Ai
Khôn hơn ai?
Đông Triều
Buổi trưa hè có ba chú trẻ, cải vã dành nhau vì cái Khôn, chú nầy bảo
tao Khôn hơn mầy, chú kia bảo tao Khôn hơn, còn chú thứ ba thì không nói năng
gì hết, Thế là hai chú thách thức nhau ra bờ sông hái sung, nếu ai hái được
nhiều thì người ấy Khôn… Vừa thấy cây sung ở bờ sông hỏi ai hái trước, chú thứ
nhất bảo chú thứ hai tao cho mầy hái trước nhưng tao đếm từ một tới hai mươi là
hết, phải xuống. Khi tao lên hái thì mầy cũng đếm, coi thứ ai hái nhiều hơn… Còn
chú thứ ba chỉ việc nằm ngữa mặt lên trời há miệng chờ sung rụng. Chú thứ hai
treo lên cây hái trái được một bọc lớn thì đã đếm hết. chú thứ hai bắt đầu đếm,
thế là chú thứ nhất trèo lên cây, dùng hết sức mạnh của đôi chân rung cành cây
sung, sung rụng nhiều vô số kể… Chú thứ ba chỉ há miệng chờ sung rụng vào miệng
chỉ có việc ăn mà thôi… Ai Khôn hơn ai? Khôn cũng chết, Dại cũng chết, Biết
không chết…? Không biết câu nói nầy có tự bao giờ mà dân gian cứ truyền khẩu
mãi.
Trong đời sống con người, người Khôn ngoan lanh lợi biết nắm bắt thời cơ,
để hành động thì rất dể dàng đạt được thành công, có nhiều cơ may trên mọi
phương diện. Còn người Dại khù khờ chậm chạp hay thất bại và chịu nhiều thua
thiệt. Người đời cũng hay nói; Khôn quá hóa ra Dại, cho nên Khôn, Dại đều chết,
chỉ có người Biết thì mới sống.
Nếu con người Khôn ngoan sắc xảo, lường gạt dể gây thù chuốc oán, còn
Dại sẽ bị lợi dụng và bị phản bội dể trở thành một con vật hy sinh để tế thần
như; chuyện ở Việt Nam, an ninh trật tự là của cảnh sát, công an, vì bọn chúng
có ăn lương, ăn hối lộ, ăn tiền bảo kê thì có ăn thì có chịu, vì sao có hai
người vì muốn nổi danh là Hiệp sĩ, liều mạng chết thế cho bọn chúng Khôn quá
hóa Dại. Thế thì Biết như thế nào để tránh những thảm họa đó mà tìm cho mình có
một lối sống an lành. Trong luận ngữ của Khổng Tử có nói về chữ Biết; Khổng Tử
dạy Trọng Do; «Anh Do, ta dạy cho anh học
nào là Biết, Biết được điều gì thì nhận là Biết, không Biết thì nói là không
Biết, như vậy là Biết…» Nếu là một con người thật thà thẳng thắn nên phủ
nhận điều gì mình Biết thì nói Biết, còn không biết thì đừng có tày hay bảo ta
cái gì cũng Biết «Biết thì thưa thì thốt,
không Biết thì đứng dựa cột mà nghe».
Đời sống con người rất là nhiều chuyện, chuyện to, chuyện nhò, nhưng cái
Biết thì vô biên. Cũng như; trong binh pháp «Biết địch, Biết ta thì trăm trận trăm thắng». Biết địch, Biết ta để
mà sống. Khổng Tử đã nói rằng; «Đừng lo
người ta không Biết mình, chỉ lo cho mình không Biết người ta». Khi Biết
người thì ta phải tự xét về mình, thận trọng trong lời nói và hành động, để
tránh khỏi những lỗi lầm đáng tiếc. Không Tử đã dạy rằng làm người nên nhớ 9
điều Biếi như sau; -
1- Lúc nhìn, phải xem xét đã nhìn rõ chưa
2- Lúc nghe, phải xét xem đã nghe đúng chưa
3- Về sắc mặt, xét xem thần sắc có ôn hòa không
4- Về dáng dấp, xét xem có khiêm cung không
5- Lúc nói năng, xét xem có thành thực không
6- Lúc giải quyết công việc, xét xem có nghiêm túc không
7- Có điều nghi ngờ, xét lại coi đã thỉnh giáo người khác chưa
8- Lúc phẫn nộ, có nghĩ tới hậu quả xấu liên lụy đến người thân chưa
9- Đạt được điều gì, phải xét xem có thích ứng không.
Theo lời của Khổng Tử, con người
được chia ra làm hai hạng, người cao quý giàu sang, người thấp kém nghèo khổ. Người
cao sang Biết kỷ cương thường hay sống theo luân thường đạo lý. Cũng có kẻ tiêu
nhân, lòng dạ sống hẹp hòi, chỉ Biết quyền lợi về mình mà bất kể đến người khác.
Người Biết thường hay xả thân hành động việc làm rồi mới nói. Người Biết trông
mong ở mình còn kẻ tiểu nhân thường trông mong ở người khác. Người Biết sống
với mọi người không kết thân thành bè đảng vì nhu cầu danh lợi. Còn kẻ Khôn thì
kết bè kết đảng để mưu cầu danh lợi, Khôn quá hóa ra Dại. Người Biết thời, Biết
thế, Biết thiên cơ định mệnh để mà sống với mọi người cho hợp lẻ đạo lý. Cái
Biết của con người là phải Biết đạo làm người; Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, cái Biết
nầy về đời sống tinh thần là tương quan sống với mọi người, làm gì cũng hợp lẻ
tự nhiên của thiên mệnh thì hợp lẻ sống với mọi người, Biết người Biết ta thì
cuộc sống không vọng động, Cái Dại, cái Khôn và cái Biết dân gian có câu; «Ta Dại, ta tìm nơi vắng vẻ, người Khôn người
đến chốn lao xao». Ai Khôn hơn ai? Khôn, Dại, Biết chỉ do sự suy tư tương
đối và hàm chứa ẩn ý khác nhau, trong đời sống của mọi người.
Đông Triều
No comments:
Post a Comment