/1945, tức sau khi
chính phủ Nhật đã đầu hàng Đồng Minh được 4 ngày (ngày 10/8/1945), lá cờ quẻ ly
mới thực sự đại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam và bản Quốc Ca
Việt Nam là bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông của Nhạc Sĩ Hùng Lân.
Thời gian tồn tại của lá quốc kỳ Quẻ Ly và bài quốc ca Việt Nam Minh
Châu Trời Đông qúa ngăn ngủi, vì 5 ngày sau tức ngày 19/8/1945, chính phủ Trần
Trọng Kim đã bị Việt Minh tức Hồ Chí Minh, tay sai của Cộng Sản đệ tam quốc tế, cướp chính quyền, và quốc kỳ được thay thế bằng Cờ Đỏ Sao Vàng, là cờ đảng của
đảng Cộng Sản Việt Nam (1), và quốc ca được thay thế bằng bài «Tiếng Quân Ca» của Văn Cao.
Sau khi cướp được chính quyền, ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông Hồ Chí Minh
đã ký Hiệp Định Sơ Bộ Pháp-Việt với Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa
Pháp, rước quân đội Pháp vào để rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia (2),
ông Hồ Chí Minh mới mở cuộc chiến chống Pháp để giành chính nghĩa. Chiến tranh
Việt (Việt Minh) Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/46. Pháp chiếm hầu hết các thành
phố của cả ba miền Trung Nam Bắc, Việt Minh phải rút ra hậu phương để kháng
chiến. Sau hơn 2 năm đánh nhau với Việt Minh, người Pháp thấy không thể chiến
thắng nên đã liên lạc với Hoàng Đế Bảo Đại để trao trả quyền độc lập cho VN
nhưng vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp (3). Ngày 2/6/1948, chính phủ lâm thời
Việt Nam ra đời do tướng Nguyễn Văn Xuân chủ tọa, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ do họa
sĩ Lê Văn Đệ đề nghị được chấp nhận làm quốc kỳ và lấy bài Tiếng gọi Thanh Niên
của Lưu Hữu Phước (4) được đổi tên là Tiếng Gọi Công Dân đã được chấp nhận làm
quốc ca của quốc gia Việt Nam.
Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước thành lập chính phủ và lập nên
nền đệ Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết định giữ lại
bài Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau:
Này
công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Ðồng
lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
Vì
tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm
sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu
cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù
nước lấy máu đào đem báo.
Nòi
giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người
công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng
tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang
tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công
dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công
dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát
cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
Xứng
danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.
Có nhiều người chỉ trích việc dùng bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu
Phước là một người theo Cộng Sản. Thực ra thì bài Tiếng Gọi Công Dân chỉ mượn
Nhạc, còn Lời thì đã thay đổi gần như khác hẳn. Hơn nữa, khi làm bài Tiếng Gọi
Thanh Niên, Lưu Hữu Phước chỉ là một sinh viên với lòng yêu nước nhiệt thành,
ông chưa hề gia nhập một đảng phái nào, kể cả đảng Cộng Sản Việt Nam.
b/ Ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài «Tiếng
Gọi Công Dân».
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì:
«…quan niệm cổ của dân tộc Việt
Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên
hai màu này rất hợp với nhau…, ba sọc đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một
mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ
mọc lên được».
«…nền vàng tượng trưng cho quốc
gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Vậy, ba
sọc đỏ nằm trên nền vàng hàm ý là nước Việt Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt
Nam gồm người của cả ba kỳ».
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là Quốc Kỳ và
Quốc Ca của Việt Nam, mà còn là biểu tượng cuả một nước có tự do và dân chủ và
đã được tất cả các nước trên thế giới trong khối tự do dân chủ công nhận. Còn
Cờ Đỏ Sao Vàng và bài Tiến Quân Ca chỉ được những nước độc tài chuyên chính
trong khối Cộng Sản công nhận mà thôi.
Trong gần 30 năm, từ 1948 đến 1975, người dân VN tự do cũng như người
lính VNCH chống Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh không biết bao xương máu không
phải là để bảo vệ cho một chủ nghĩa hay một chủ thuyết nào mà chỉ là để bảo vệ
cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Vì thế ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và
bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng cho quốc kỳ và quốc ca của
Việt Nam, mà còn là biểu tượng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, cho nguyện vọng
tốt đẹp của quốc gia, dân tộc. Biểu tượng Cờ Đỏ Sao Vàng và bài Tiến Quân
Ca của Việt Cộng trái lại, nó là biểu tượng chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ
nghĩa tam vô: vô tổ quốc, vô tôn giáo, vô gia đình, và học thuyết Mác Lê, một
học thuyết chuyên chính vô sản. Bởi vậy, những kẻ chiến đấu dưới lá Cờ Đỏ Sao
Vàng, dưới bài Tiến Quân Ca không phải là chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân
Quyền, cho quốc gia dân tộc, mà là chiến đấu cho đảng Cộng Sản, cho chủ nghĩa
Mác Lê.
2/
Tại sao phải tôn kính và vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài «Tiếng Gọi Công Dân».
a/ Để nêu cao chính nghĩa của người Việt
quốc gia.
Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc VN đã phải bỏ hết cả nhà cửa
ruộng vườn chạy trốn Việt Cộng để di cư vào Nam với 2 bàn tay trắng cũng chỉ vì
muốn được hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền của chính quyền miền Nam Việt Nam, tức chính quyền quốc gia VN, mà biểu tượng là lá cờ Vàng với ba sọc đỏ.
Suốt 20 năm cuộc chiến VN từ 1954 tới 1975, Việt Cộng mà biểu tượng là
lá cờ máu (đỏ) với ngôi sao vàng, đi tới đâu là đồng bào VN chạy khỏi đó và tìm
tới vùng có lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tức vùng quốc gia để được bảo vệ và che chở.
Hàng triệu quân dân cán chính của VNCH đã phải bỏ mình cũng vì để bảo vệ
cho lá cờ Vàng ba sọc đỏ tức bảo vệ cho người dân miền Nam VN được Tự Do, Dân
Chủ và có Nhân quyền.
Năm 1975, Việt Cộng xóa bỏ Hiệp Định Ba Lê và cưỡng chiếm miền Nam, lại
một lần nữa, hơn một triệu người Việt bỏ hết cả tài sản, nhà cửa, ruộng vườn ra
đi với 2 bàn tay trắng để tìm tự do và trong số này cũng có tới vài trăm ngàn
người đã chìm xâu dưới lòng đại dương cũng vì 2 chữ tự do.
b/ Để giữ vững căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản
Sau năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà không còn, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng
như bài Tiếng Gọi Công Dân không còn là biểu tượng cho Quốc Kỳ và Quốc Ca của
nước Việt Nam nữa. Nhưng trong lòng mọi người, dù đã bỏ nước ra đi hay hãy còn
ở lại trong nước, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân vẫn là biểu tượng
của Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
Chúng ta bỏ nước ra đi vì không muốn sống dưới chế độ tàn ác, phi nhân
của Cộng Sản Việt Nam. Các quốc gia tự do trên thế giới nhận cho chúng ta nhập
cư cũng vì tư cách tị nạn chính trị của chúng ta. Vì thế, là người Việt tỵ nạn
Cộng Sản, chúng ta cần phải bảo vệ tư cách này bằng cách tôn kính và vinh danh
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ VNCH) và bài Tiếng Gọi Công Dân (quốc ca VNCH) mỗi
khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng lý tưởng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, không những là căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng sàn, nó còn là biểu tượng để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Gia và Cộng Sản. Một buổi họp có tính công cộng mà không treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, không hát bài Tiếng Gọi Công Dân thật khó lòng biết rõ đó là buổi họp của người quốc gia hay của bọn Cộng Sản.
Bởi vậy, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta tuyệt đối không những
không tham dự những buổi họp công cộng không có treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát
bài Tiếng Gọi Công Dân mà còn có bổn phận phải tẩy chay và thông báo cho mọi
người biết để xa lánh.
Trên thế giới nhiều nước đã ra nghị quyết vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, nhất là tại Hoa Kỳ. Trong bài «Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam» cố giáo sư
Nguyễn Ngọc Huy nói: «Hiện nay, quốc kỳ
nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam,
nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho
nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhơn và
nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu
tượng của phía người Việt Nam chống lại Cộng Sản. Không biểu tượng nào khác có
thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng quốc
kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia
Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách
Cộng Sản».
Tóm lại, mặc dầu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng như bài Tiếng gọi Công dân, kể
từ 30/4/1975, không còn là biểu tượng quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam nữa,
nhưng đối với người Việt tỵ nạn Cộng sản, nó vẫn biểu tượng cho tự do, dân chủ,
nhân quyền, cho căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Nó là bằng chứng để
phân biệt người quốc gia với người Cộng Sản.
Không phải chỉ có người Việt tỵ nạn Cộng Sản, những miền Nam, đã sống
dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà và được hưởng những ân huệ của chế độ Việt Nam
Cộng Hòa, mới trân qúy, bảo vệ và mong muốn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ có ngày lại đại
diện cho nước Việt Nam, mà ngay cả những người sinh ra dưới chế độ Cộng Sản và
được dậy dỗ bởi Cộng Sản cũng mong muốn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ có ngày tung bay
khắp vùng trời Việt Nam. Trong bài «Còn
Cờ Đỏ Sao Vàng Thì Không Bao Giờ Có Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc» đăng trong
tờ báo chui trong nước, tờ «Báo Sinh Viên
Yêu Nước», tác giả Lê Trung Thành, một sinh viên du học tại Đài Loan nói «lá cờ vàng ba sọc đỏ chắc chắn sẽ lại tung
bay ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam».
Mọi sự lạm dụng cũng như khinh thường Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi
Công Dân của những kẻ vô ý thức cần phải được kết án nghiêm khắc.
Ls. Lê Duy San
------------------------------------------
Chú thích.
(1) Thực ra thì cờ
đảng của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng là lá cờ Búa Liềm như cờ của Cộng Sản Nga,
Cộng Sản Tầu. Nhưng vì muốn lưà gạt nhân dân và các đảng phái quốc gia nên
chúng chọn Cờ Đỏ Sao Vàng. Khi cướp được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng
Kim, chúng đã áp đặt lá cờ Đỏ Sao Vàng thành quốc kỳ VN.
(2) Hiệp định bao gồm
các điểm chính sau đây:
Chính phủ Pháp công
nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông
Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài
chính riêng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay
thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân
Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.
(3) Ngày 8/6/1948
trên một chiến hạm bỏ neo tại Vịnh Hạ Long, Cao ủy Bollaert, đại diện chính phủ
Pháp và Nguyễn Văn Xuân, thủ tướng Chính phủ Trung ương Quốc Gia Lâm thời, đã ký
thỏa ước Vịnh Hạ Long. Pháp nhìn nhận VN độc lập và tự do thực hiện sự thống nhất
quốc gia. Đến ngày 8/3/1949, tại Dinh tổng thống Pháp (Điện Elysée), cựu hoàng
Bảo Đại và TT Vincent Auriol ký Hiệp ước Elysée. Pháp chính thức nhìn nhận VN
là một quốc gia độc lập, thống nhất, thuộc khối Liên Hiệp Pháp (Vũ Quốc Thúc, «Thời Đại Của Tôi»)..
(4) Bài Tiếng Gọi
Thanh Niên của Lưu Hữu Phước như sau:
Này sinh viên ơi! Ðứng
lên đáp lời sông núi!
Ðồng lòng cùng đi, đi, mở
đường khai lối.
Vì non sông nước xưa,
truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng
nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương
trong sáng,
Ðừng tiếc máu nóng, tài
xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó
làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững
lòng chi sá.
Ðường mới kíp phóng mắt
nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên
ai đó can trường.
(Ðiệp
khúc)
Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
Này sinh viên ơi! Dấu xưa
vết còn chưa xoá!
Hùng cường trời Nam, ghi
trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan,
thành công Nam tiến luôn,
Bình bao phen Tống
Nguyên, từng ca câu khải hoàn.
Hồ Tây tranh phong oai
son phấn,
Lừng tiếng Sát Thát Trần
Quốc Tuấn.
Mài kiếm cứu nước nhớ
người núi Lam,
Trừ Thanh, Quang Trung
giết hằng bao đám.
Nòi giống có khí phách từ
xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang, ta
thắp hương nguyền.
(Trở
lại điệp khúc)
Này sinh viên ơi! Muốn đi
đến ngày tươi sáng,
Hành trình còn xa, chúng
ta phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài
cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng
son cho giống dòng.
Là sinh viên vun cây văn
hoá,
Từ trước sẵn có nhiều hoa
lá.
Ðời mới kiến thiết đáp
lòng những ai
Hằng mong ta ra vững cầm
tay lái.
Bền chí quyết cố gắng làm
cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam
cho đến muôn đời!
(Trở
lại điệp khúc)
No comments:
Post a Comment