Sự
dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam
(http://www.wnd.com/2015/03/medias-vicious-lies-on-vietnam-finally-exploded/;
http://www.danlambaovn.blogspot.com)
http://www.danlambaovn.blogspot.com)
Chelsea Schilling
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm
1960. Nào là hình chụp giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay
tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa
đường, toàn thân bị cháy do bom napalm… Ðó là những hình ảnh của cuộc chiến
Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy
lâu.
Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông
Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em. Ðồng minh
của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc
bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả
nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để
cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.
Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhản
khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng
bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng
như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này?
Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can
đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề: «Ride the Thunder: A Vietnam War Story of
Victory and Betrayal,» tạm dịch là «Lội
ngược dòng oan nghiệt: Sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại
Việt Nam,» trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 Tháng Ba năm 2015. Bộ
phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh
thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản,
điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.
Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ
lừa phỉnh!
Botkin cho tạp chí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: «Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam
cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ
nhị thế chiến.» Botkin còn cho biết thêm: «Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập
nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí
bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16
Tháng Ba năm 1968.»
Botkin khẳng định: «Chúng ta cần
phải nhìn lại vấn đề cho công bằng, không thể thiên lệch như vậy.» Sau khi
cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, Tổng Thống Nixon đã phải thở dài mà
thừa nhận rằng: «Không có sự kiện nào
trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt
Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh
giá thiên lệch.»
Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam
như: «Apocalypse Now,» «The Deer Hunter,» «Good Morning, Vietnam,» «Rambo,»
… hay «Full Metal Jacket» cũng chỉ là
những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được
những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm
khi đối đầu trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản.
Nhà làm phim Botkin nói: «Giới
truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại VN đã bị lừa để đẩy
vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã
hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí
mà thôi. Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng
Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham
nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp.»
Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách «Lội ngược dòng oan nghiệt» («Ride the Thunder») để rồi từ đó, cuốn
phim tài liệu này được dựng lên, sau khi đích thân ông đi điều nghiên tại những
nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, đều khẳng định
rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là
hoàn toàn sai! Botkin giải thích như sau: «Cuốn
phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi những lầm lạc về cuộc
chiến Việt Nam do truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người
lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là
thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là
chính đáng.»
Vào thập niên 1970, theo chương trình «Việt Nam Hóa Chiến Tranh» của Tổng Thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa
phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện
có thật bị lãng quên và chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố
vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân theo kế hoạch tổng
tấn công vào mùa Hè năm 1972, nhằm cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ
bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập.
Người thật việc thật – cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại
Ðông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn
toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy
Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ. Sự
kiện anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy
Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng Sản Việt Nam như bị bỏ đói
và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư tòa án xét xử) gọi
là trại «học tập cải tạo.»
Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung
Tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông Bình là
diễn viên Joseph Hiếu. «Chúng tôi mở đầu
bằng hình ảnh ông Bình trong trại tù tập trung “học tập cải tạo” rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó
của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam
sau Ðệ Nhị Thế Chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những
người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.»
Trung Tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong
quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị
thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt.
Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star. Botkin
giải thích thêm: «Khi chúng ta tham chiến
tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá
Bình thì đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của Trung
Tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt
Nam là chính nghĩa và cần thiết.» Khi cuộc chiến đến hồi kết thúc, hàng
triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng Sản.
Bao nhiêu người bị bỏ tù hoặc bị tử hình.
Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị
nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền Nam
tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt sinh sống
mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, cựu chiến binh, thuyền nhân;
trong ấy có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County.
Botkin tâm sự thêm: «Ðối với những
người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà
họ chịu đựng không phải chỉ là để kiếm tiền mà là thể hiện lên nỗi lòng u uất
của kẻ mất nước, cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sư thật. Họ chống Cộng
tới cùng. Họ chống Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân
nhân của họ hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và
sẵn sàng bỏ tất cả để có được tự do. Tôi đã bị buộc phải nhìn thẳng vào sự thật
với lòng cảm thông kính trọng họ.» Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng
theo nhà làm phim theo Botkin, đã giúp toàn khối Ðông Nam Á và Á Châu né tránh
được thảm họa Cộng Sản vốn lúc ấy đang lây lan mạnh, cũng như để họ có hòa bình
ổn định và phát triển.
Botkin nói: «Khi chúng ta đổ bộ
lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippines, Mã Lai,
Indonesia và Thái Lan. Bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã
nghe đã thấy, sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp trì hoãn sự bành
trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có
thời giờ chấn hưng và phát triển để có thể đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng
của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, nếu không có nỗ lực của
người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như
ngày nay.» «Và đối với nước Mỹ chúng
ta ngày nay,» Botkin bàn thêm, «Chúng
ta đang loay hoay tìm lại chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta
nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền
thông Mỹ gây ra) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân
loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới.»
Rồi ông Botkin khẳng định: «Chúng
ta đã cứu thế giới vào thời Ðệ Nhị Thế Chiến, chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm
họa Cộng Sản cũng như đã cố giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở
nơi này.»
(26.5.2017)
Chelsea Schilling
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
No comments:
Post a Comment