Nhân quyền bóp chặt:
‘Người dân là những người thua cuộc lớn nhất’
‘Người dân là những người thua cuộc lớn nhất’
Ánh Liên
(VNTB) − Quả thật, nhân quyền đang bị bỏ rơi, không chỉ bởi chính quyền Mỹ, mà cả
đối với người dân. Có vẻ như ‘dân chủ’ là món ăn mà người dân chưa thực sự sẵn
sàng để ‘ăn’ và ‘trả giá’ để ăn.
Ông Nguyễn Văn Đài bị kết án 5 tháng 4 tại Việt Nam.
(Lâm Khánh / AP)
(Lâm Khánh / AP)
Việt Nam đang có
những tiếng nói bất đồng quan điểm!
Tờ Washington post ngày
15.04 đã đăng tải bài viết với tựa đề: Việt nam đang có những tiếng nói bất
đồng quan điểm.
Bài viết
đề cập đến Ls Nguyễn Văn Đài, theo đó 5 năm trước, luật sư Nguyễn Văn Đài đã
đồng sáng lập một nhóm dân chủ ở Việt nam gọi là Hội anh em dân chủ, nhằm nhấn
mạnh cách tiếp cận mới đối với chủ nghĩa hoạt động. Thay vì chỉ là những người
vận động gắn liền với các nguyên tắc dân chủ, các thành viên của họ sẽ nỗ lực
đoàn kết lực lượng bất đồng chính kiến thành một lực lượng lớn hơn, ‘sức mạnh
tập thể’ và dựa trên ‘sự đoàn kết’.
Kết quả,
vào ngày 5.04, tòa án ở Hà Nội đã kết án ông và năm nhà hoạt động khác từ 07
đến 15 năm tù với cáo buộc lật đổ.
Điều này
cho thấy, Việt nam không khoan dung với bất đồng chính kiến và trong những
tháng gần đây đã tăng cường đàn áp những người ủng hộ nhân quyền và thúc đẩy
dân chủ. Nhóm anh em dân chủ đã nói rằng họ đang nỗ lực ‘đấu tranh bảo vệ nhân
quyền được công nhận bởi Hiến pháp Việt nam và các công ước quốc tế’ và ‘thúc
đẩy việc xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, văn minh và công bằng cho Việt
nam.’ Luật sư của họ, ông Lê Luận, nói , ‘Tại phiên toà ngày hôm nay, không có
bằng chứng cho thấy những nỗ lực của bị cáo để lật đổ nhà nước đã được đưa ra.
Các cáo buộc rất vô căn cứ. ‘
Nhiều ngày
sau, một tòa khác ở Thái Bình đã kết án một thành viên của nhóm là ông Nguyễn
Văn Túc, 13 năm tù với cùng cáo trạng.
Việt nam
vẫn bị kìm hãm trong chủ nghĩa Stalinist - khi phủ nhận quyền đối với người
dân, bao gồm các blogger, những người phê phán chính phủ trên mạng xã hội trực
tuyến.
Năm 2016,
Hà nội đã bắt giữ một blogger nổi tiếng là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết
dưới cái bút danh Mẹ Nấm và đồng sáng lập một mạng lưới các blogger độc lập.
Tổ chức Ân
xá Quốc tế cho biết, hiện có 97 tù nhân lương tâm ở Việt nam, bao gồm các luật
sư, blogger, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động vì môi trường và các
nhà vận động dân chủ.
Trong bài
kết, Washington Post cho biết: ‘Người dân là những người thua cuộc lớn nhất.’
Quả thật,
nhân quyền đang bị bỏ rơi, không chỉ bởi chính quyền Mỹ, mà cả đối với người
dân. Có vẻ như ‘dân chủ’ là món ăn mà người dân chưa thực sự sẵn sàng để ‘ăn’
và ‘trả giá’ để ăn.
Hãy xem
phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Đài, những gương mặt 'trong một cuộc tuần hành ngắn
ngủi trên đường ra dự toà' là những gương mặt quen thuộc trong giới đấu tranh
và người dân nghiễm nhiên không quan tâm họ, chỉ nhìn và lướt qua. Phiên xử ông
Nguyễn Văn Túc kín tiếng hơn, và không ai tuần hành ngoài sự phản đối ít ỏi trên
mạng.
Nếu tìm
kiếm từ khóa ‘Nguyễn Văn Đài’ hay ‘Nguyễn Văn Túc’ hay ‘Hội anh em dân chủ’
trên mạng xã hội, thì toàn bộ những bài viết chứa đựng từ khóa này đến từ thành
viên nhóm Hội Anh em dân chủ, và số nhà hoạt động. Rất ít những biểu thị hoặc
bài viết liên quan đến những nhân vật này ở số đông không-phải nhà-hoạt-động.
Những tin
tức phản ánh về việc gia tăng nặng hình phạt trên các trang thông tin lớn như
trang Việt ngữ BBC cũng có phần lớn phản đối từ những nhà hoạt động.
Không
biết, không muốn biết, không có sự quan tâm dường như là mô tả thực trạng suy
nghĩ cảm quan của người dân Việt đối với hoạt động đấu tranh nhân quyền. Những
cánh chim đơn lẻ trở thành mô tả đầy đủ nhất, phản ánh thuộc tính trước – trong
và sau phiên tòa của chính những nhà đấu tranh. Họ thiếu một sự quan tâm của
những người dân trong nước. Dù rằng, chính họ đang đòi quyền ‘được nói, được
suy nghĩ và được thực hành’ trong đời sống dân sinh.
Và có lẽ
chính vì thiếu sự ủng hộ đó, nên nhà nước mới thẳng tay bắt bớ và giam cầm. Điệp
khúc bắt-thả nay trở thành bắt-phạt nặng, và trong không gian xã hội ấy, sự
kiện phiên tòa xử nhân quyền như một tiếng chuông vang, vang lên trong không
gian cực kỳ im lặng, và sớm chìm vào im lặng.
Đúng như
Washington Post nhận xét, suy cho cùng thì ‘Người dân họ là những người thua
cuộc lớn nhất’, bởi họ thiếu sự nhận thức, thiếu sự đồng hành, và nhân quyền vì
thế bị bóp méo. Và chính bản thân họ sẽ phải trả giá vì sự bóp méo đó, khi
quyền con người của họ bị tước đoạt trong hiện tại, lẫn tương lai.
Câu chuyện
‘người dân thua cuộc’ cũng chính là biểu hiện của một xã hội im lặng, một sự
thông đồng đáng sợ trước quyền lực. Một xã hội chửi bới nhiều, nhưng thiếu động
lực tiến tới một tiếng nói đấu tranh nhân quyền trong ôn hòa (chứ chưa nói biểu
thị nó bằng cách xuống đường). Và vì vậy, các nhà đấu tranh như ông Nguyễn Văn
Đài cô đơn không khác gì nỗi cô đơn của bậc tri thức cuối thế kỷ 19 như Phan
Châu Trinh. Đó là nỗi cô đơn về sự im lặng và tự chịu thua cuộc của chính người
dân.
No comments:
Post a Comment